Sức cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 81)

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố quan trọng cấu thành nên NLCT của mỗi doanh nghiệp. Đối với các DNNN, khả năng cạnh tranh của sản phẩm khá cao do uy tín và thương hiệu đã có từ lịch sử để lại. Đa phần khách hàng trong nước vẫn ưu tiên sử dụng các sản phẩm của khối DNNN do sự tín nhiệm bởi các sản phẩm của nhà nước vẫn được xem là có độ tin cậy, đảm bảo cao hơn. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp tư nhân thì mức độ cạnh tranh của các sản phẩm DNNN vẫn còn hạn chế: khả năng đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của thị trường như: chất lượng, mẫu mã, thời gian cung cấp, các chế độ hậu mãi.

Hình 2.1.Biểu đồ tổng mức bán lẻ/GDP qua một số năm (%)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng là bộ phận chủ yếu của tiêu thụ trong nước. Tổng mức bán lẻ được nhận diện trên nhiều mặt như: quy mô, tốc độ tăng, cơ cấu… Tác động của tổng mức bán lẻ được xét trên các mặt: tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, lạm phát….

52.9 49.9 57.2 81.5 79 78.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1995 2000 2005 2010 2011 2012

71

Qua biểu đồ cho thấy, tổng mức bán lẻ/GDP tăng lên qua các năm với tốc độ tương đối nhanh. Đặc biệt từ giai đoạn 2005 – 2010, tổng mức bán lẻ/GDP tăng từ 57,2% lên 81,5%. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của tiêu thụ trong nước, cần đặc biệt coi trọng thị trường trong nước. Năm 2011 và 2012, tổng mức bán lẻ tăng chậm và giảm so với năm 2010, tuy nhiên vẫn ở mức cao.

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ theo loại hình kinh tế (%)

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2013)

Các số liệu từ biểu đồ trên cho thấy, tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ của khu vực KTNN trong tổng mức bán lẻ có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng tích cực. Mặc dù tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của khu vực KTNN có sự tăng lên nhưng mức độ tăng chậm và vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với khu vực tư nhân. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh của khu vực KTNN trong những năm qua còn thấp. Mặt khác, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thông thường là loại thị trường rất năng động, linh hoạt và có tính thị trường nhất. Trong khi đó, ở khu vực KTNN thì tính linh động, tính thị trường còn hạn chế, yếu tố thị trường còn chưa phát triển mạnh, các thủ tục hành chính rườm rà vẫn còn tồn tại phổ biến.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của DNNN Việt Nam là dầu thô, hàng dệt may, giày dép và hàng nông sản. (Phụ lục 4,5).

30.4 69.6 00 Năm 1990 KTNN KTTN FDI 10.2 86.3 3.5 0 Năm 2000 KTNN KTTN FDI 12.3 84.8 2.9 0 Năm 2012 KTNN KTTN FDI

72

Theo thông tin từ Thời báo kinh tế Sài Gòn thì trong năm 2013, xuất khẩu nông sản của các DNNN có xu hướng sụt giảm nhưng đổi lại là sự phục hồi và gia tăng trong sản lượng hàng thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 8 ước đạt 2,39 tỉ đô la, đưa giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp 8 tháng đầu năm 2013 lên 17,98 tỉ đô la, giảm 1,1% so với cùng kỳ trong tình hình nhóm hàng nông sản chính như gạo, cà phê, cao su… tiếp tục sụt giảm về kim ngạch dù khối lượng xuất khẩu có tăng ở một số mặt hàng. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu hồi phục trong nhóm hàng thủy sản và nhóm hàng đồ gỗ vẫn tăng trưởng đều đặn. Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,99 tỉ đô la, giảm 11,7%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4 tỉ đô la, tăng 1,3%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,52 tỉ đô la, tăng 11,7%.

Theo Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam quý II/2013, tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm tăng gần 18%, cá tra giảm 1,1%, cá ngừ giảm 3,4%, các mặt hàng hải sản khác giảm từ 4,6% - 16%.

Hộp 2.2. Xuất nhập khẩu một số thủy sản năm 2013

Tôm: xuất khẩu tăng 17% trong quý II và tăng 8,6% trong nửa đầu năm đạt 1,1 tỷ USD. Nguyên nhân: thiếu nguồn cung trên thị trường thế giới do dịch bệnh EMS làm giảm mạnh sản lượng tại các nước sản xuất chính như Thái Lan, Trung Quốc, giá tôm trên thị trường thế giới tăng. Hoạt động nuôi tôm trong nước đã ổn định hơn.

Cá tra: xuất khẩu hồi phục nhẹ so với quý I, tăng 7,7% trong quý II, đạt gần 850 triệu USD. Sự hồi phục này chưa thực sự là dấu hiệu khả quan trong

73

bối cảnh nhu cầu thị trường chính EU vẫn thấp; người nuôi và doanh nghiệp vẫn thiếu vốn để duy trì sản xuất.

Hải sản: Có xu hướng sụt giảm rõ rệt, xuất khẩu cá ngừ giảm 10,6%, cá biển giảm 2,3% trong quý II. Trong nửa đầu năm, xuất khẩu cá ngừ tăng 2,7% đạt 294 triệu USD, cá biển và chả cá surimi giảm 4,2% đạt 385 triệu USD. Nguyên nhân: nguồn cung nguyên liệu không ổn định, chất lượng nguyên liệu không đạt để xuất khẩu, lượng tồn kho của thế giới cao sau khi tăng mạnh nhaaph khẩu vào năm 2011 và 2012; nhu cầu tiêu thụ giảm, quy định kiểm tra chất lượng tại thị trường nhập khẩu thắt chặt. Xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc vẫn tiếp tục giảm sâu gần 23% đạt 193 triệu USD.

Cua ghẹ: giá trị xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam sang các thị trường đạt gần 60 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2012; riêng giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt 12,3 triệu USD, giảm 14,6% so với tháng 8 năm ngoái. Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN và Canada là những thị trường chính cùng giảm giá trị xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam trong tháng 8, lần lượt là 11,75%, 53,8%, 13,8% và 68,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia lại tăng mạnh từ 96,5% - 165,1%.

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2013)

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, xuất khẩu gạo, cà phê, cao su giảm mạnh. Mặt hàng gạo xuất khẩu tháng 8 ước đạt 463 nghìn tấn, với giá trị 202 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2013 đạt 4,69 triệu tấn, và 2,05 tỉ USD, giảm 15,7% về khối lượng và giảm 18,4% về giá trị so với cùng kỳ. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm, giá bình quân 7 tháng đầu năm 438,49 USD/tấn, giảm 3,2 % so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất

74

khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm cũng giảm mạnh, 22,5% so cùng kỳ, xuống còn 2,09 tỉ USD, mà lý do là khối lượng giảm 23,2% còn 974.000 tấn. Lượng cao su xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm tăng nhẹ, 4,6% so cùng kỳ, lên 638.000 tấn nhưng kim ngạch lại giảm tới 14,1%, xuống còn 1,52 tỉ USD. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm nay 2.387 USD/tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái là nguyên nhân chính. Ngành chè Việt Nam đã xuất khẩu đến 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có 3 nước đạt kim ngạch trên 10 triệu USD là Pakistan, Nga, Trung Quốc. Hiện ngành chế biến chè cả nước có tổng công suất theo thiết kế 4.646 tấn/ngày, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp/năm, đứng hàng thứ 5 thế giới đang có rất nhiều khả năng để bật lên mạnh mẽ hơn nhiều mặt hàng khác. Trong đó, có hơn 450 cơ sở chế biến chè quy mô công suất từ 1.000 kg chè búp tươi/ngày trở lên. Các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng là thế mạnh nhất mà mặt hàng này đang nắm giữ, đó là có tỷ lệ nội địa 100%.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 81)