Công tác quản lý ngân sách nói chung và chi ngân sách nói riêng luôn luôn thay đổi do quá trình thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội cũng nhƣ yêu cầu ngày càng cao nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân cơ bản chính là công tác chi chỉ kiểm soát đầu vào mà chƣa kiểm soát kết quả đầu ra, đồng thời với môi trƣờng làm việc cứng nhắc đã làm cho nhiều nhà quản lý sử dụng ngân sách kém hiệu quả bởi vì không khuyến khích đƣợc tiết kiệm và không gắn kết giữa khối lƣợng chi tiêu với kết quả đầu ra. Do đó, công tác đổi mới quản lý ngân sách nói chung và chi ngân sách nói riêng cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của ngƣời quản lý đƣợc trao quyền tự chủ trong việc điều hành hoạt động về kết quả. Những kết quả cần đƣợc chi tiết hóa trong ngân sách và trong những kế hoạch chi ngân sách có liên quan,
95
qua đó ngƣời quản lý thấy trƣớc đƣợc kết quả họ đạt đƣợc và tạo điều kiện cho các đơn vị có chức năng so sánh với kết quả trong quá trình đặt mục tiêu, kế hoạch ban đầu với kết quả thực tế.
- Những ngƣời quản lý có năng lực đủ mạnh trong việc chủ động đề ra các giải pháp để giảm bớt chi phí hoạt động hoặc nâng cao khối lƣợng, chất lƣợng đầu ra.
- Tạo ra những đòn bẩy kinh tế để khuyến khích những ngƣời quản lý cải thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động.
- Đổi mới công tác chi ngân sách còn là đổi mới nội dung, quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện giải ngân kinh phí đƣợc giao; đổi mới sự phối hợp nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa cơ quan tài chính, KBNN và các ban ngành, các xã thị trấn.