Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nƣớc ở mỗi cấp trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách nhà nƣớc. Mục đích của phân cấp quản lý là nhằm tăng tính hiệu quả sử dụng ngân sách, phát huy tính chủ động của địa phƣơng, khuyến khích cung cấp có hiệu quả hàng hóa công cộng, tăng cƣờng năng lực quản lý nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng và tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát ngân sách. Định hƣớng chủ yếu về phân cấp quản lý ngân sách huyện Lệ Thủy trong thời gian tới là phải tách biệt rõ giữa các cấp ngân sách (huyện, xã), trao quyền chủ động nhiều hơn cho các xã, thị trấn trong quyết định và quản lý nguồn thu theo quy định, phân cấp cho các cấp ngân sách cấp dƣới theo hƣớng kết quả đầu ra và phải tăng cƣờng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình quản lý ngân sách.
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp phân cấp quản lý ngân sách huyện Lệ Thủy thời gian tới cần thực hiện một số nội dung:
- Nâng cao công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở cho việc phân cấp quản lý ngân sách. Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách. Việc lập dự toán ngân sách phải xuất phát từ đặc điểm, nội dung, tình hình thu chi những năm qua; mặt khác phải trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời căn cứ trên cơ sở các nguồn thu của huyện trong năm kế hoạch. Dự toán ngân sách huyện phải chứng minh đƣợc tính độc lập tƣơng đối, luận giải hợp lý khoa học và thuyết phục đƣợc cấp trên về các khoản thu chi trong năm kế hoạch. Nâng cao việc chấp hành dự toán ngân sách của các cấp, các ngành mà trƣớc hết phải
85
kiểm soát các nguồn thu đảm bảo ”thu đúng, thu đủ và nuôi dƣỡng nguồn thu”, tăng cƣờng công tác quản lý chi đảm bảo theo đúng dự toán giao, bám sát các mục chi, đảm bảo các nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Thực hiện tốt công tác quyết toán ngân sách nhằm đánh giá quá trình quản lý ngân sách trên địa bàn trong năm qua đồng thời làm cơ sở cho xây dựng dự toán ngân sách năm tiếp theo.
- Hoàn thiện hệ thống căn cứ định mức trong lập và phân bổ ngân sách. Đây là giải pháp mang tính đề xuất đối với trung ƣơng, tỉnh nhằm thực hiện tốt hơn việc phân cấp quản lý ngân sách. Trong thời gian qua định mức phân bổ ngân sách của trung ƣơng cho tỉnh cũng nhƣ huyện dựa trên quy mô diện tích, dân số và biên chế quản lý do đó còn nhiều bất cập. Trung ƣơng chỉ ban hành các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn chủ yếu, quan trọng trong phạm vi toàn quốc, còn địa phƣơng quy định các định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục, y tế, sinh hoạt cho cán bộ và một số định mức khác trên cơ sở khung định mức của trung ƣơng. Các định mức này phải đƣợc tính toán cho các đối tƣợng cụ thể. Xây dựng định mức chi phải trên cơ sở kết quả đầu ra; chuyển từ mô hình lập dự toán theo các nguồn lực đầu vào sang mô hình dự toán theo kết quả đầu ra.
- Tăng cƣờng khả năng kiểm soát chi của HĐND cấp huyện với các nội dung: Xác định những nhiệm vụ chi buộc phải cấp NSNN, những nhiệm vụ gắn với NSNN bổ sung cấp tỉnh khi ủy quyền cho huyện cũng nhƣ cấp huyện ủy quyền cho cấp xã, thị trấn khi thực hiện nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ do chính quyền cấp huyện tự đề ra và tự quyết định phù hợp với tình hình, không trái với các quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan của cấp trên. Tăng cƣờng giám sát của HĐND huyện trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách trên cơ sở các nhiệm vụ chi cũng nhƣ chế độ, chính sách quy định hiện hành. Thực hiện tốt cơ chế giám sát của Thƣờng trực HĐND, các Ban, các cơ quan thuộc chính quyền và Mặt trận TQVN trong quản lý và sử dụng ngân sách.
86
- Thực hiện kịp thời và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện về phân cấp quản lý ngân sách. Tổ chức thực hiện tốt về phân cấp quản lý ngân sách phải trên cơ sở đúng theo quy định của Luật NSNN và các nhiệm vụ thuộc chính quyền địa phƣơng do NSĐP đảm bảo. Việc thực hiện các chế độ chính sách mới liên quan đến nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng thì cả trung ƣơng và địa phƣơng điều phải phối hợp thực hiện; Ngân sách tỉnh tính toán cân đối cho ngân sách huyện, thị xã đầy đủ để xử lý chênh lệch thu chi và đảm bảo dự phòng theo tỷ lệ quy định. Huyện phải chủ đông điều hành ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, không trông chờ hoặc ỷ lại cấp trên. Ngân sách huyện tập trung để đầu tƣ phát triển kinh tế- xã hội nhất là đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chế độ chính sác xã hội; tập trung thực hiện các chƣơng trình kinh tế trọng điểm, các kế hoạch đề án phát triển sản xuất.
- Thực hiện đúng và kịp thời quy trình đƣợc phân cấp quản lý và sử dụng ngân sách với nội dung sau: Sau khi nhận đƣợc phân bổ ngân sách của HĐND Tỉnh, phòng tài chính kế hoạch các huyện khẩn trƣơng tham mƣu UBND Huyện phân bổ ngân sách, trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, xúc tiến thông báo cho đơn vị thụ hƣởng theo nhiệm vụ và tổ chức thu ngay từ đầu năm những nhiệm vụ quan trọng nhƣ: xây dựng, tu bổ các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đảm bảo chi thƣờng xuyên và chi ngân sách xã hội của địa phƣơng. Các chủ đầu tƣ công trình dự án đƣợc thông báo vốn đầu năm cần phải xúc tiến khởi công; phấn đấu khắc phục những tồn tại cản trở việc giải ngân đầu tƣ xây dựng cơ bản, các công trình mục tiêu sự nghiệp kinh tế, nghiên cứu khoa học. Cơ quan tài chính và kho bạc các cấp thực hiện đúng quy định về cấp phát vốn và kiểm soát chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN.
87