1.1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong là các yếu tố phát sinh từ trong nội tại doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Yếu tố bên trong bản thân doanh nghiệp chính là sức sản xuất của lao động. Sức sản xuất của lao động càng tăng thì giá trị sử dụng của hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất càng cao, chi phí sản xuất càng thấp và nhờ đó NLCT càng được nâng lên. Sức sản xuất của lao động bao gồm:
Các yếu tố nguồn lực
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ. Vốn chính là tiền đề đối với các nguồn lực đầu vào khác. Quy mô nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, vốn không chỉ thể hiện sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp mà việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả chính là nhân tố quan trọng để nâng cao NLCT của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực là yếu tố có tính quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy, một doanh nghiệp đảm bảo được số lượng và chất lượng nguồn nhân lực sẽ cho phép quản lý doanh nghiệp tốt, lao động sáng tạo, hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, từ đó có thể mở rộng được phạm vi hoạt động và thị trường, dẫn đến
20
sự phát triển của doanh nghiệp. GS Đỗ Thế Tùng cho rằng: “…một trong những nhân tố quyết định tới NLCT của doanh nghiệp chính là trình độ lành nghề của người công nhân” [48;2]. Trình độ của người lao động có tác động rất lớn đến chất lượng và NLCT của sản phẩm, ảnh hưởng đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đât là một yếu tố tác động trực tiếp tới NLCT của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng đảm bảo cả chất lượng và số lượng lao động.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ là yếu tố quyết định trình độ sản xuất, quyết định năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại, doanh nghiệp sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất, NSLĐ cao, chất lượng sản phẩm tốt, giảm được giá thành sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững. Ngược lại, công nghệ lạc hậu sẽ làm tăng chi phí sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp. Trong trường hợp công nghệ của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường lớn sẽ có nguy cơ bị đóng cửa. Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư cho cơ sở vật chất, hợp lý hóa sản xuất, cập nhật thông tin về công nghệ để đầu tư, đổi mới công nghệ phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải chú trọng đầu tư, nâng cao tay nghề cho người lao động để sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại.
Với tư cách là nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp, các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi về số lượng, về qui mô, mà quan trọng hơn là việc sử dụng một cách hiệu quả.
Trình độ tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế
Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp nói chung cũng như NLCT bên trong của doanh nghiệp nói riêng. Tổ chức, quản lý tốt, kết hợp chặt chẽ các
21
yếu tố của lực lượng sản xuất phù hợp về chất và lượng, tiết kiệm thời gian lao động và nguyên vật liệu, quay vòng vốn nhanh… sẽ tăng hiệu quả kinh tế, nhờ đó tăng NLCT của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức, quản lý được thể hiện ở trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ sắp xếp, tổ chức và quản lý doanh nghiệp, trình độ hoạch định các chiến lược kinh doanh… Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, có tác động mạnh tới việc nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp đều ra sức đổi mới không ngừng tổ chức và quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Đảm bảo đầy đủ các quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế giúp cho doanh nghiệp bảo vệ được uy tín và thương hiệu, duy trì và mở rộng thị phần, theo đó mà nâng cao được NLCT của mình.
Trình độ tổ chức quản lý là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt được mọi việc. Trình độ quản lý giỏi sẽ đảm bảo cho thắng lợi trong kinh doanh tới 70%, 30% còn lại thuộc các yếu tố khác. Các nhà quản lý Nhật Bản đã tổng kết rằng 80% các lỗi trong sản xuất – kinh doanh là do lỗi của quản lý. Điều đó chứng tỏ rằng trình độ quản lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp. Để có dược tổ chức, quản lý tốt cần phải có:
Có bộ máy tổ chức quản lý phù hợp:
Hệ thống tổ chức gọn nhẹ là kiểu tổ chức ít cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi. Hệ thống tổ chức quản lý hiện đại thường là tổ chức theo ma trận, nghĩa là phối hợp nhiệm vụ, kế hoạch giữa các chức năng ngang và chức năng dọc. Việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá cũng căn cứ vào việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đã ghi trong ma trận đó.
22
Ban lãnh đạo giỏi là ban lãnh đạo có kỹ năng chuyên môn; kỹ năng về quan hệ với con người, hiểu biết, thu phục lòng người và kỹ năng quản lý con người; kỹ năng lãnh đạo và quản lý thời gian; kỹ năng nhận thức chiến lược, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh để dự báo và xây dựng chiến lược thích ứng. Đây chính là tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị. Xây dựng được ban lãnh đạo giỏi chính là lựa chọn được CEO ( Chief Executive Office – Giám đốc điều hành) tài năng. GS.TS Hồ Đức Hùng, viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổng kết 10 tiêu chí mới cho một CEO chuyên nghiệp, từ các tham luận tại hội thảo "CEO - Trong thế giới phẳng" ngày 1/10/2006 tại dinh Thống Nhất với sự tham gia của 700 nhà quản lý đến từ 500 doanh nghiệp:
1. Có tầm, biết nhìn xa trông rộng, dự đoán được tương lai, biết cách nắm bắt cơ hội - chấp nhận rủi ro, dám chịu trách nhiệm để đạt mục tiêu sau cùng: lợi nhuận.
2. Có năng lực hoạch định chiến lược, điều hành, đánh giá. 3. Chiến lược suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương.
4. Có phong cách lãnh đạo riêng, chuyên nghiệp gây ảnh hưởng đến cấp dưới, hợp với môi trường nội bộ và đối phó được với bên ngoài.
5. Biết đề cao vai trò nhân viên, biết cách sử dụng và tạo môi trường tốt để thu hút người giỏi về với mình.
6. Luôn đi tìm cái mới, cập nhật, học hỏi liên tục, tìm biện pháp cải tiến-phát triển sản phẩm và quy trình làm việc, đổi mới bản thân.
7. Am hiểu đa lĩnh vực: CEO thời hội nhập cần hiểu biết hầu hết lĩnh vực liên quan đến hoạt động doanh nghiệp.
8. Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các kỹ năng quản lý. Thiết lập cơ chế vận hành hợp lý, phù hợp vị thế, phạm vi hoạt động doanh nghiệp theo từng thời
23 kỳ.
9. Gương mẫu, đi đầu trong doanh nghiệp về tự đào tạo nâng cao trình độ để tăng khả năng lãnh đạo.
10. Xây dựng được văn hoá doanh nghiệp, tạo ra môi trường làm việc thân thiện.
(Nguồn: GS.TS .Hồ Đức Hùng, Hội thảo "CEO - Trong thế giới phẳng")
Có phương pháp quản lý tốt:
Tổ chức quản lý tốt là tổ chức phải áp dụng phương pháp quản lý hiện đại. Đó là các phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo cách tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo phương pháp của quản lý chất lượng như ISO hoặc TQM, …
Có văn hóa doanh nghiệp tốt:
Văn hóa doanh nghiệp tốt bao gồm: có cam kết chất lượng minh bạch giữa doanh nghiệp và xã hội; mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh phải theo pháp luật, có lương tâm và đạo đức trong kinh doanh; tích cực tham gia các hoạt động xã hội; môi trường bên trong và bên ngoài phải xanh – sạch – đẹp và có lối ứng xử văn minh
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược của doanh nghiệp cần phải xác định được những ưu tiên về hoạt động của doanh nghiệp, năng lực và nguồn lực cần phát triển, khách hàng mục tiêu và sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng đó, trên cơ sở đó tạo dựng vị thế cạnh tranh thành công trong ngành và thực hiện mục tiêu đã xác định. Tư duy chiến lược còn thể hiện ở việc doanh nghiệp phải có một sự cam kết lâu dài với các chiến lược và không để các quyết định ngắn hạn ảnh hưởng đến các chiến lược dài hạn. Để đảm bảo khả năng thực hiện thành công các chiến lược, từng đơn vị, bộ phận trực thuộc
24
cũng như từng thành viên trong doanh nghiệp phải hiểu rõ được họ cần phải làm gì để đóng góp vào việc thực hiện chiến lược đó.
Khai thác và tận dụng hợp lý điều kiện tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường.
Các điều kiện tự nhiên là những nhân tố có tác động lớn đến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Ngày nay, thân thiện với môi trường đã trở thành một tiêu chí lớn đối với tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội thi bên cạnh việc tận dụng các điều kiện ưu đãi mà tự nhiên mang lại, các doanh nghiệp cần có các chính sách sử dụng và bảo vệ hợp lý gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo cho tính bền vững. Nếu gây trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp gây ô nhiễm hay làm mất cân bằng sinh thái sẽ phải trả giá đắt cho việc khắc phục hậu quả, khi ấy chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh, thậm chí khó mà tồn tại trước dư luận của xã hội và sự tẩy chay đối với sản phẩm trên thị trường.
Ngoài ra còn có các nhân tố khác như: nhận thức chung của người lao động trong doanh nghiệp, bao gồm các mặt: quan điểm về lao động, sự hiểu biết về luật pháp và chính sách của nhà nước, nhận thức về cạnh tranh…; quản trị doanh nghiệp, bao gồm: công tác đào tạo, áp dụng các phương pháp và biện pháp quản trị mới, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp….
1.1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Mức độ hoàn thiện của môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật. Sự hoàn thiện của môi trương pháp lý phải hướng tới việc tạo ra “sân chơi chung” cho các doanh nghiệp. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, “sân chơi chung” không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước, mà còn có sự tham gia của doanh nghiệp nước
25
ngoài. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo ra một hành lang thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; mặt khác, trên cơ sở luật mà các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động của mình trong môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Sự hoàn thiện môi trường pháp lý đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải hoạt động trên “sân chơi chung”, bình đẳng khi tham gia thị trường. Thực hiện sự bình đẳng ấy, buộc các doanh nghiệp phải tồn tại và phát triển bằng chính thực lực của mình .
Như vậy, bằng việc tạo ra môi trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa các doanh nghiệp, sự hoàn thiện môi trường pháp lý buộc các doanh nghiệp phải “hội nhập” luật chơi chung, qua đó tạo ra sự phát triển, sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, các quan hệ thị trường, các yếu tố, các bộ phận của thị trường từng bước được hình thành và hoàn thiện, nó biểu hiện những trình độ phát triển khác nhau của nền kinh tế thị trường. Trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường càng cao sẽ tạo ra những phương tiện và môi trường khác nhau cho sự hoạt động của các doanh nghiệp. Điều đó cũng hàm ý rằng: khi nền kinh tế thị trường chưa phát triển, thể chế thị trường chưa hoàn thiện sẽ ảnh hưởng tới sự vận hành của các thị trường, điều đó sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động, do đó tới sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể là: ở trình độ thấp của nền kinh tế thị trường, thị trường các yếu tố sản xuất chưa hình thành, hoặc chưa phát triển, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nhân lực, vốn và khoa học – công nghệ.
Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế
Một nền kinh tế có thể có những mức độ hội nhập kinh tế quốc tế khác nhau: hội nhập kinh tế khu vực, hay hội nhập kinh tế toàn cầu. Mức độ hội
26
nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn, thị trường, nguồn nguyên liệu và hợp tác trong hoạt động. Mặt khác, khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đều phải tuân thủ những cam kết quốc tế, trong đó có những cam kết đối với doanh nghiệp (WTO thậm chí còn có những cam kết riêng đối với DNNN), buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc quốc tế. Khi đó các hoạt động của doanh nghiệp cũng phải được điều chỉnh theo hướng thực hiện các cam kết quốc tế đó. Ví dụ: WTO buộc các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, không chấp nhận những khoản trợ cấp của chính phủ gây méo mó thị trường.
Một nước mức độ hội nhập quốc tế càng sâu rộng vào khu vực hoặc vào kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, sức ép cạnh tranh càng lớn, càng đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực đổi mới về tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.
Các chính sách kinh tế
Các chính sách kinh tế như chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách thuế, chính sách giá cả... là những công cụ quản lý kinh tế quan trọng của nhà nước, có tác động mạnh tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi thực hiện các chính sách phát triển hay hạn chế sự phát triển của một ngành hay lĩnh vực nào đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ: thực hiện chính sách giảm thuế quan sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may nhập khẩu được nguyên liệu với giá rẻ hơn, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra được ưu thế trong cạnh tranh. Chính sách khuyến khích đầu tư cũng giúp cho doanh nghiệp tận dụng mọi điều kiện có thể mở rộng sản xuất, tăng sản lượng, nhờ đó có thể tăng doanh
27
thu và lợi nhuận. Trong khi xóa bỏ những khoản trợ cấp cho DNNN sẽ làm cho DNNN gặp nhiều khó khăn hơn.
Bên cạnh đó cũng còn những nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp như: Tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành và khả năng