Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 104)

* Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong các DNNN.

Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. So với các doanh nghiệp khác, DNNN đang giữ nhiều nguồn lực hơn nhưng giá trị sản phẩm đầu ra lại thấp hơn. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp, TĐKT và tổng công ty thua lỗ. Mỗi năm có khoảng 12% DNNN lỗ trong sản xuất kinh doanh, khu vực doanh nghiệp nói chung là 25%. Tuy nhiên, mức lỗ bình quân của một DNNN gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Thứ hai, Năng suất các yếu tố sản suất chưa cao. NSLĐ được nâng cao hơn nhưng vẫn chưa đảm bảo ổn định và còn nhiều hạn chế. Vốn, máy móc, tài nguyên… được ưu tiên nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn ham đầu tư và đầu

94

tư “quá nóng”, đầu tư ngoài ngành là hiện tượng phổ biến nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Thứ ba, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị phần vẫn chưa là hoạt động được chú trọng trong các DNNN. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị phần luôn đóng vai trò quan trọng đối với tất các các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này lại chưa được đầu tư đúng mức ở các DNNN.

Thứ tư, NLCT của sản phẩm vẫn còn yếu kém hơn so với các doanh nghiệp tư nhân trên thị trường nội địa cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỷ trọng trong tổng mức hàng hóa và dịch vụ bán lẻ vẫn ở mức thấp. Đây là một hạn chế lớn cần phải khắc phục để DNNN có thể nâng cao NLCT của mình.

Thứ năm, yếu tố môi trường trong sản xuất, kinh doanh của các DNNN trong những năm gần đây bộc lộ nhiều yếu kém. Các tiêu cực trong bộ máy lãnh đạo, quản lý vẫn còn tồn tại. Chính những điều này đã phần nào làm giảm đi giá trị vô hình của các DNNN.

Thứ sáu, năng lực tham gia vào chuỗi giá trị của các DNNN còn thấp. Mặc dù có nhiều lợi thế như: đa số DNNN sử dụng các nguồn lực xã hội, có ưu thế về uy tín và thương hiệu, được đảm bảo tư cách pháp nhân bởi nhà nước… Tuy nhiên, các DNNN không tận dụng và sử dụng hiệu quả các lợi thế này. Năng lực tham gia vào chuỗi giá trị thấp do lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ công nghệ thấp. Mặt khác, khả năng sáng tạo trong sản phẩm mới rất yếu. Ví dụ như hàng dệt may, giày dép xuất khẩu của Việt Nam là một điển hình. Mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, doanh thu cao nhưng giá trị trong các sản phẩm hay đóng góp vào chuỗi giá trị lại rất thấp.

95

Những bất cập, hạn chế còn tồn đã làm giảm NLCT của các DNNN trong những năm gần đây. Nguyên nhân của những hạn chế này là rất nhiều. Có thể kể đến như:

Một là, trình độ tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế còn nhiều yếu kém. Tổ chức, quản lý tốt được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định NLCT của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức, quản lý gắn liền với một bộ máy tổ chức quản lý phù hợp, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và phương pháp quản lý tốt. Tuy nhiên, đa phần các DNNN Việt Nam yếu về mảng này. Tổ chức quản lý lỏng lẻo, mang nặng tính hành chính. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa đủ năng lực và công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề tiêu cực trong các DNNN vẫn còn tồn tại.

Hai là, các nguồn lực chưa được sử dụng hiều quả, chưa phát huy được hết năng suất các yếu tố sản xuất.

Thứ nhất, nguồn nhân lực được xem là yếu tố có tính quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNN vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa đủ năng lực. Cán bộ nhân viên ít được thay mới, bổ sung. Chế độ đào tạo nhân lực phần nhiều còn mang tính hình thức, trọng về bằng cấp. Chế độ làm việc và phân công lao động chưa khuyến khích sự sáng tạo của người lao động. Hơn nữa, lợi ích của doanh nghiệp chưa gắn với lợi ích của cá nhân, tính trách nhiệm và tự giác chưa cao, thủ tục hành chính còn rườm rà và vẫn còn mang nặng tư duy được bảo hộ. Thêm vào đó là chiến lược đào tạo và sử dụng nhân tài chưa thực sự hiệu quả. Chế độ đãi ngộ thấp, chưa tạo động lực lao động, sáng tạo cho người lao động.

Thứ hai, nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu. Nguồn vốn được ưu đãi nhiều hiệu quả sử dụng

96

không cao. Đầu từ không có trọng điểm, đầu tư ngoài ngành, vượt ra khỏi lĩnh vực kinh doanh trở nên phổ biến đã đem lại những rủi ro và tổn thất lớn. Công tác thoái vốn đang được tiến hành tuy nhiên khó mà bảo toàn được số vốn nhà nước đã đầu tư. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm lực tài chính của các DNNN. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều lạc hậu, khả năng khấu hao chậm. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm đúng mức nên khó giữ được các bản quyền sáng chế.

Ba là, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, chưa có sự kết hợp tư duy chiến lược ngắn hạn với chiến lược dài hạn. Trong điều kiện hội nhập WTO với nhiều bối cảnh mới tác động tới hoạt động và NLCT của doanh nghiệp, các DNNN vẫn chưa thực sự nhạy bén, linh hoạt với những biến động của thị trường, Do đó, thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

Bốn là, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế chưa được nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc. Việt Nam đã gia nhập WTO đồng nghĩa với việc phải tuân thủ đầy đủ các cam kết WTO. Tuy nhiên, cho đến nay, việc thực hiện các cam kết WTO vẫn còn nhiều hạn chế.

Năm là, trình độ phát triển của KTTT vẫn còn ở mức thấp. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2018 được công nhận là có nền KTTT. Mặc dù đã có sự chuẩn bị, đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Việc xây dựng các TĐKT làm đầu tầu phát triển để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh và NLCT còn tồn tại nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động còn thấp. Tính thị trường chưa được thể hiện nhiều.

Sáu là, các chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự hiệu quả trong bối cảnh kinh tế mới. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động. Các chính sách kinh tế cần linh hoạt và phù hợp với bối cảnh mới. Chính sách tài khóa, chính sách tín dụng và chính sách thương mại của Việt Nam trong thời gian qua đã

97

gây những tác động không nhỏ tới hoạt động và NLCT của doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng.

Trong bối cảnh hội nhập và TCH ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhất là các sức ép từ WTO, buộc nhà nước và các DNNN phải tiếp tục đổi mới và cải cách tích cực, hiệu quả hơn nữa, khắc phục hết những hạn chế để phát huy các thành tựu đã đạt được, nâng cao hiệu quả hoạt động, NLCT và vị thế trên thị trường.

98

Kết luận chƣơng 2

Khi tham gia vào WTO, trong điều kiện hoạt động, sản xuất và kinh doanh mới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trên thực tế, cơ hội và thách thức luôn đồng hành và đan xen nhau. Việt Nam đang trên lộ trình thực hiện các cam kết WTO.

Dựa trên những đặc điểm riêng của mình, các DNNN đã tuân thủ lần lượt các quy tắc của WTO. Điều đó mang lại nhiều khó khăn, thách thức xong cũng đem đến nhiều cơ hội cho sự phát triển của các DNNN. Dễ thấy nhất là sự cải thiện trong hiệu quả sản xuất kinh doanh và NLCT của các DNNN. NLCT đã có những chuyển biến tích cực. Thị phần tiếp tục được duy trì và mở rộng. Sức cạnh tranh của sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng.

Tuy nhiên, thực trạng từ khi gia nhập WTO cũng cho thấy, bên cạnh các ưu thế đang được tận dụng thì các DNNN Việt Nam vẫn đang phát triển trong bối cảnh hạn hẹp về nhiều mặt, cả về thời gian, về năng lực và nguồn lực. Vị thế cạnh tranh của DNNN Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn còn hạn chế. Trình độ tổ chức, quản lý của DNNN và trình độ phát triển KTTT còn ở mức thấp là nguyên nhân cơ bản của nhưng hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao NLCT của DNNN. Việc cần thiết và cấp bách trong những năm tới là làm sao để phát huy tối đa những thuận lợi và hạn chế những khó khăn, yếu kém còn tồn tại để tận dụng được các cơ hội cũng như vượt qua được các thách thức tư WTO mang lại. Điều này đòi hỏi các DNNN cần có những đổi mới, cải cách hơn nữa để phù hợp với điều kiện mới. Để nâng cao NLCT cho các DNNN khi trong điều kiện WTO đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và hiệu quả.

99

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NLCT CỦA DNNN VIỆT NAM TRONG MÔI TRƢỜNG WTO

3.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới NLCT của DNNN 3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Bắt đầu từ cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính từ cuối 2008 đến 2010 (bắt đầu từ Mỹ) lan rộng làm suy giảm kinh tế toàn cầu. Điều này đã khiến cho nhiều nền kinh tế quốc gia, khu vực ảnh hưởng nặng nề, biểu hiện rõ nhất ở tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu (bắt đầu từ Hy Lạp) năm 2011 cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế thế giới. Hầu hết các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong điều kiện khủng hoảng, suy thoái đều được huy động sử dụng nhưng kết quả không cao. Tất cả các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng đều gặp khó khăn. Hầu hết các thị trường xuất – nhập khẩu đều bị thu hẹp, những rào cản cho hoạt động xuất – nhập khẩu trên thị trường thế giới ngày càng khắt khe hơn. Điều này gây nhiều cản trở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh chung của các nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Bước vào năm 2012, nền kinh tế thế giới tiếp tục có những bấp bênh rất lớn, phản ánh đan xen chiều hướng suy giảm và tạo đà phục hồi kinh tế trong khó khăn. Ngay từ những tháng đầu năm 2012, tất cả các tổ chức tài chính quốc tế đều lien tục điều chỉnh dự báo, lúc tăng, lúc giảm. Tuy kết quả dự báo có khác nhau nhưng chiều hướng chung là năm 2012 có mức tăng trưởng toàn cầu thấp nhất. Điều đặc biệt là tất cả các báo cáo đều cho thấy năm 2012 là năm có mức tăng trưởng kinh tế, công nghiệp và thương mại thấp nhất trong 3

100

năm gần nhất trên phạm vi toàn cầu, kể cả các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2012 tiếp tục được đánh giá là vô cùng ảm đạm.

Dự báo kinh tế thế giới và khu vực đều cho thấy năm 2012 là năm tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua đối với hầu hết các nền kinh tế và chỉ có khả năng khôi phục nhẹ trong năm 2013, nhưng trên tổng thể chưa thể trở về mức bình thường trước năm 2015. So với năm 2008/2009, các nền kinh tế trong khu vực đều có xu hướng giảm sút liên tiếp các năm 2010/2011 và lan sang cả 2012, để có bước khôi phục nhẹ vào năm 2013. Các chuyên gia IMF gần đây còn cho rằng khó khăn còn có thể kéo dài đến 2015 hoặc thậm chí cả thập niên này. Nặng nhất là suy giảm kinh tế ở các nền kinh tế khối EU nói chung, không chỉ nền kinh tế Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý, mà cả các nền kinh tế phát triển như Đức, Pháp. Thậm chí cả nước Anh cũng bị suy thoái sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp, kinh tế Đức cũng phải sụt giảm chưa từng có… Hệ quả của sự sụt giảm kinh tế này đang tác động xấu đến tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của khu vực này vào các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.

Đánh giá về triển vọng kinh tế toàn cầu, Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) của Economist nhận định kinh tế châu Âu tăng trưởng âm, kinh tế Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm khiến cho kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu. Trong quý II/2012 kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6.7%, mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Kinh tế Ấn Độ chỉ tăng 6.5%. Kinh tế Eurozone trong ngắn hạn cũng ảm đạm ở mức tăng trưởng âm 0.6%. EIU đã hạ dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2012 xuống mức 3.1%. EIU cũng hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2012 từ 4% xuống 3.7%, thấp hơn mức 6% năm 2011. Đánh giá của WB về triển vọng 2013 cho thấy thương mại năm 2012 tăng thấp nhất, khoảng 5%.

101

Điều này tạo ra nhiều thách thức và khó khăn lớn cho thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Thứ nhất, các khó khăn và thách thức mà thương mại và xuất hập khẩu của Việt Nam sẽ gặp phải trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay phải kể đến đó là thị trường xuất khẩu sẽ có nguy cơ bị thu hẹp do suy giảm kinh tế xảy ra trên hầu khắp các thị trường. Tình hình kinh tế thế giới ảm đạm kéo theo sự sụt giảm trong tiêu dùng và nhập khẩu ở tất các các nước. Hầu hết các chính phủ đều tiến hành cắt giảm chi tiêu và đưa ra các giải pháp khuyến khích dùng hàng nội thay thế hàng nhập khẩu để giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển, vực nền kinh tế trong nước sớm hồi phục.

Thứ hai, do tình hình kinh tế suy thoái xảy ra sâu rộng trên toàn thế giới, các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường chung đều sữ gặp phải nhiều khó khăn. Tất nhiên, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới vẫn sẽ có đủ sức để duy trì khả năng hoạt động của mình. Khó khăn lớn nhất vẫn là ở các doanh nghiệp nhỏ, các quốc gia vốn có sức cạnh tranh kém. Việt Nam chính là một nước như thế. Trong điều kiện khó khăn chung, cộng thêm các điều kiện, năng lực hạn hẹp của mình, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn để duy trì vị thế của mình trên thị trường chung.

3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước

Năm 2012, về cơ bản, kinh tế Việt Nam có những thành tựu đáng kể: tăng trưởng kinh tế đạt 5%, tỷ giá hối đoái được giữ ổn định, xuất khẩu cũng tăng (trên 13%), các cân đối vĩ mô cũng được giữ vững ổn định, tái cơ cấu kinh tế đã có sự khởi động, an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều yếu kém, nút thắt vẫn còn tồn tại và cần được tháo gỡ. Là một nền kinh tế vốn nhỏ, sức đề kháng thấp, lệ thuộc nhiều vào xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 104)