Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 90)

* Phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp

Phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, có chất lƣợng cao gắn với thị trƣờng, giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của cả 3 vùng: đồng bằng, miền núi - gò đồi và vùng ven biển. Phấn đấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp thời kỳ 2011- 2015 tăng 5,5%, thời kỳ 2016 - 2020 tăng 4,6%; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 đạt 47,4% và đến năm 2020 đạt 50,2%.

78

* Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tập trung đầu tƣ để hình thành một số khu, cụm công nhiệp.

Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng công nghiệp giai đoạn 2011-2020 đạt 15,5%. Đến năm 2020, sản lƣợng một số sản phẩm chủ yếu nhƣ sau: nƣớc khoáng 30.000 nghìn lít; titan 4.000 tấn; gạch tuynel 30.000 nghìn viên; gạch không nung 15.000 nghìn viên; giấy kraft 20.000 tấn; cát sạn 300 nghìn m3

; may xuất khẩu 1.000 - 2.000 nghìn sản phẩm...

* Phát triển thƣơng mại dịch vụ, du lịch

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ thƣơng mại, buôn bán vật tƣ hàng hóa, khách sạn, nhà hàng, du lịch, vận tải, bƣu chính - viễn thông; khai thác có hiệu quả các điểm du lịch trên địa bàn. Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân đạt 16,0%/năm; đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 39,0%. Chú trọng phát triển mạng lƣới thƣơng mại- dịch vụ rộng rãi; đầu tƣ nâng cấp chợ đầu mối nhƣ: chợ Tréo, chợ Mỹ Đức, chợ Cƣởi và hệ thống các chợ xã, khuyến khích kêu gọi đầu tƣ xây dựng một số siêu thị ở thị trấn Kiến Giang, Lệ Ninh, ngã 3 Cam Liên, các điểm kinh doanh buôn bán dịch vụ tập trung. Quy hoạch phát triển trung tâm thƣơng mại tại thị trấn Kiến Giang để về lâu dài trở thành trung tâm thƣơng mại phía Nam tỉnh.

Tranh thủ các nguồn vốn, xúc tiến đầu tƣ nâng cấp các khu du lịch- dịch vụ, nhƣ: Khu du lịch sinh thái- nghĩ dƣỡng và chữa bệnh Bang, bãi tắm Tân Hải, khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà lƣu niệm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, các điểm di tích lịch sử văn hoá: miếu Thành Hoàng, chùa An Xá, chùa Hoàng Phúc.

* Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội

- Dân số và lao động

Dự báo dân số huyện Lệ Thuỷ đến năm 2015 là 141.650 ngƣời, năm 2020 khoảng 143.400 ngƣời. Đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 78.320

79

ngƣời trong độ tuổi lao động. Đây là lực lƣợng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân. Từng bƣớc hình thành và phát triển thị trƣờng lao động và tổ chức lại lực lƣợng lao động xã hội. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và phổ cập nghề.

- Giáo dục - đào tạo

Phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, hội khuyến học, khuyến tài. Chú trọng mở các lớp dạy nghề, nâng cao kỹ năng nghề, tác phong công nghiệp và ý thức trách nhiệm xã hội cho ngƣời lao động, đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% và đào tạo nghề trên 35% vào năm 2015; đến năm 2020 đạt khoảng 65%, trong đó qua đào tạo nghề đạt trên 40%. Tập trung mục tiêu phổ cập mầm non đúng độ tuổi, phấn đấu đến năm 2015 huy động 94,7%, năm 2020 huy động 99% số cháu 5 tuổi vào học mẫu giáo. Đến năm 2015 có 50%, năm 2020 có 65% trƣờng mầm non đạt chuẩn. Duy trì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, phấn đấu từ 65-70% số dân số trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông vào năm 2020.

- Y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn khoảng 14,3% và đến năm 2020 dƣới 10%; đến năm 2015 có 60 - 65% xã phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế và năm 2020 đạt 100%. Đến năm 2020, có 5,5 - 6 bác sĩ /10.000 dân.

- Văn hoá - thông tin, thể dục thể thao

Đến năm 2020, có 60 - 65% thôn, bản đạt chuẩn quốc gia theo chuẩn mới. Nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa, thông tin cơ sở, giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa. Đẩy mạnh các hoạt động thể thao truyền thống, thể thao thành tích cao và phong trào toàn dân rèn luyện thể dục thể thao. Đến năm 2020, có sân vận động, tƣợng đài Mũi Viết, nhà bảo tàng, thƣ viện, trung tâm thông tin triển lãm, công viên văn hóa trung tâm huyện.

80

* Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

- Về giao thông

Tiếp tục đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, đƣờng huyện, đƣờng liên xã theo đúng cấp bậc kỹ thuật. Xây dựng một số công trình có yêu cầu cấp thiết và nâng cấp đƣờng ven biển theo quy mô đƣờng cấp III, Bm/Bn=11/12, tải trọng công trình KL93. Các tuyến tỉnh lộ 10 (564), tỉnh lộ 16 (565) nâng cấp đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III-IV, nâng cao cƣờng độ bề mặt lể đƣờng bê tông và nhựa hoá 100%. Nhựa hóa hoặc bê tông hoá 100% mặt đƣờng các tuyến đƣờng huyện.

- Về thủy lợi và cấp nƣớc

Tiếp tục nâng cấp và hoàn chỉnh các công trình thủy lợi, nâng cấp các hồ chứa nhỏ đang bị xuống cấp đảm bảo nhu cầu cấp nƣớc tƣới cho cây lúa, màu, nuôi trồng thủy sản trên từng vùng kinh tế của huyện. Hoàn thành các dự án cấp nƣớc, cải tạo và đổi mới hệ thống cấp nƣớc hiện có. Phấn đấu đến năm 2020: 90% dân số đƣợc cấp nƣớc sạch, nƣớc hợp vệ sinh với tiêu chuẩn 80 - 100lít/ngƣời/ngày, thu gom và xử lý 80 - 90% tổng lƣợng chất thải rắn.

- Mạng lƣới cấp điện

Đầu tƣ phát triển hệ thống điện để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt cho dân cƣ toàn huyện. Đến năm 2015, lƣới điện 22 KV Lệ Thủy sẽ đƣợc cấp điện từ 2 trạm 110KV Áng Sơn và Mai Thủy.

Phấn đấu đến năm 2015, đạt tỷ lệ 95% số thôn đƣợc dùng diện lƣới quốc gia.

- Thông tin và truyền thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tƣ cải tạo, nâng cấp mở rộng đài phát thanh huyện, xã, thôn, bản; xây dựng trạm phát lại ở các cụm xã mà sóng truyền hình không vƣơn tới. Đầu tƣ để phát triển thêm đài truyền thanh thị trấn nông trƣờng Lệ Ninh, phát sóng FM và máy thu hình, radio AM - FM cho các địa phƣơng, hộ dân cƣ ở các địa phƣơng, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2020, 100%

81

lãnh thổ đƣợc phủ sóng phát thanh và 95% số dân đƣợc xem truyền hình, đảm bảo thông tin liên lạc trong huyện, trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế.

* An ninh - Quốc phòng

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với củng cố và tăng cƣờng quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn của huyện. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là tuyến biên giới, tuyến biển, các địa bàn trọng điểm. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 90)