Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 38)

1.1.3.1. Mức độ duy trì và mở rộng thị phần

Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, NLCT sản phẩm cao. Do đó, khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá NLCT của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường. Để phát triển thị phần doanh nghiệp phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ kịp thời, phát triển thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

Trường hợp không tính được thị phần và tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng tiêu chí tốc độ tăng trưởng doanh thu để thay thế. Tiêu chí này phản ánh sự thay đổi đầu ra của doanh nghiệp theo thời gian và có thể tính toán được cho từng doanh nghiệp tại mọi thời điểm. Tuy nhiên, tiêu chí này không phản ánh được vị thế của từng doanh nghiệp trong tổng thể.

28

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh nên nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao được. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường, các dịch vụ đi kèm hấp dẫn…

Chất lượng sản phẩm: là một tiêu chí tổng hợp gồm các chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất, chi phí bảo đảm chất lượng, chi phí sử dụng, chi phí môi trường) và các chỉ tiêu kỹ thuật (công dụng, thẩm mỹ, an toàn vệ sinh, tiện dụng). Phần lớn các chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và quốc tế.

Giá cả sản phẩm: là tiêu chí quan trọng để cấu thành NLCT của sản phẩm. Nếu có cùng chất lượng như nhau thì hàng hóa có giá cả thấp hơn sẽ có sức cạnh tranh cao hơn. Để sản xuất hàng hóa ở mức giá thấp, cần có các điều kiện như: có lợi thế về nguồn lực hoặc sử dụng nguồn lực có hiệu quả, trình độ công nghệ phù hợp, tổ chức sản xuất tốt, tiết kiệm chi phí… Khi có sự khác biệt về chất lượng thì giá cả luôn được đặt trong sự so sánh lợi ích do hàng hóa mang lại, độ bền, thẩm mỹ…

Mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường: là tiêu chí phản ánh việc cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, đúng thời điểm với giá cả hợp lý. Đây là tiêu chí định tính, phản ánh khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Để đáp ứng được tiêu chí này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt, đảm bảo nguồn lực, có khả năng đổi mới và linh hoạt trên thị trường.

Dịch vụ đi kèm: bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng, bảo trì và bảo hành. Dịch vụ bán hàng là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin với khách hàng, củng cố và phát triển thương hiệu, nhờ đó nâng cao NLCT của hàng hóa.

29

1.1.3.3. Mức độ duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Nó là tiêu chí phản ánh chiến lược của các hoạt động kinh doanh, được đo bằng số tương đối.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là được thể hiện bởi khả năng đổi mới của doanh nghiệp, khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh thường là: tỷ suất lợi nhuận, chỉ số hiệu quả kỹ thuật, doanh lợi vốn, suất sinh lời, suất hao phí… Trong đó, tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra để xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng trị số tuyệt đối (bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào) hoặc số tương đối (tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành hoặc thị trường) theo công thức:

P = Pi/Pn

Trong đó:

P: là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiêp

Pi: là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp được đo bằng lợi nhuận trước thuế trên sản xuất kinh doanh

Pn: là tỷ suất lợi nhuận trung bình của các ngành hoặc thị trường.

Đối với doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận không chỉ là mục tiêu chủ yếu mà còn là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển. Do vậy, đây là tiêu chí thể hiện mức độ đạt mục tiêu hoạt động, phản ánh mặt chất của NLCT.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng duy trì, mở rộng thị phần của doanh nghiệp còn thể hiện ở chất lượng của sản phẩm và các quá trình sản

30

xuất; khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng; năng lực giảm thiểu chi phí sản xuất; năng lực tham gia vào chuỗi giá trị; khả năng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế; uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm.

1.1.3.4. Năng suất các yếu tố sản xuất

Năng suất các yếu tố sản xuất là một tiêu chí tổng hợp bao gồm NSLĐ, hiệu suất sử dụng vốn và năng suất yếu tố tổng hợp. Năng suất các yếu tố sản xuất được phản ánh lượng sản phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp.

Năng suất lao động: là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: con người, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp… Năng suất lao động của doanh nghiệp được đo bằng lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao động. Năng suất này có thể tính bằng hiện vật hoặc bằng giá trị theo công thức:

NS = R / L

Trong đó:

NS là năng suất lao động; R là sản lượng đầu đầu ra L là số lượng lao động làm ra sản lượng đầu ra R

Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì NLCT càng mạnh so với các doanh nghiệp cùng loại.

Hiệu suất sử dụng vốn: là tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, tiêu chí này bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nhóm này có 3 hệ số là hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current

31

Ratio), hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) và hệ số khả năng thanh toán tức thời (Immediate Ratio).

 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn: chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn cho biết mức độ phụ thuộc và khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Tỷ lệ này duy trì ở mức trung bình là hợp lý. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý không và có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình không.

 Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn, bao gồm: vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, số vòng quay vốn cố định và hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản

 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: là nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư và tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có.

Năng suất yếu tố tổng hợp: là năng suất của các yếu tố ngoài vốn và lao động, thường được hiểu là năng lực của các yếu tố khoa học, công nghệ. Chỉ số này phản ánh trình độ công nghệ, hàm lượng chất xám trong sản phẩm của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại, đay là tiêu chí quan trọng để đánh giá NLCT của doanh nghiệp.

1.1.3.5. Chất lượng môi trường sinh thái và giá trị vô hình

Chất lượng môi trường sinh thái là vấn đề nóng hổi và cấp bách mang tính toàn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp. Để có NLCT cao, quá trình sản xuất, kinh doanh phải không được gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm phải có nhãn sinh thái, doanh nghiệp phải có chứng chỉ an toàn môi trường theo tiêu chuẩn ISO.14000. Tuy nhiên, việc đánh giá tiêu chí này khá phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi

32

ảnh hưởng của nó khó xác định chính xác. Do đó, phần lớn các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu lý, hóa, sinh, đều lượng hóa được bằng các dụng cụ đo chính xác.

Hộp 1.2: Hệ thống một số bộ tiêu chuẩn chất lƣợng quôc tế ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization; viết tắt là ISO) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. Được thành lập vào ngày 23/2/1947, tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.Hiện nay người ta thường quan tâm đến một số bộ tiêu chuẩn ISO như:

 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất lượng.

 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý môi trường.

 Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005, ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

 ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.

 ISO/IEC 17020:2012: Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định, phiên bản cũ ban hành năm 1998, tương đương tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17020:2001; Phiên bản mới ban hành ngày 1/3/2012.

 ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.

 ISO/TS 16949: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) - The International Automotive Task Force. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn

33

cầu như: QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp), AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng.  ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (Phiên bản đầu tiên ban hành năm 2003, phiên bản gần đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).

(Nguồn: WEF - Diễn dàn kinh tế thế giới )

Giá trị vô hình là tiêu chí mang tính tổng hợp. Giá trị này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, hợp đạo, hợp lý của doanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế biết đến. Giá trị vô hình của doanh nghiệp bao gồm:

Một là, uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp bao gồm: trang phục, văn hóa ứng xử và thái độ phục vụ, đạo đức kinh doanh và các hoạt động công ích…

Hai là, giá trị của tài sản nhãn hiệu hay nói cách khác chính là thương hiệu của sản phẩm và của doanh nghiệp. Khả năng duy trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để có được giá trị thương hiệu cao doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng sản phẩm, thường xuyên đổi mới và tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung ứng sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 38)