Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 33)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng

Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhƣng cũng là một hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập nhƣ hiện nay vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Và hơn lúc nào hết, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng đang ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, vô cùng quan trọng đối với mỗi NHTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại

Nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao chất lƣợng tín dụng góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Khi ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng thì họ thỏa mãn nhu cầu về vốn để duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình đó diễn ra liên tục. Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng thì đồng nghĩa với việc ngân hàng phải giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đòi hỏi khách hàng phải quan tâm hơn tới việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, tiêu thụ đƣợc nhiều, bù đắp chi phí, tối đa đƣợc lợi nhuận, đảm bảo trả đƣợc đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi cho ngân hàng. Điều đó không những giúp khách hàng tạo đƣợc uy tín tín dụng với ngân hàng mà ngày càng củng cố đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng.

1.3.2. Đối với nền kinh tế

Ngày nay, nền kinh tế ngày càng hội nhập mạnh mẽ, tạo ra không ít những thuận lợi cũng nhƣ thách thức đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong đó có ngân hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, lƣu thông hàng hóa cũng thúc đẩy tín dụng ngân hàng phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn của nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc quan tâm. Chất lƣợng tín dụng tốt tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng thanh toán và chức năng trung gian tín dụng. Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm đầu tƣ, góp phần điều hòa vốn, cung cấp vốn cho nền kinh tế, tăng cƣờng việc thanh toán cho ngân hàng, từ đó tiết kiệm đƣợc chi phí lƣu thông, quản lý tốt hơn mọi hoạt động trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Chất lƣợng tín dụng cũng góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng. Nâng cao chất lƣợng tín dụng góp phần làm cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, lớn mạnh, khách hàng vay vốn hoạt động hiệu quả, không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho khách hàng, ngân hàng mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tín dụng là hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng, bởi nó là nghiệp vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu, nhƣng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc hiệu quả, nâng cao uy tín và tối đa hóa lợi nhuận thì hoạt động tín dụng cũng phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng và an toàn. Do đó, nâng cao chất lƣợng tín dụng trở thành vấn đề cốt lõi, thiết yếu trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Nó quyết định cho sự tăng trƣởng tín dụng, đảm bảo cho việc kinh doanh an toàn vốn, hiệu quả, góp phần tạo nguồn thu, lợi nhuận, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Với ý nghĩa đó, trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần luôn luôn phải đặt vấn đề chất lƣợng lên hàng đầu, trong đó mục tiêu nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chung của đề tài: Thế nào là chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng tín dụng ảnh hƣởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể của đề tài:

+ Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng? + Phƣơng pháp đo lƣờng chất lƣợng tín dụng?

+ Vai trò của chất lƣợng tín dụng?

NHCT VN- Chi nhánh Sông Công + Những giải pháp nào góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCT VN- Chi nhánh Sông Công?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT VN- Chi nhánh Sông Công trong các năm từ 2009 đến 2012, thông tin từ Ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, Thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC- Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, .

Ngoài ra tài liệu còn đƣợc thu thập thông qua các phƣơng tiện mở nhƣ sách, báo, truyền hình, internet, các trang mạng… đề tìm tất cả các số liệu, thông tin có liên quan đến đề tài.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với đối tƣợng là các Doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn và phƣơng pháp phi ngẫu nhiên đối với đối tƣợng là lãnh các Doanh nghiệp. Phƣơng pháp tiến hành khảo sát hai đối tƣợng đó là bằng bảng câu hỏi.

Mục tiêu của hoạt động điều tra thu thập số liệu sơ cấp là nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, khách quan và chính xác các thông tin về mối quan hệ giữa chất lƣợng tín dụng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phương pháp quan sát trực tiếp

Phƣơng pháp này giúp tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn các Doanh nghiệp vay vốn thông qua ghi chép, chụp ảnh lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Với tài liệu đã thu đƣợc, tôi đã tổng hợp và hệ thống hoá chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích, tống hợp, đánh giá. Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chƣơng trình Excel 2010 của Microsoft.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng các phƣơng pháp sau:

Phương pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, quan sát, nắm bắt, theo dõi hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp vay vốn, xác định hiệu quả đầu tƣ từ nguồn vốn vay Ngân hàng. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

Phương pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tƣơng đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tƣợng nghiên cứu qua các năm.

Phương pháp đánh giá thực trạng quản lý: là sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng quản lý tín dụng tại NHCT VN- Chi nhánh Sông Công.

Phương pháp dự báo: Dự báo xu thế biến động của các hiện tƣợng kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong tƣơng lai. Đó là dự báo về xu thế biến động ngành, các chi phí có tính chất quyết định, phƣơng pháp, cách thức quản lý ...ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng.

Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng

Chất lƣợng tín dụng là một phạm trù vừa trừu tƣợng, vừa cụ thể, bởi để có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng, ngƣời ta phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố, cả định tính và định hƣớng.

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá định tính

Chất lƣợng tín dụng của một NHTM trƣớc hết đƣợc nhìn nhận từ khả năng của chính ngân hàng đó. Các chỉ tiêu định tính ở đây có thể kể đến nhƣ: uy tín của NHTM trên thị trƣờng, tiềm lực của ngân hàng trong việc huy động vốn và các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác, chất lƣợng cán bộ tín dụng, trình độ phát triển khoa học công nghệ, ảnh hƣởng của tín dụng NHTM đối với sự phát triển của ngành ngân hàng và của nền kinh tế.

Chất lƣợng tín dụng đƣợc coi là tốt khi ngân hàng đáp ứng đƣợc kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu về vốn của khách hàng. Đây là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, cũng chứng tỏ đƣợc hoạt động tín dụng của ngân hàng là có chất lƣợng. Bởi một ngân hàng để có thể hoạt động và phát triển không thể tách rời mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng đƣợc thỏa mãn khi đến với ngân hàng là điều mà mọi ngân hàng luôn hƣớng tới. Tuy nhiên, sự thỏa mãn đó rất đa dạng nhƣ: khối lƣợng tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải phù hợp với nhu cầu, thời điểm và mục đích sử dụng vốn của khách hàng; Thủ tục vay vốn nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc nguyên tắc an toàn vốn; Tiết kiệm chi phí đi lại, giao dịch, tiết kiệm thời gian cho khách hàng,… Vì vậy, để có thể đạt đƣợc những mục tiêu này, bản thân mỗi NHTM cũng phải cố gắng rất nhiều và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tín dụng của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Để nguồn vốn vay đến đƣợc với khách hàng có chất lƣợng là một việc khó và việc thu hồi đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi của tất cả các khoản vay đảm bảo thu nhập cho khách hàng cũng là một vấn đề không đơn giản. Nó đòi hỏi ngân hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay luôn phải có sự kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lý những vấn đề phát sinh để tối thiểu hóa mọi rủi ro cho ngân hàng. Tăng trƣởng tín dụng luôn phải đi kèm với việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đồng thời, xét một cách rộng hơn, chất lƣợng tín dụng phải thể hiện trong việc các khoản tín dụng phải đóng góp vào sự phát triển của chính sách tiền tệ quốc gia, ổn địnhvà thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng, phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm và cải thiện chất lƣợng đời sống xã hội.

Các chỉ tiêu định tính này chỉ có thể đánh giá chất lƣợng tín dụng ở mức tổng quát và mang tính tƣơng đối, đặt trong từng bối cảnh của nền kinh tế. Vì vậy, để đánh giá chính xác và cụ thể hơn về chất lƣợng tín dụng, ngƣời ta sử dụng một số chỉ tiêu mang tính định lƣợng.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng

Có nhiều chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Trong đó, ta có thể đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản sau:

- Chỉ tiêu tổng dƣ nợ cho vay: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, sự tăng trƣởng hoạt động tín dụng của một ngân hàng.

Khối lƣợng tín dụng lớn chỉ có thể đạt đƣợc khi ngân hàng áp dụng các chính sách tín dụng năng động, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Song song với đó là có sự hỗ trợ của công tác tiếp thị tốt để thu hút khách hàng, cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn, quy trình làm việc nhanh, hiệu quả,… Tổng dƣ nợ cho vay cao và tăng trƣởng qua từng thời ký cũng chứng tỏ đƣợc uy tín của ngân hàng đối với khách hàng vay, thị phần của ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng, là tiền đề để tạo ngồn thu nhập từ tín dụng - một trong những nguồn thu chủ yếu, lớn nhất của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu tổng hợp dƣ nợ cho vay đƣợc đo lƣờng bằng số tuyệt đối nên nó chỉ phù hợp với việc đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ.

Việc tăng khối lƣợng dƣ nợ cho vay phải phù hợp với tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn trong thanh toán cũng nhƣ đi đôi với các biện pháp bảo đảm trong cho vay theo đúng quy định của mỗi ngân hàng và pháp luật. Việc tăng trƣởng tín dụng quá nóng, vƣợt ra ngoài khả năng về nguồn lực của ngân hàng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhƣ rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng tín dụng thì mỗi ngân hàng cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ = Tổng số nợ quá hạn x 100% Tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ = Tổng số nợ xấu x 100% Tổng dƣ nợ

Đây là hai chỉ tiêu rất cơ bản để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi Quyết định 493 đã ra đời quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thì dƣ nợ của các tổ chức tín dụng đƣợc chia thành 05 nhóm, gồm:

+ Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn + Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ

+ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Trong đó, nợ quá hạn là những khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 2. Nợ xấu gồm những khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của mỗi ngân hàng càng thấp thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng đó càng tốt và ngƣợc lại. Tuy nhiên, trên thực tế, rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, ngân hàng thƣờng chấp nhận một tỷ lệ xấu nhất định đƣợc coi là giới hạn an toàn. Ở Việt Nam, mức giới hạn đƣợc đƣa ra là 5%. Tỷ lệ nợ xấu < 5% thì chất lƣợng đƣợc đánh giá là bình thƣờng, càng nhỏ hơn mức 5% càng tốt. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ > 5% thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cần có biện pháp xem xét điều chỉnh kịp thời.

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dƣ nợ Tổng huy động vốn

Chỉ tiêu này cho phéo so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đồng thời xác định nguồn vốn có thể tự tài trợ của Ngân hàng. Với vai trò là trung gian tài chính. Các NHTM huy động vốn với giá rẻ để cho vay với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giá cao hơn. Nếu nguồn vốn huy động không đủ cho vay thì ngân hàng sẽ phải huy động các nguồn khác với chi phí cao hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 33)