Hiệu quả công tác quản lý chi NSNN chịu nhiều sự tác động nhất định * Môi trƣờng quản lý
Ở đây tác giả phân tích các yêu tố: - Chính sách và thể chế kinh tế
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng nhƣ thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài từ đó đáp ứng nguồn chi. ở Việt Nam trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phƣơng hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vƣợt bậc và đã đƣa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nƣớc nghèo nhất sang các nƣớc có thu nhập trung bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy đƣợc hiệu lực thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế bền vững.
- Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống chi NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dƣới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Trong những năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống NSNN. Nhờ đó, đầu tƣ công ngày càng có vị thế, NSNN từng bƣớc đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập.
34
- Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Hệ thống các chính sách trích thƣởng thu vƣợt kế hoạch vào NS các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dƣ NS cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phƣơng, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phƣơng đáp ứng nhiệm vụ chi trong điều kiện nguồn bổ sung từ cấp trên khó khăn.
- Hệ thống pháp luật, các quy định về quản lý chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN, đảm bảo tính hiệu quả, chặt chẽ của quá trình chi. * Đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN
Công tác cán bộ có vai trò quan trọng trong quản lý chi NSNN. Trƣớc hết là khâu lập dự toán chi NSNN. Nếu cán bộ có trình độ, năng lực thì dự toán chi NS sẽ có tính khả thi cao, trong quá trình thực hiện không hoặc ít điều chỉnh dƣ toán. Quá trình thực hiện chi NSNN còn phụ thuộc vào sự chấp hành nghiêm túc của đội ngũ cán bộ quản lý chi theo quy định của Luật ngân sách và các quy định về quản lý chi.
Để kiểm tra, kiểm soát các cơ quan, đơn vị, cá nhân chấp hành đúng công tác chi NSNN, đánh giá kết quả, hiệu quả chi NSNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ am hiểu sâu và có tính thực tiễn.
* Kinh tế - xã hội
Trên lĩnh vực kinh tế: Thông qua quản lý chi NSNN sẽ góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển theo định hƣớng của nhà nƣớc. Thông qua các khoản chi gián tiếp, đặc biệt là chi cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng đã góp phần tích cực cho việc pháp triển nền kinh tế trên một vùng rộng lớn, hình thành cơ sở vật chất của nhà nƣớc.
Trên lĩnh vực xã hội: Chi NSNN góp phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động xã hội phát triển một cách đồng bộ. Thông qua chi NSNN sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt
35
động: văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, các hoạt động khác thuộc lĩnh vực văn xã… Việc sử dụng công cụ chi NSNN nhằm điều tiết các vấn đề xã hội không đơn giản. Trong nhiều trƣờng hợp đã tác động trở lại làm cho các vấn đề xã hội thêm phức tạp. Do vậy, đòi hỏi quá tình chi NSNN phải đƣợc nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp thực hiện.
36
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU