Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 65)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Thị phần tín dụng của chi nhánh còn nhỏ: Với lợi thế là một trong bốn NHTM nhà nƣớc đóng trên địa bàn và với hơn 20 năm hoạt động, nhƣng thị phần tín dụng của chi nhánh không cao mặc dù chỉ tiêu dƣ nợ tăng qua các năm.

Bảng 3.11. Thị phần dƣ nợ TT Ngân hàng Thị phần tín dụng (2009) % Thị phần tín dụng (2010) % Thị phần tín dụng (2011) % Thị phần tín dụng (2012) %

1 Vietinbank Sông Công 7 7,8 8,0 9,7

2 Vietinbank TN-LX 25 29 27 25 3 BIDV 16 17,2 19 17 4 Agribank 15 13 16 14 5 NH Chính sách 5 5,5 7,0 7,5 6 NH phát triển 8 8,6 9,0 8,7 7 Khối NHCP ngoài quốc doanh 24 18,9 14 18,3 Tổng Cộng 100 100 100 100

(Nguồn:NHNN Thái Nguyên, "Báo cáo thị phần 2009- 2012")

Xét theo thị phần tín dụng trên địa bàn cả Tỉnh Thái nguyên. Năm 2009, thị phần tín dụng của chi nhánh đạt 7% thì đến năm 2010 đạt 7,8% và đến năm 2011 đạt 8%, năm 2012 đạt và chỉ bằng 9,7% tổng thị phần tín dụng của các NHTM Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn của chi nhánh mặc dù trong 03 năm trở lại đây có mức tăng trƣởng cao song Chi nhánh vẫn chƣa khai thác đƣợc hiệu quả, triệt để nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ trên địa bàn, giá trị nguồn vốn huy động từ dân cƣ còn ở mức khiêm tốn đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc mở rộng qui mô và tăng trƣởng tín dụng.

Thời gian thẩm định cho vay dài: Thủ tục nhiều, điều kiện bó buộc, đôi khi chặt chẽ đến mức thái quá, không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Việc thẩm định khoản vay phải thông qua nhiều bộ phận từ phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch, theo mô hình mới chuyển đổi, Phòng khách hàng, phòng giao dịch lập tờ trình trình phòng đánh giá xếp hạng, phòng giải ngân dƣới hội sở chính, thời gian giải quyết hồ sơ rất lâu, không phân định rõ ràng, thiếu tính thực tế và đôi khi mang tính chủ quan của ngƣời tái thẩm định hoặc thẩm định rủi ro độc lập làm ảnh hƣởng đến việc quyết định cho vay và thời gian giải quyết cho vay. Chẳng hạn thời gian giải quyết cho vay trung dài hạn đối với TCKT là 20 ngày, cho vay ngắn hạn là 10 ngày là quá dài. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của NH, ảnh hƣởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Cứng nhắc trong việc đòi hỏi tài liệu chứng minh nguồn thanh toán và nguồn phải thu của khách hàng. Đôi khi việc thẩm định và thủ tục mang nặng tính hình thức, không chú xét đến bản chất của khoản vay nhƣ khả năng kinh doanh, năng lực tài chính, tƣ cách và kinh nghiệm của ngƣời đứng đầu.

Sản phẩm tín dụng chƣa thật sự đa dạng: Chi nhánh chủ yếu áp dụng các sản phẩm tín dụng truyền thống nhƣ cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tƣ. Chƣa áp dụng đầy đủ các sản phẩm tín dụng đa dạng và phong phú theo từng đối tƣợng vay vốn của Hội sở ban hành (ngoài các phƣơng thức trên còn có các phƣơng thức khác nhƣ phƣơng thức cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hƣơng thức dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng vv.. .). Cán bộ làm công tác tín dụng, đặc biệt là CBTD đôi khi mang tính thụ động, thƣờng hƣớng khách hàng vào những sản phẩm tín dụng thông thƣờng mặc dù không phù hợp với đối tƣợng vay vốn do ngại nghiên cứu, áp dụng các sản phẩm mới phù hợp, hơn nữa là sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận còn chƣa đồng bộ. Chi nhánh chƣa quan tâm đến việc đánh giá, hoạch định, định hƣớng tín dụng vào những thị trƣờng mục tiêu với thế mạnh của địa phƣơng theo từng thời gian phù hợp. Đồng thời cảnh báo rủi ro cho những ngành, lĩnh vực cần hạn chế tín dụng. Ngoài ra chi nhánh chƣa chủ động xây dựng hay đề xuất phƣơng án cho vay, định hƣớng mục tiêu tín dụng cũng nhƣ

các sản phẩm tín dụng phù hợp vào những ngành thuộc thế mạnh của tỉnh nhà nhƣ luyện kim, khoáng sản, thƣơng mại, vận tải hàng hóa, .... cho NHCT VN đƣa ra chính sách tín dụng phù hợp cho toàn hệ thống.

Công tác xử lý, thu hồi nợ XLRR chƣa hiệu quả: Hầu hết các khoản nợ đã đƣợc XLRR của chi nhánh đến nay đều thu hồi rất chậm. Các công ty có nợ XLRR một số đã giải thể hoặc phá sản, một số công ty gặp khó khăn và hoạt động cầm chừng, không có nguồn thu. Nhiều công ty đã qua nhiều đời lãnh đạo nên có tính chây ỳ, không phối hợp và không có thiện chí trả nợ. Bên cạnh đó một số hồ sơ chi nhánh đã khởi kiện khách hàng tại tòa án, song việc thụ lý, giải quyết hồ sơ của các cơ quan lien quan còn rất chậm, vì vậy mà công tác xử lý, thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn và kéo dài, đến nay đã gần 4 năm vẫn chƣa xử lý dứt điểm.

Bảng 3.12. Thu hồi nợ xấu, nợ XLRR

Đơn vị: Triệu đồng

STT Nhóm nợ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số dƣ Thu hồi Số dƣ Thu hồi Số Thu hồi Số Thu hồi 1 Nợ nhóm 2 8.179 2.254 5.925 2.456 3.469 1.392 2.077 780 2 Nợ xấu 0 0 3.524 0 6.273 0 8.684 2.035 3 Nợ xử lý rủi ro 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng Cộng 2.254 2.456 1.392 2.815

Nguồn: Vietinbank Sông Công, "Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009- 2012")

Tỉ lệ cho vay không có TSBĐ cao: Tỉ lệ cho vay không có TSBĐ của chi nhanh cao và có xu hƣớng tăng. Tập trung chủ yếu ở một số Doanh nghiệp Nhà nƣớc nhƣ Công ty CP Phụ tùng máy số 1, Công ty TNHH NN 1TV Diesel Sông Công, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, bên cạnh đó có Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣ Công ty CP Nam Việt. Nếu năm 2008 chỉ chiếm tỉ lệ 8,2% trên tổng dƣ nợ, thì đến năm 2010 con số này tăng lên 20,9% . Mặc dù TSBĐ không phải là yếu tố quan trọng trong việc xem xét điều kiện cho vay đối với khách hàng, nhƣng nó lại là nguồn thu dự phòng trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro hoặc khách hàng mất khả năng thanh toán.

Với tỉ lệ cho vay không có TSBĐ cao nhƣ hiện nay sẽ đe dọa đến chất lƣợng tín dụng nếu rủi ro xảy ra, đồng thời trích dự phòng rủi ro nhiều trong trƣờng hợp chuyển nhóm nợ cao hơn, khả năng thu hồi nợ vay là rất khó khăn. Rút kinh nghiệm từ những năm 2000 đến 2003 khi mà chi nhánh ồ ạt cho vay không có TSBĐ hoặc TSBĐ kém đối với các hộ nông dân tại các xã, doanh nghiệp kinh doanh có năng lực yếu kém, hậu quả của nó đến bây giờ chi nhánh vẫn chƣa xử lý dứt điểm.

Tỉ lệ cho vay trung dài hạn cao: Với tỉ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ khá cao, cao hơn so với mức bình quân chung của các NHTM trên địa bàn và toàn hệ thống NHCT. Với tỉ lệ cho vay trung dài hạn cao nhƣ thế này làm cho khả năng thanh khoản kém, mức độ rủi ro tăng lên cùng với thời gian cho vay càng dài, nguy cơ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng cao hơn. Việc cho vay trung dài hạn nhiều làm cho vòng quay vốn giảm, tốc độ luân chuyển vốn thấp, các dịch vụ kèm theo ít làm cho hiệu quả hoạt động tín dụng thấp.

So sánh những hạn chế với Ngân hàng NN&PT Nông thôn trên địa bàn thị xã

Điểm mạnh

- Là NHTM lớn của nhà nƣớc trên địa bàn thị xã

- Có thƣơng hiệu, uy tín đối với bà con nông nghiệp trên địa bàn thị xã

- Có vị trí trụ sở giao dịch thuận tiện - Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại - Cơ chế lãi suất linh hoạt

- Thủ tục giải quyết hồ sơ nhanh gọn - Quy trinh, quy định cho vay đơn giản, gọn nhẹ

- Có hệ thống mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp

Điểm Yếu

- Phong cách giao tiếp với khách hàng chƣa đƣợc thân thiện, gần gũi

- Chƣa có chiến lƣợc Marketing cụ thể cho từng mảng dịch vụ, từng sản phẩm - Hệ thống công nghệ còn chƣa hiện đại, nhiều khâu, quá trình xử lý còn thủ công - Quá trình xem xét, thẩm định cho vay còn sơ xài, chƣa đánh giá đƣợc tổng thể rủi ro trong mỗi giao dịch

- Tỷ lệ nợ xấu cao

- Khả năng giải quyết, xử lý nợ xấu còn chậm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội

- Với cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã, khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều nên còn nhiều cơ hội tiếp cận, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Thách thức

- Nền kinh tế vỹ mô còn nhiều khó khăn, bất ổn, ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh( Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ gốc, lãi, nợ xấu phát sinh)

- Phối hợp với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vƣc nông nghiệp, nông thôn cung cấp tƣ liệu lao động, máy móc thiết bị công nghiệp hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

- Hoạt động kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn ngày càng mở rộng, có khả năng tiếp cận thêm các lĩnh vực khác nhƣ Công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ.

- Với đặc thù kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nên quy mô còn nhỏ lẻ, số lƣợng khách hàng nhiều song số tiền vay không lớn

- Khả năng xảy ra rủi ro, tổn thất là tƣơng đối cao do trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thông thƣờng hay xảy ra dịch bệnh, mất mùa, ảnh hƣởng thiên tai…

- Khả năng nhận thức, kinh nghiệm của hộ nông dân còn chƣa cao, ý thức việc sử dụng vốn chƣa đúng dẫn tới việc sử dụng vốn không đúng mục đích

3.3.2.2. Nguyên nhân

Để đƣa ra những giải pháp mang tính khả thi, toàn diện nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh cần phải phân tích một cách thấu đáo nguyên nhân đã làm phát sinh RRTD và nguyên nhân dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Hoạt động tín dụng của các NHTM gắn liền với sự vận động của nền kinh tế do đó có nhiều nguyên nhân làm giảm chất lƣợng tín dụng, ta có thể nêu ra một số nguyên nhân chính sau:

a. Nguyên nhân chủ quan thuộc về NH:

Phát triển mạng lƣới chậm : Đến đầu năm 2012, chi nhánh mới chỉ có 04 phòng giao dịch. Từ năm 2012 đến nay chi nhánh chƣa mở thêm đƣợc phòng giao dịch nào, nguyên nhân do yếu tố địa bàn hạn hẹp, nhu cầu từ thị trƣờng còn yếu, chi phí cho các phòng giao dịch cũng không nhỏ, bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, NHNN cũng đã siết chặt hơn với quy định mở PGD của các Ngân hàng TM. Sau hơn 20 năm hoạt động, chi nhánh mới chỉ có 04 phòng giao dịch, một con số quá ít so với những NHTM ra đời cùng thời kỳ, thậm chí ít hơn so với các NHTM ra đời sau nhu Tecombank, VIB, vv...Việc chậm phát triển mạng lƣới cùng với việc mở phòng giao dịch tại các địa bàn không thuận lợi, ít tiềm năng đã làm giảm tính cạnh tranh của chi nhánh và mất lợi thế trong việc thu hút các khách hàng tốt. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị phần của chi nhánh nhỏ và có xu

hƣớng giảm. Đồng thời ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng tín dụng và góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của chi nhánh.

Công tác thẩm định phƣơng án, dự án thiếu chính xác: Việc thẩm định vốn tự có, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn gặp khó khăn do việc báo cáo tài chính thiếu trung thực của các doanh nghiệp với NH. Đặc biệt khi thẩm định vốn tự có của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NH không có cơ sở để phân biệt đâu là vốn tự có của đơn vị, đâu là vốn vay vì thƣờng xảy ra trình trạng các doanh nghiệp có hai hệ thống báo cáo tài chính dành cho NH và cho cơ quan thuế. Điều này có thể dẫn đến việc thẩm định phƣơng án, dự án của NH thiếu chính xác.

Việc phân tích thị trƣờng, đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của phƣơng án, dự án của ngƣời làm công tác tín dụng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hiện nay trong công tác thẩm định của NHCT Sông Công, CBTD chủ yếu vẫn dựa vào các thông tin từ phƣơng án, dự án mà khách hàng cung cấp để tính toán chi phí vốn các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chứ chƣa có sự kiểm chứng thực tiễn. Đồng thời khả năng dự báo tình hình biến động, triển vọng của thị trƣờng sản phẩm trong tƣơng lai của CBTD cũng còn những hạn chế. Ngoài ra việc tiếp cận, thu thập thông tin cần thiết trong quá trình thẩm định dự án, phƣơng án hạn chế đã dẫn đến rủi ro khi quyết định cấp tín dụng khi dự án đi vào thực hiện hoặc khi chính sách Nhà nƣớc có thay đổi. Ví dụ hạn chế trong việc thẩm định triển vọng thị trƣờng, công tác dự báo dự đoán giá cả ngành thép đã quyết định cho vay các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép, dẫn đến khi giá thép thế giới giảm kỷ lục vào thời gian khoảng từ năm 2009-2012 làm cho các doanh nghiệp này phá sản và hậu quả đến nay vẫn chƣa xử lý xong.

Đặc biệt đối với công tác thẩm định dự án đầu tƣ, công tác thẩm định yếu tố công nghệ, kỹ thuật của dự án đầu tƣ còn sơ sài vì hầu hết các bộ thẩm định của chi nhánh có chuyên môn tài chính- NH và thƣờng không có chuyên môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Mặt khác, năng lực lập dự án khả thi của khách hàng cũng còn nhiều hạn chế, các số liệu kinh tế kỹ thuật đƣa ra không đúng với thực tế dẫn đến việc tính tổng mức đầu tƣ không hợp lý hoặc nhiều vấn đề phát sinh không đƣợc dự kiến sẽ gây ảnh hƣởng đến hiệu quả dự án đầu tƣ. Vì vậy việc thẩm định các dự án thuộc các lĩnh vực này thƣờng gặp khó khăn và thiếu tính chính xác, ảnh hƣớng đến quyết định cho vay.

Một tình trạng phổ biến đang xảy ra hiện nay là trong quá trình thẩm định phƣơng án, dự án cán bộ thẩm định đã quá coi trọng yếu tố TSBĐ của khoản vay khi quyết định cho vay mà không nhận thức rằng TSBĐ khoản vay không liên quan gì đến yếu tố rủi ro của phƣơng án, dự án. Cán bộ thẩm định không nhận thức đƣợc rằng TSBĐ chỉ là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ khi khoản vay xảy ra rủi ro, và việc xử lý tài sản để thu hồi nợ tốn rất nhiều công sức và cần rất nhiều thời gian vì liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành chức năng. Mục đích thẩm định là đánh giá tính khả thi của dự án để đƣa ra quyết định cho vay nhằm tránh rủi ro chứ không phải xử lý tài sản để bù đắp rủi ro xảy ra. Nói cách khác, NH là loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tín dụng mà không kinh doanh các tài sản thế chấp.

Việc ngày càng có nhiều các NHTMCP trên địa bàn đã làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, nhƣ: hạ thấp điều kiện vay vốn, hạ thấp lãi suất cho vay, cho vay với tỷ lệ khá cao so với giá trị TSBĐ cũng nhƣ giữa tỷ lệ VCSH và vốn vay. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho NH cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng kém.

Việc kiểm tra, giám sát các khoản vay còn sơ sài, mang tính hình thức:

Việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay sau khi cho vay vẫn đƣợc tiến hành, tuy nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 65)