Kết quả quản lý chi ngân sách tác động tới phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 74)

dự toán chi đến thanh quyết toán các khoản chi.

Việc kiểm tra “trong khi thu - chi” đƣợc cơ quan Thuế, Tài chính và Kho bạc kiểm tra, xét duyệt nghiêm ngặt theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nƣớc quy định, quá quan tâm tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, thủ tục kê khai thuế, mức thu, đôi tƣợng thu,

Việc kiểm tra, thanh tra “sau thu - chi” cũng đƣợc cơ quan Thuế, Tài chính và Kho bạc tiến hành, xét duyệt một cách nghiêm ngặt theo định mức, quy định hiện hành.

Thực hiên kiểm tra, thanh tra quản lý thu - chi ngân sách thƣờng xuyên và đột xuất khi cần thiết, nhằm ngăn ngừa vi phạm, những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý thu - chi NSNN ở địa phƣơng.

Bên cạnh đó hoạt động giám sát của HĐND huyện củng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý chi NSNN. Việc phân bổ dự toán chi NS hàng năm đƣợc HĐND huyện thực hiên theo luật NSNN dã góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN trên địa bàn

3.2.3. Kết quả quản lý chi ngân sách tác động tới phát triển kinh tế huyện Lệ Thủy: Lệ Thủy:

3.2.3.1. Nhữngkết quả đạt được:

62

hành ngân sách đạt kết quả khá tôt, góp phần từng bƣớc ổn định tình hình tài chính - tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đáp ứng ngày càng nhiều hơn cho nhu cầu chi tiêu cấp thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Kết quả và những tiến bộ của công tác quản lý chi NSNN theo quy định của Luật NSNN đã đƣợc thực tế chứng minh nhƣ sau:

- Chi NSNN từng bƣớc đƣợc cơ cấu lại theo hƣớng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tƣ xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp - nông thôn, bảo vệ môi trƣờng, củng cố an ninh - quốc phòng. Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chi NS ngày càng tiết kiệm và hiệu quả cao.

- Điều hành chi NSNN từng bƣớc chủ động và linh hoạt hơn, chi NSNN luôn trở thành công cụ đắc lực phục vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tăng chi đầu tƣ phát triển, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản và dự trữ nông sản.

- Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản chi chủ yếu đã đƣợc chuẩn hóa, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chính quyền, nhất là đối với ngân sách và chính quyền cấp xã.

- Địa phƣơng chủ động khai thác nguồn thu để đảm bảo chi, các cấp chính quyền ngày càng chăm lo hơn các nguồn thu từ các loại thuế, phí, lệ phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo nguồn thu chung của NSNN. Các cấp chính quyền càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn. Vì vậy, các nguồn thu chủ yếu của NSNN hàng năm đều đạt và vƣợt so với dự toán.

- Đƣa chu trình quản lý chi NSNN vào nề nếp sau khi luật NSNN có hiệu lực, quy trình lập, chấp hành và quyết toán NS đã đƣợc địa phƣơng chấp hành nghiêm túc.

63

*Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội

Bảng 3.7 : Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế

hoạch

Thực hiện

1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế % 8,5 - 9,5 7,5

2. Cơ cấu kinh tế 100 100

+ Công nghiệp – xây dựng % 26 25,5

+ Du lịch - dịch vụ % 36-36,5 36,5

+ Nông - lâm - ngƣ nghiệp % 37,5-38 38

3. Tổng sản lƣợng lƣơng thực tấn >88.000 89.500

4. Tổng thu NSNN trên địa bàn Triệu đồng 74.750 88.272

5. Tổng chi NS Triệu đồng 465.847 665.377

6. Thu nhập bình quân đầu ngƣời Triệu đồng 21 21

7. Số diện tích có thu nhập từ 70 triệu

đồng/năm trở lên Ha

2.200 -

3.000 2.200

8. Số lao động đƣợc tạo việc làm Lao động 4.000 –

4.200 4.200

9. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng

dƣới 5 tuổi % <20 19

10. Tỷ lệ hộ dùng nƣớc hợp vệ sinh % >85 85

11. Tỷ lệ độ che phủ rừng % 68,2 68,5

12. Tỷ lệ hộ nghèo % 10 – 11 10,5

Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy

*Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện tăng trƣởng theo chiều hƣớng tích cực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm 2009 - 2013 đạt 8,6%; ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5,6%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,8% và các ngành dịch vụ tăng 11,55%. (UBND huyện Lệ Thủy, 2009-2013)

64

Nếu năm 2009 là năm có tốc độ tăng cao nhất (đạt 10,26%) thì năm 2011 tăng trƣởng kinh tế thấp nhất của cả giai đoạn (đạt 7,54%). Ngành Công nghiệp-xây dựng và các ngành dịch vụ có tốc độ tăng tƣơng đối ổn định, trong khi ngành Nông-lâm nghiệp - thủy sản thấp hơn các ngành khác và không ổn định. (Bảng 3.8)

Bảng 3.8: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Lệ Thủy giai đoạn 2009 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ TT BQ 5 năm (%) Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (VA)

(%) 10,26 8,29 7,54 8,11 8,24 8,6

1. Ngành nông - lâm nghiệp - thủy

sản 8,34 5,70 4,10 5,96 4,00 5,6 2. Ngành công nghiệp – xây dựng 10,86 9,80 8,74 9,66 9,92 9,8 3. Các ngành dịch vụ 12,23 11,50 11,02 9,60 11,93 11,55

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy (số liệu đã hiệu chỉnh theo giá 2010)

Bảng 3.9: Tốc độ tăng trƣởng GTSX các ngành kinh tế Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013

(theo giá so sánh năm 2010) ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ TT BQ 5 năm (%) Tốc độ tăng trƣởng GTSX (GO) 9,56 10,08 6,70 8,38 8,88 8,70

1. Ngành nông - lâm nghiệp –

thủy sản 5,15 6,98 2,32 7,22 4,55 5,25

2. Ngành công nghiệp - xây dựng 9,85 8,54 8,82 9,63 12,94 9,90 3. Các ngành dịch vụ 15,64 15,26 10,55 8,82 10,87 12,20

65

Hình 3.1: Xu hướng tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GTTT) và tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy

giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy)

0 2 4 6 8 10 12 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm T ăn g t rưở n g ( % ) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GTTT) Tốc độ tăng trưởng GTSX

Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) giai đoạn 2009-2013 cao hơn mức tăng trƣởng kinh tế, bình quân hàng năm đạt 8,7%. Trong đó: Nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 5,25%/năm, Công nghiệp-xây dựng tăng 9,9%/năm và các ngành dịch vụ tăng 12,2%/năm (bảng 3.3). Nhìn chung, cả tốc độ tăng GTSX và tốc độ tăng trƣởng kinh tế đều giảm, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng GTSX có xu hƣớng giảm mạnh hơn và không ổn định so với tốc độ tăng trƣởng kinh tế (hình 3.1). Qua đó cho thấy hiệu quả chung của nền kinh tế hàng năm có xu hƣớng tốt hơn.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản (bảng 3.4 và hình 3.2). Cụ thể: năm 2009 ngành Nông-lâm nghiệp- thủy sản chiếm 40% thì đến năm 2013 còn 38%, giảm 2,0%; ngành Công nghiệp-xây dựng năm 2019 chiếm 25% thì đến năm 2013 đạt 25,5%, tăng 0,5%; các ngành Dịch vụ năm 2019 đạt 35% thì đến năm 2013 đạt 36,5%, tăng 1,5%. Tuy nhiên xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ còn chậm.

66

Bảng 3.10. Tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013

(Theo giá so sánh năm 2010) ĐVT: %

Các ngành kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản 40,00 40,00 39,15 38,70 38,00 2. Ngành công nghiệp-xây dựng 25,00 24,56 25,05 25,30 25,50 3. Các ngành dịch vụ 35,00 35,44 35,80 36,00 36,50 Cộng 100,00 100,00 100,0 0 100,0 0 100,0 0

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy (số liệu đã hiệu chỉnh theo giá 2010)

Xu hƣớng tỷ trọng của các ngành trong giai đoạn 2009-2013 khác nhau. Trong khi tỷ trọng ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản giảm qua hàng năm thì xu hƣớng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp-xây dựng, các ngành Dịch vụ không đều, cá biệt năm 2010 tỷ trọng ngành Công nghiệp-xây dựng có giảm sau đó tăng trở lại vào các năm tiếp theo (hình 3.2).

Hình 3.2: Xu hướng tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013 (theo giá so sánh năm 2010)

(Nguồn: Chi cục Thống k ê huyện Lệ Thủy)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm T tr n g ( % ) 1. Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản 2. Ngành công nghiệp - xây dựng 3. Các ngành dịch vụ

Trong 5 năm (2009 - 2013) ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản phát triển khá toàn diện. Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá cố định 1994) tăng bình quân 7,3%, năm 2013 bằng 1,4 lần so với năm 2008.

67

Đã chú trọng đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bố trí thời vụ hợp lý, xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình 2.000 - 2.500 ha có giá trị thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng/năm trở lên và Chƣơng trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Đến nay có trên 2.200 ha có giá trị thu nhập từ 70 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Tốc độ tăng bình quân sản lƣợng lƣơng thực 5 năm (2006 - 2010) đạt 1,2%/năm, tốc độ tăng trƣởng bình quân lƣơng thực 2010-2013, đạt 1,33% Cụ thể:

+ Năm 2005 đạt 80.188 tấn; + Năm 2010 đạt 86.000 tấn. + Năm 2013 đạt 89.500 tấn.

* Ngành công nghiệp - TTCN:

Ngành công nghiệp - TTCN đã có bƣớc chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011-2013.

Giá trị sản xuất (theo giá cố định) 5 năm (2009 - 2013) tăng bình quân 11,7%, đến năm 2013 bằng 1,47 lần so với năm 2009.

Chƣơng trình phát triển TTCN - NNNT đƣợc tích cực chỉ đạo triển khai. Các chính sách khuyến khích của tỉnh, huyện đƣợc ban hành kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề, làng nghề, dự án, cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.

Công nghiệp - TTCN có chuyển biến tích cực. Đã ban hành chính sách kêu gọi đầu tƣ, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và du nhập một số ngành nghề mới phù hợp vào địa bàn. Một số ngành nghề mới nhƣ sản xuất nấm, thêu ren, sản xuất giấy GRAF và chế biến nông sản bƣớc đầu có hiệu quả.

68

Hệ thống lƣới điện từng bƣớc đƣợc đầu tƣ nâng cấp và mở rộng, có 100% xã, thị trấn dùng lƣới điện quốc gia, trên 99,7% hộ dùng điện.

Đến nay, trên địa bàn có 2.676 cơ sở sản xuất TTCN-NNNT, tăng hơn 400 cơ sở so với năm 2005. Nhiều dự án mới nhƣ khai thác chế biến titan, khai thác đá, sản xuất VLXD... đƣợc triển khai, đặc biệt sản xuất vật liệu gạch không nung phát triển rất mạnh với trên 20 cơ sở, sản lƣợng trung bình 15 triệu viên/năm. Các làng nghề truyền thống nhƣ rƣợu Tuy Lộc, nón lá Quy Hậu, đan lát Xuân Bồ, chiếu cói An Xá và chổi đót Lệ Bình... tiếp tục đƣợc hỗ trợ khôi phục phát triển.

Dịch vụ du lịch bƣớc đầu đƣợc khai thác. Các điểm tham quan du lịch thiên nhiên, tâm linh, văn hoá đƣợc hình thành nhƣ Đập An Mã, Bàu Sen, Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh... làm cơ sở cho du lịch huyện nhà phát triển.

* Giáo dục - Đào tạo

Trong giai đoạn 2009 - 2013 sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện Lệ Thủy phát triển khá toàn diện và ổn định. Chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc coi trọng, các điều kiện phục vụ cho giảng dạy đƣợc quan tâm, từng bƣớc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng chuẩn quốc gia.

Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng lên rõ rệt; tỷ lệ huy động học sinh vào các cấp học đƣợc đảm bảo. Học sinh tốt nghiệp các cấp học, học sinh giỏi, học sinh đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc. Đến năm 2013 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS, có 53,6% trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chƣơng trình và nội dung đào tạo đƣợc đổi mới, gắn với nhu cầu phát triển KT-XH. Công tác hƣớng nghiệp dạy nghề ở các trƣờng phổ thông đƣợc chú trọng.

* Y tế- chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thông qua các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, y tế dự phòng các cấp chính quyền đầu tƣ xây dựng, mua sắm trang thiết bị, bổ sung cán bộ

69

chuyên môn cho các bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng và hệ thống y tế phƣờng xã nên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu tích cực.

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của ngành y tế còn hạn chế, khoảng cách và mức độ hƣởng thụ các dịch vụ y tế còn chênh lệch; mặc dù các chỉ tiêu công tác khám chữa bệnh đều đạt và vƣợt cao so với kế hoạch đề ra song ngành đang thiếu nhiều trang thiết bị và nhân lực, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sâu.

* Văn hóa- thông tin-thể thao.

Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đã tạo ra bƣớc chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Nhiều nét bản sắc văn hoá trong nhân dân đƣợc giữ gìn và phát huy tốt.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ”, xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá đƣợc thực hiện có hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện Chƣơng trình xây dựng làng văn hoá, cơ quan văn hoá gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tạo bƣớc chuyển biến căn bản về môi trƣờng văn hoá, nếp sống văn hoá mới, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Toàn huyện có trên 50% xã, thị trấn và thôn, bản xây dựng đƣợc thiết chế văn hóa đồng bộ. Công tác thông tin truyền thông đã kịp thời phản ánh các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, các thông tin khoa học và đời sống đến toàn dân. Hoạt động truyền thanh - truyền hình có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ, chất lƣợng truyền thanh - truyền hình ngày càng đƣợc nâng cao. Công tác quản lý nhà nƣớc về thông tin và truyền thông đƣợc chú trọng;

* Các vấn đề xã hội khác.

Đã chú trọng thực hiện các chính sách xã hội về lao động, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 4.100 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 773 ngƣời. Năm 2013, giải quyết việc làm cho trên 4.200 lao động

70

Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 34,16% năm 2005 xuống còn 10% năm 2010 (theo chuẩn mới còn 20,11%). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013, còn 10,5%

* Xây dựng kết cấu hạ tầng

Đã đẩy mạnh huy động các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Tổng mức vốn đầu tƣ phát triển trong 4 năm 2009 - 2013 tăng trƣởng bình quân trên 25%, giá trị sản xuất xây dựng tăng bình quân 17,8%.

Mạng lƣới giao thông vận tải đƣợc quan tâm đầu tƣ, đến nay 100% xã, thị trấn đã có đƣờng ô tô về đến trung tâm. Hầu hết các tuyến đƣờng quan trọng của huyện đã đầu tƣ hoặc đang xúc tiến thực hiện. Chƣơng trình cứng hóa giao thông nông thôn đạt kết quả cao với khối lƣợng thực hiện trên 93 km.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)