Kết quả hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh Sông Công (2009-2012)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 46)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Kết quả hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh Sông Công (2009-2012)

Việc nƣớc ta chính thức trở thành thành viên WTO từ 1/1/2007 đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hƣớng toàn cầu hóa đã mở ra cho hệ thống ngân hàng nói chung và Vietinbank Sông Công nói riêng rất nhiều cơ hội nhƣng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức mà bất kỳ chủ thể kinh tế nào muốn đứng vững và phát triển đều phải vƣợt qua. Kể từ thời điểm này, “sân chơi” của các NHTM trong nƣớc có sự tham gia của các Ngân hàng liên doanh cũng nhƣ các Ngân hàng nƣớc ngoài khiến cho môi trƣờng cạnh tranh ngày càng lành mạnh hơn và cũng gay gắt hơn. Thêm vào đó, trong giai đoạn năm 2008-2012, nền kinh tế thế giới trong thời kỳ suy thoái, nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế làm thu hẹp đáng kể thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội trong nƣớc.

Trong bối cảnh nền kinh tế bƣớc đầu hội nhậpvà thị trƣờng tài chính tiền tệ đầy biến động, Chi nhánh Sông Công đã tận dụng mọi cơ hội đồng thời nỗ lực vƣợt qua khó khăn để đạt đƣợc những thành tích đáng khích lệ, đóng góp một phần vào sự thành công chung của hệ thống Vietinbank. Điều này có thể thấy từ năm 2009 đến nay, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức so với kế hoạch do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam giao. Cụ thể:

Xét về tình hình huy động vốn, số liệu bảng 3.1 cho thấy, trong những năm

gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có mức tăng trƣởng khá. Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 963,121 tỷ đồng tăng 130,83 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 15,71% so với năm 2010. Năm 2012, huy động đạt 1.186,01 tỷ đồng, tăng 222,89 tỷ đồng, mức tăng 23,14 % so với năm 2011. Trong đó, nguồn vốn huy động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ từ dân cƣ năm 2012 đạt 950,628 tỷ đồng tăng 175,79 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 22,68% so với năm 2011. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm cho thấy Chi nhánh đang có nguồn vốn tƣơng đối ổn định, làm cơ sở vững chắc trong đảm bảo nguồn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế tin tƣởng gửi tiền vào Chi nhánh.

Tiền gửi các tổ chức cũng có tỷ lệ tăng khá qua các năm. Năm 2012, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 235,382 tỷ đồng, tăng 47,1 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 25,01 % so với năm 2011.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Sông Công

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1

Huy động vốn 704.991 832.291 963.121 1.186.010

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 157.704 166.466 188.279 235. 382 - Tiền gửi Dân cƣ 547. 208 665. 753 774. 842 950.628 2 Kỳ hạn

Dƣới 12 tháng 433.574 523.112 635.326 802.092

Trên 12 tháng 271.417 309.179 327.795 383.918

3 Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn 18,05% 15,71% 23,14%

(Nguồn: Vietinbank Sông Công, "Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009- 2012")

Để đạt đƣợc những kết quả trên, ngay từ đầu năm chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn nhƣ: Khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cƣờng tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt trong năm đã thành lập mới 01 phòng giao dịch loại 1 và 03 phòng giao dịch loại 2, nâng tổng số phòng giao dịch của toàn Chi nhánh lên 5 phòng giao dịch, các phòng giao dịch sau thành lập đều thu hút đƣợc lƣợng khách hàng rất tốt với nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều chƣơng trình huy động kèm các chƣơng trình khuyến mại hấp dẫn.

Mặc dù có sự tăng trƣởng mạnh nhƣng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chƣa thực sự hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tăng dần qua các năm: năm 2009 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 61,5%, đến năm 2012 con số này đã tăng lên là 67,62%. Nguồn huy động ngoại tệ còn hạn chế, chƣa đa dạng đƣợc nhiều loại hình khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hàng, vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nƣớc do vậy không mang tính ổn định lâu dài, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức khá cao.

Về tình hình sử dụng vốn, năm 2012, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ngân

hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam về nâng cao chất lƣợng tín dụng. Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã xây dựng chiến lƣợc định hƣớng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng.

Thƣờng xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng. Đối với khách hàng mới phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về quy mô ngành hàng và về chiến lƣợc cạnh tranh đƣa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định.

Giữ vững và từng bƣớc tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, đƣợc xác định là khách hàng chiến lƣợc. Đồng thời kiên quyết giảm dƣ nợ đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, do vậy dƣ nợ cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh.

Chi nhánh đã chú trọng mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các hộ tƣ nhân cá thể, có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản bảo đảm, có phƣơng án khả thi. Tuy nhiên tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn và cho vay không có tài sản bảo đảm vẫn còn ở mức cao.

Dƣ nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2012 đạt 653.015 tỷ đồng, tăng 106,344 tỷ đồng, mức tăng 11,01% so với 31/12/20011.

Cho vay Ngắn hạn: Dƣ nợ đạt 410,156 tỷ đồng, tăng 106,233 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 65,1% tổng dƣ nợ

Cho vay Trung và Dài hạn: Dƣ nợ đạt 242,859 tỷ đồng, tăng 80,770 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 34,9% trên tổng dƣ nợ.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank Sông Công Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Đầu tƣ và cho vay 319.012 385.023 466.012 653.015

Trong đó: Nợ xấu 0 3.524 6.273 8.684

2

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

L/C nhập khẩu (triệu USD) 12,2 18,5 17,6 17,7

L/C xuất khẩu (triệu USD) 1,32 2,87 1,89 1,88

D/P(triệu USD) 0,85 0,72 0,94 0,38

D/A(triệu USD) 0,46 0,77 0,9 0,849

3 Phát hành bảo lãnh (quy đổi VND) 73.000 60.446 44.600 34.000

(Nguồn: Vietinbank Sông Công, "Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009- 2012") Công tác dịch vụ ngân hàng

Chi nhánh cũng đẩy mạnh việc tiếp thị, phát hành thêm thẻ ATM, coi đây là một nguồn thu phí ngày càng đáng kể. Năm 2012, Chi nhánh phát hành thêm đƣợc 2.916 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ ATM Chi nhánh đã phát hành lên 9.092 thẻ ATM; phát hành thêm 424 thẻ TDQT, nâng tổng số thẻ lên 1.171 thẻ; lắp đặt đặt thêm 1 máy EDC, nâng tổng số máy Chi nhánh quản lý lên 8 máy ATM và 06 máy EDC

Công tác chuyển tiền

Trong năm 2012, số lƣợng giao dịch chuyển tiền qua Chi nhánh đạt khá cao, cụ thể:

Chuyển tiền trong nước

Chuyển tiền điện tử: 29.673 món, tăng 2.643 món so với năm 2011; Trị giá 2.407 tỷ đồng, giảm 166 tỷ đồng so với năm 2010;

Bù trừ và thanh toán trong cùng Chi nhánh: 9.901 món, trị giá 4.155 tỷ đồng.

Chuyển tiền nước ngoài

Chuyển tiền đi: 617 món, trị giá 23 triệu USD; Tăng 271 món so với năm 2011; Chuyển tiền đến: 408 món, trị giá 17 triệu USD. Giảm 87 món so với năm 2011; Dịch vụ kiều hối: 286 món, trị giá 1,49 triệu USD. Tăng 183 món so với năm 2011.

Năm 2012, phí chuyển tiền Chi nhánh thu đƣợc là 862 triệu đồng; tăng 0,3 tỷ đồng so với năm 2011.

Kết quả đạt được

So với các huyện khác của Thái Nguyên, thì thị xã Sông Công là một thị xã có tuổi đời trẻ, có đặc điểm địa lý không phải nằm gần trung tâm của Tỉnh Thái Nguyên, khối lƣợng, chất lƣợng khách hàng có những hạn chế nhất định. Hơn nữa, trên địa bàn thị xã, có rất nhiều Chi nhánh ngân hàng khác cùng hoạt động nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, với sự cố gắng, quyết tâm và đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên, Vietinbank Sông Công đã hoàn thành vƣợt mức các kế hoạch đƣợc giao và đạt đƣợc các kết quả khả quan.

Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh các năm tại Vietinbank Sông Công

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng thu nhập 47.204 53.903 60.581 84.891

2 Tổng chi phí 42.955 49.590 55.922 80.099

Trong đó, trích DPRR 0 2.341 4.112 6.957

3 Lợi nhuận đã trích DPRR 4.249 4.313 4.659 4.882 4 Tăng trƣởng lợi nhuận so

với năm trƣớc 1,5% 8 % 4,7%

(Nguồn: Vietinbank Sông Công, "Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009- 2012")

Qua bảng số liệu trên có thể thấy tổng thu nhập và lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng trƣởng qua các năm. Tổng thu nhập năm 2011 đạt 60,581 tỷ đồng, tăng 6,67 tỷ đồng, tốc độ tăng 12,3% so với năm 2010. Do thực hiện tốt việc quản lý chi phí nên lợi nhuận của chi nhánh vẫn đạt đƣợc là 4,659 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trƣớc.

Sang năm 2012, tổng thu nhập của chi nhánh tăng trƣởng mạnh, đạt 84,89 tỷ đồng, tăng 24,3 tỷ đồng, tốc độ tăng 40,1% so với năm 2011. Bên cạnh đó, tổng chi phí trong năm có tốc độ tăng 43,2%, lớn hơn so với tốc độ tăng của tổng thu nhập không nhiều. Chính vì vậy mà trong năm qua, lợi nhuận đạt 4,88 tỷ đồng, chỉ tăng 4,7% so với năm 2011.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế sau khủng hoảng, suy thoái thì đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là rất đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)