Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 85)

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 1.207 DNNN là công ty TNHH một thành viên, 12 tập đoàn và 1.900 doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần chi phối. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, DNNN tạo ra 25% - 27% doanh thu hàng năm của cả khu vực doanh nghiệp Việt Nam, tổng lợi nhuận trước thuế chiếm 35-40%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng vốn kinh doanh của DNNN tăng từ 2,4% năm 2000 lên 4,3% năm 2007, 3,5% năm 2008 và 3,7% năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu của DNNN đạt 18,8% (2007), 13,1% (2008), 15,1% (2009).

75

Hình 2.3.Biểu đồ đóng góp GDP của các thành phần kinh tế (tỷ đồng)

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2012-2013)

Từ biểu đồ có thể thấy, tỷ lệ đóng góp trong GDP của khu vực KTNN có sự giảm dần trong khi đóng góp của khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do sự kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và đầu tư của khu vực này trong những năm gần đây. Năm 2010, theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của riêng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 13,1%. Phần lớn trong số các tập đoàn, tổng công ty không đạt mức tỷ suất lợi nhuận như trên do có tới 80% tổng số lợi nhuận trước thuế đến từ 4 đơn vị là Tập đoàn Dầu khí, Viễn thông quân đội, Bưu chính - Viễn thông và Công nghiệp cao su. Hiện vẫn còn khoảng 20% DNNN hòa vốn hoặc thua lỗ hàng năm. Trong đó, mức lỗ bình quân của một DNNN lại cao hơn 12 lần so với các doanh nghiệp khu vực khác. Không ít DNNN có mức lỗ đặc biệt cao như Tập đoàn Điện lực năm 2010 lỗ 8.500 tỷ đồng, chưa kể lỗ lũy kế từ các năm trước. Kết quả kiểm toán năm 2009 cho thấy, Tổng công ty Bưu chính lỗ 1.026 tỷ đồng; Tổng công ty Lắp máy lỗ 103 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng lỗ 20 tỷ đồng (lũy kế là 121 tỷ đồng)… Nếu tính cả nợ của Vinashin là 86.000 tỷ đồng, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể 9 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.

38.4 45.6 1 15.9 9 2005 KTNN KTTN FDI 33. 74 47. 54 18. 72 2010 KTNN KTTN FDI 33.0 3 48 18.9 7 2011 KTNN KTTN FDI

76

Tổng kết trong 10 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra kết luận: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%.Tính đến cuối năm 2011, tổng số lỗ lũy kế của riêng các tập đoàn lớn đã lên tới hơn 26.000 tỷ đồng (theo Bộ Tài Chính), cao gấp 12 lần so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong số đó có tới gần 1/3 Tập đoàn, Tổng Công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Cũng theo số liệu mới công bố gần đây của Bộ Tài chính, tổng dư nợ cho vay DNNN lên trên 415 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng nợ của 12 tập đoàn kinh tế lớn đã chiếm đến 52,66%, dẫn đầu là Petro Vietnam, EVN và TKV.

Bảng 2.2: Tổng dƣ nợ của một số Tập đoàn lớn tại Việt Nam

Số nợ (tỷ VND) Tỷ trọng (%) So với tổng dƣ nợ của 12 TĐ So với tổng dƣ nợ của DNNN Petro Vietnam 72.300 33,05% 17,41% EVN 62.800 28,71% 15,12% TKV 20.500 9,37% 4,94% Vinashin 19.600 8,96% 4,72% Tổng dƣ nợ của 12 tập đoàn kinh tế lớn 218.738 100% 52,66% Dƣ nợ cho vay DNNN 415.378 - 100% (Nguồn: Bộ Tài chính,2012 )

Bảng số liệu cho thấy những yếu kém trong hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thời gian qua. Tính đến hết 2011, tổng dư nợ của

77

12 tập đoàn kinh tế lớn chiếm tới 52,66% trong tỷ trọng so với tổng dư nợ của toàn bộ các DNNN. Trong đó, tổng số nợ nhiều nhất là hai tập doàn lớn là Petro Vietnam và EVN. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Tính đến hết quý II/2012, tổng số nợ của DNNN là 1.008.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 790.000 tỷ đồng, như vậy, tính bình quân, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1,36 lần, chưa bằng 1 nửa so với với quy định là 3 lần.” (Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 1/7/2012).

Tuy nhiên, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn chung nhưng tính chung 6 tháng đầu năm, số thu ngân sách nhà nước từ khối các doanh nghiệp lớn đạt 110.651 tỷ đồng. Trong đó, riêng số thu từ dầu thô đạt 55.249 tỷ đồng, chiếm 49% tổng thu của các doanh nghiệp lớn. Tính bình quân, mỗi tháng các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách 19.000 tỷ đồng, ước tính cả năm 2013, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp này sẽ đạt 221.473 tỷ đồng và có thể thu cao hơn nữa. Cũng theo đánh giá mới đây của Bộ Tài chính thì hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều có tương lai phát triển khá sáng sủa. Cụ thể, theo báo cáo của Ban đổi mới DNNN quý I/2013 thì: Tổng lợi nhuận trước thuế của các TĐKT đạt tới 70.778 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách tăng tới 31%, đạt 173.549 tỷ đồng, trong nhóm TOP mức nộp tăng cao có cả Tập đoàn Than. Tỷ lệ an toàn vốn đề trong giới hạn cho phép. Việc đầu tư ra ngành ngoài đã giảm mạnh đáng kể.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 85)