Tuyển dụng đầu vào cán bộ tín dụng đáp ứng theo yêu cầu thực tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 94)

6. Kết cấu của đề tài

4.2.8. Tuyển dụng đầu vào cán bộ tín dụng đáp ứng theo yêu cầu thực tế

Đây là một việc làm không bao giờ thừa để ngân hàng có thể đạt đƣợc sự thành công trong mọi công việc, đặc biệt với một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhƣ hoạt động tín dụng. Vì các cán bộ tín dụng tham gia vào hầu hết các công đoạn của quá trình cho vay nên họ không những phải có chất lƣợng chuyên môn tốt mà phải có đầy đủ những hiểu biết liên quan đến công việc nhƣ kiến thức định giá, nắm bắt các thông tin về tình hình kinh tế xã hội,… và phải đƣợc rèn luyện về trình độ chính trị, tƣ cách đạo đức,…

Nâng cao chất lƣợng CBTD vừa mang ý nghĩa trƣớc mắt và giúp chi nhánh có đội ngũ cán bộ có trình độ và tƣ cách công việc, nâng cao chất lƣợng trong từng món vay mà mỗi CBTD phụ trách. Từ đó góp phần cải thiện chất lƣợng tín dụng nói chung tại chi nhánh. Đồng thời, đầu tƣ vào nhân tố con ngƣời không thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn và thành công ngay mà điều này cần có sự đầu tƣ liên tục, thƣờng xuyên mang tính lâu dài. Và đội ngũ cán bộ nhân viên này sẽ lại trở thành yếu tố nòng cốt tiếp tục đào tạo, giúp đỡ những cán bộ giỏi nghiệp vụ, vững vàng về ý chí, đạo đức nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh. Một số biện pháp Vietinbank Sông Công có thể áp dụng nhƣ:

Chi nhánh cần không ngừng nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng, thƣờng xuyên hoặc định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng kiến tức về chuyên môn nghiệp vụ tín dụng cũng nhƣ các kiến thức cần thiết cho công việc nhƣ định giá tài sản, pháp luật, chủ trƣơng, đƣờng lối của nhà nƣớc. Qua mỗi khóa học này có thể tổ chức những đợt thi kiểm tra chất lƣợng, kiến thức của cán bộ tín dụng để lựa chọn cán bộ có kiến thức tốt, khen thƣởng, khuyến khích, tạo điều kiện cho họ có cơ hội làm việc và phát huy, sử dụng tốt những hiểu biết, trình độ của mình góp phần phát triển chi nhánh. Tuy nhiên, việc đào tạo dàn trải, chung chung lại không mang lại hiệu quả cao mà phải có sự bồi dƣỡng chuyên sâu và gắn với thực tế từng lĩnh vực, từng vấn đề, đặc biệt là những vấn đề dễ gặp, dễ xảy ra và có khả năng phát sinh trong trong tác nghiệp hàng ngày.

Tổ chức những buổi giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và những phát sinh trong công việc trong nội bộ chi nhánh và với các chi nhánh khác,… Hàng năm cũng cần thực hiện sàng lọc cán bộ, đánh giá, phân loại cán bộ để có định hƣớng đào tạo và bổ sung kịp thời những kiến thức thiếu hụt.

Công tác tuyển dụng phải có sự công bằng, đảm bảo đúng quy trình và đúng nhu cầu của chi nhánh, đáp ứng đúng yêu cầu của công việc. Việc sắp xếp cán bộ cũng cần phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ tuyển dụng, tránh tình trạng bố trí cán bộ làm việc trái ngành nghề hoặc khồn phát huy đƣợc hết kiến thức của họ. Sau khi tuyển dụng cũng cần có ngay những buổi đào tạo, giới thiệu về công việc, bồi dƣỡng về kỹ năng mà cán bộ cần phải có trong công việc. Vì những cán bộ mới có thể nắm chắc các kiến thức chuyên môn nhƣng nó chƣa đƣợc gắn với thực tế. Trong khi thực tế công việc lại có những phát sinh khác xa so với những kiến thức đã học trong trƣờng.

Chi nhánh cũng cần quy định trách nhiệm cụ thể trong công việc, có biện pháp xử phạt chính xác khi phát sinh sai sót, rủi ro nhƣng cũng phải có chính sách đãi ngộ, khuyến khích các cán bộ phát huy các sáng kiến, sử dụng hết tài năng, kiến thức của mình để hoàn thành tốt công việc, đóng góp vào sự phát triển chung của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần triển khai công tác đánh giá, tổng kết, phân loại thi đua trong việc thực hiện công việc của các CBTD. Đồng thời ban hành quy chế khen thƣởng, đãi ngộ trong từng trƣờng hợp cụ thể các CBTD nhìn nhận

đƣợc động lực phấn đấu cũng nhƣ vai trò và trách nhiệm đối với công việc của mình. Ví dụ: Đối với trƣờng hợp phát sinh nợ xấu cần quy định một số vấn đề nhƣ:

+ Tỷ lệ nợ xấu đƣợc đem ra xử lý kỷ luật là bao nhiêu;

+ Quy định phƣơng pháp xem xét xử lý kỷ luật và trách nhiệm bồi hoàn vật chất: Tỷ lệ nợ xấu đƣợc đánh giá cuối mỗi tháng để làm cơ sở xem xét kỷ luật

+ Quy định các hình thức kỷ luật nhƣ: khiển trách, kéo dài thời gian nâng lƣơng, chuyển công việc khác có mức lƣơng thấp hơn, cách chức, sa thải…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 94)