Chất lượng môi trường sinh thái và giá trị vô hình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 99)

Chất lượng môi trường sinh thái hiện đang là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị vô hình của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nói chung đều ra sức cho các hoạt động đầu tư vì môi trường. Ví dụ như sử dụng công nghệ sản xuất và xử lý chất thải không gây ô nhiễm, các hoạt động tiến tới kinh tế xanh. Đa phần các doanh nghiệp tư nhân làm khá tốt công việc này. Đối với các DNNN, các hoạt động môi trường cũng ngày càng được chú trọng. Ví dụ như Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã thực hiện rất tốt các khâu khai thác, sản xuất thân thiện với môi trường. Bảo vệ môi trường trong khai thác than luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh củaCông ty than Thống Nhất thuộc Tập đoàn Vinacomin. Mới đây, công ty đã xây dựng thêm Trạm xử lý nước thải +25 với dung tích bể chứa lên tới hơn 7.716m3 nhằm khắc phục những tác động xấu từ nước thải quá trình khai thác mang lại.

89

Bên cạnh đó, các sản phẩm của các DNNN đều được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế. Ví dụ như May 10, Giày Thượng Đình hay Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Điện cơ Thống Nhất… Chính khả năng duy trì và mở rộng thị phần không ngừng của các DNNN là minh chững rõ nhất cho điều này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một vài DNNN đã không đảm bảo được vấn đề chất lượng môi trường. Ví dụ như Nhà máy đường Quảng Ngãi, Công ty Bia rượu Hà Nội, … vẫn còn tình trạng xả thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để gây nguy hại cho môi trường.

Giá trị vô hình được xác định dựa trên các yếu tố: chất lượng môi trường sinh thái; uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp và giá trị của tài sản nhãn hiệu hay nói cách khác chính là thương hiệu của sản phẩm và của doanh nghiệp. Giá trị vô hình của các DNNN có được ưu thế bởi uy tín lâu năm (do có sự bảo đảm của nhà nước), thương hiệu của các DNNN cũng được đảm bảo. Trong bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp uy tín của Việt Nam thì đa phần các doanh nghiệp là DNNN.

90

(Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/139743/top-10-doanh-nghiep-dat-lai-lon-

nhat-6-thang-dau-nam.html)

Bên cạnh đó, trong top 500 doanh nghiệp bán lẻ uy tín được xếp hạng của Viêt Nam thì số lượng áp đảo vẫn là các DNNN.

Bảng 2.10. TOP 10 Bảng xếp hạng VNR500- 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012

TOP 10 Bảng xếp hạng VNR500- 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012:

1 - TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM 2 - TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

3 - TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 4 - CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM 5 - LIÊN DOANH VIỆT – NGA

6 - TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

7 - CÔNG TY TNHH MTV VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN – SJC 8 - TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

9 - TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 10 - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

(Nguồn:http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/569045/cong-bo-top-500- doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-2012)

Đây chính là sự khẳng định vị thế cũng như uy tín của các DNNN. Thêm vào đó là sự thành công lớn về mặt hoạt động công ích, hoạt động vì xã hội của các DNNN. Các doanh nghiệp công ích trong những năm qua hoạt động khá hiệu quả. Ví dụ như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong nhưng năm qua, ngoài các hoạt động tín dung ngân hàng, Vietinbank còn tham gia vào các hoạt động công ích như xây tặng hàng trăm nghìn ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo, hỗ trợ vay vốn khuyến học cho học sinh, sinh viên…

Ngoài ra, vấn đề sở hữu trí tuệ cũng là vấn đề đang được quan tâm. Đối chiếu với Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), có thể thấy rằng khi nộp đơn cho Tổ chức Thương mại thế giới, hệ thống sở hữu

91

trí tuệ của Việt Nam còn rất nhiều điểm chưa phù hợp. Với mong muốn nhanh chóng hội nhập với thế giới và mở đường cho hoạt động đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã xây dựng một Chương trình về sở hữu trí tuệ nói chung mà mục tiêu tổng quát là làm cho hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp hoàn toàn với TRIPS vào ngày 1/1/2000. Tuy nhiên, điểm yếu của Việt Nam là không chỉ riêng người dân chưa nhận thức về sở hữu trí tuệ, mà ngay cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp cũng chưa coi trọng vấn đề này. Trong môi trường kinh tế thị trường hiện nay, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sáng chế là cách bảo hộ quyền lợi thiết thực trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong số 95.000 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam, chỉ 20% là của doanh nghiệp Việt Nam. Đa số nhãn hiệu đăng ký lại là của các doanh nghiệp tư nhân, rất ít DNNN tham gia. Đây là một hạn chế rất lớn đối với các DNNN trong việc nâng cao NLCT cũng bảo vệ thương hiệu của mình.

2.3. Đánh giá chung về NLCT của DNNN trong môi trƣờng WTO

2.3.1 Những kết quả đạt được

Qua các công trình nghiên cứu, các số liệu điều tra, đánh giá cho thấy, dưới tác động của hội nhập WTO, các DNNN Việt Nam đã không ngừng cải cách, tái cấu trúc để phù hợp với điều kiện hoạt động mới, nâng cao được hiệu quả hoạt động và NLCT của mình.

Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh có nhiều cải thiện đáng kể. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 1.207 DNNN là công ty TNHH một thành viên, 12 tập đoàn và 1.900 doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần chi phối. Số lượng các DNNN đã giảm so với trước nhưng chất lượng hoạt động thì tốt hơn. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, DNNN tạo ra 25% - 27% doanh thu hàng năm của cả khu vực doanh nghiệp Việt Nam, tổng lợi nhuận

92

trước thuế chiếm 35-40%, tạo ra hơn 30% GDP, NSLĐ được nâng cao DNNN vẫn giữ được vai trò nòng cốt của khu vực KTNN, vẫn đảm bảo hoạt động tốt ở các ngành then chốt của nền kinh tế.

Thứ hai, khả năng duy trì và mở rộng thị phần của DNNN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thị phần của các DNNN Việt Nam trên thị trường thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Bên cạnh các thị trường truyền thống, các DNNN Việt Nam hiện nay đã có nhiều đầu tư cho việc nghiên cứu các thị trường mới, các thị trường tiềm năng và xây dựng nhiều quan hệ đối tác chiến lược. Đây là một thành công đáng kể của DNNN từ khi gia nhập WTO của Việt Nam.

Thứ ba, sức cạnh tranh của sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng được nâng cao. Các sản phẩm ngày càng đa dạng, nâng cao về chất lượng và mẫu mã, đáp ứng ngày càng cao thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Hội nhập sâu rộng đồng nghĩa với thị trường rộng ở và mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung, các DNNN nói riêng phải đổi mới không ngừng để đáp ứng kịp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Các DNNN đã chú trọng nhiều tới điều này và đã gặt hái được những thành quả nhất định. Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã và đang được khẳng định như Giày Thượng Đình, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, ngân hàng Công thương Vietinbank, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực EVN…

Thứ tư, chất lượng môi trường sinh thái và giá trị vô hình của DNNN ngày càng được nâng cao. Các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh đều đạt tiêu chuẩn chất lượng về môi trường, đảm bảo sự phát triển xanh và bền vững. Đáng kể đến là các hoạt động công ích đã đem lại cho DNNN những uy

93

tín nhất định. Ngoài nhiệm vụ kinh tế, các DNNN còn đảm nhiệm nhiệm vụ xã hội, các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội đều được chú trọng quan tâm. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi gia nhập WTO, các DNNN đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ này. Chính uy tín, thương hiệu và các hoạt động công ích hiệu quả mà các DNNN mang lại đã ngày càng tạo vị thế cạnh tranh vững chắc cho khối doanh nghiệp này trên thị trường. Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo vệ thương hiệu đang dần được quan tâm nhiều hơn.

Như vậy, hiện nay, NLCT của DNNN ngày càng được nâng cao, chú trọng phát triển thương hiệu và mở rộng thị phần. Các sản phẩm ngày càng đa dạng và có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được cải thiện, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm đúng mức, giá trị vô hình của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong các DNNN.

Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. So với các doanh nghiệp khác, DNNN đang giữ nhiều nguồn lực hơn nhưng giá trị sản phẩm đầu ra lại thấp hơn. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp, TĐKT và tổng công ty thua lỗ. Mỗi năm có khoảng 12% DNNN lỗ trong sản xuất kinh doanh, khu vực doanh nghiệp nói chung là 25%. Tuy nhiên, mức lỗ bình quân của một DNNN gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Thứ hai, Năng suất các yếu tố sản suất chưa cao. NSLĐ được nâng cao hơn nhưng vẫn chưa đảm bảo ổn định và còn nhiều hạn chế. Vốn, máy móc, tài nguyên… được ưu tiên nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn ham đầu tư và đầu

94

tư “quá nóng”, đầu tư ngoài ngành là hiện tượng phổ biến nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Thứ ba, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị phần vẫn chưa là hoạt động được chú trọng trong các DNNN. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị phần luôn đóng vai trò quan trọng đối với tất các các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này lại chưa được đầu tư đúng mức ở các DNNN.

Thứ tư, NLCT của sản phẩm vẫn còn yếu kém hơn so với các doanh nghiệp tư nhân trên thị trường nội địa cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỷ trọng trong tổng mức hàng hóa và dịch vụ bán lẻ vẫn ở mức thấp. Đây là một hạn chế lớn cần phải khắc phục để DNNN có thể nâng cao NLCT của mình.

Thứ năm, yếu tố môi trường trong sản xuất, kinh doanh của các DNNN trong những năm gần đây bộc lộ nhiều yếu kém. Các tiêu cực trong bộ máy lãnh đạo, quản lý vẫn còn tồn tại. Chính những điều này đã phần nào làm giảm đi giá trị vô hình của các DNNN.

Thứ sáu, năng lực tham gia vào chuỗi giá trị của các DNNN còn thấp. Mặc dù có nhiều lợi thế như: đa số DNNN sử dụng các nguồn lực xã hội, có ưu thế về uy tín và thương hiệu, được đảm bảo tư cách pháp nhân bởi nhà nước… Tuy nhiên, các DNNN không tận dụng và sử dụng hiệu quả các lợi thế này. Năng lực tham gia vào chuỗi giá trị thấp do lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ công nghệ thấp. Mặt khác, khả năng sáng tạo trong sản phẩm mới rất yếu. Ví dụ như hàng dệt may, giày dép xuất khẩu của Việt Nam là một điển hình. Mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, doanh thu cao nhưng giá trị trong các sản phẩm hay đóng góp vào chuỗi giá trị lại rất thấp.

95

Những bất cập, hạn chế còn tồn đã làm giảm NLCT của các DNNN trong những năm gần đây. Nguyên nhân của những hạn chế này là rất nhiều. Có thể kể đến như:

Một là, trình độ tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế còn nhiều yếu kém. Tổ chức, quản lý tốt được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định NLCT của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức, quản lý gắn liền với một bộ máy tổ chức quản lý phù hợp, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và phương pháp quản lý tốt. Tuy nhiên, đa phần các DNNN Việt Nam yếu về mảng này. Tổ chức quản lý lỏng lẻo, mang nặng tính hành chính. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa đủ năng lực và công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề tiêu cực trong các DNNN vẫn còn tồn tại.

Hai là, các nguồn lực chưa được sử dụng hiều quả, chưa phát huy được hết năng suất các yếu tố sản xuất.

Thứ nhất, nguồn nhân lực được xem là yếu tố có tính quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNN vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa đủ năng lực. Cán bộ nhân viên ít được thay mới, bổ sung. Chế độ đào tạo nhân lực phần nhiều còn mang tính hình thức, trọng về bằng cấp. Chế độ làm việc và phân công lao động chưa khuyến khích sự sáng tạo của người lao động. Hơn nữa, lợi ích của doanh nghiệp chưa gắn với lợi ích của cá nhân, tính trách nhiệm và tự giác chưa cao, thủ tục hành chính còn rườm rà và vẫn còn mang nặng tư duy được bảo hộ. Thêm vào đó là chiến lược đào tạo và sử dụng nhân tài chưa thực sự hiệu quả. Chế độ đãi ngộ thấp, chưa tạo động lực lao động, sáng tạo cho người lao động.

Thứ hai, nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu. Nguồn vốn được ưu đãi nhiều hiệu quả sử dụng

96

không cao. Đầu từ không có trọng điểm, đầu tư ngoài ngành, vượt ra khỏi lĩnh vực kinh doanh trở nên phổ biến đã đem lại những rủi ro và tổn thất lớn. Công tác thoái vốn đang được tiến hành tuy nhiên khó mà bảo toàn được số vốn nhà nước đã đầu tư. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm lực tài chính của các DNNN. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều lạc hậu, khả năng khấu hao chậm. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm đúng mức nên khó giữ được các bản quyền sáng chế.

Ba là, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, chưa có sự kết hợp tư duy chiến lược ngắn hạn với chiến lược dài hạn. Trong điều kiện hội nhập WTO với nhiều bối cảnh mới tác động tới hoạt động và NLCT của doanh nghiệp, các DNNN vẫn chưa thực sự nhạy bén, linh hoạt với những biến động của thị trường, Do đó, thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

Bốn là, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế chưa được nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc. Việt Nam đã gia nhập WTO đồng nghĩa với việc phải tuân thủ đầy đủ các cam kết WTO. Tuy nhiên, cho đến nay, việc thực hiện các cam kết WTO vẫn còn nhiều hạn chế.

Năm là, trình độ phát triển của KTTT vẫn còn ở mức thấp. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2018 được công nhận là có nền KTTT. Mặc dù đã có sự chuẩn bị, đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Việc xây dựng các TĐKT làm đầu tầu phát triển để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh và NLCT còn tồn tại nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động còn thấp. Tính thị trường chưa được thể hiện nhiều.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 99)