WTO giai đoạn 2007 – nay
Bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ quá độ của hội nhập WTO. Giai đoạn từ 2007 – 2012 là khoảng thời gian để Việt Nam thực hiện các cam kết WTO. Các cam kết đã được Việt Nam tuân thủ thực hiện một cách nghiêm túc. Các hỗ trợ, trợ cấp cho doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng dần được giảm thiểu và xóa bỏ. Thông tin được minh bạch hơn. Công cuộc CPH vẫn tiếp tục được triển khai, đặc biệt là sự chuyển đổi mô hình và phương thức hoạt động của các DNNN. Các tập đoàn kinh tế được thành lập với quy mô lớn là sự chuẩn bị cho việc cải thiện hiệu quả hoạt động và NLCT của khu vực KTNN. Tuy nhiên, năm 2007 – 2008, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên kinh tế Việt Nam
65
nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng gặp phải nhiều khó khăn. Trong bối cảnh khó khăn chung ấy, khu vực KTNN tỏ ra hoạt động khá hiệu quả trong việc giải quyết việc làm và thực hiện các mục tiêu xã hội.
DNNN cho đến nay, vẫn là khối doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi nhất cả về tiếp cận các nguồn lực lẫn lĩnh vực kinh doanh. Theo thống kê tính đến hết quý I/2013 cho thấy, các DNNN nắm tới 70%vốn đầu tư toàn xã hội, 50%vốn đầu tư nhà nước, 60%tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn hỗ trợ phát triển… nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế thì chưa tương xứng với sứ mệnh của mình. Mặc dù được ưu tiên về vốn, tín dụng, ưu đãi về thuế nhưng tỷ lệ đóng góp của các DNNN trong GDP chỉ vào khoảng 37-38%, tạo việc làm cho 4,4% lực lượng lao động, tỷ lệ tăng sản lượng và NSLĐ chậm hơn so với khu vực tư nhân từ 10-14%. Đa phần các DNNN đều có ưu thế về nguồn lực, sử dụng nguồn lực xã hội, tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chưa cao. Do đó, cần phải đánh giá lại thực trạng hoạt động cũng như NLCT của các DNNN để đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm đưa DNNN về đúng với vị trí mong đợi của mình trong nền kinh tế quốc dân.