Cơ cấu bộ máy quản lý chi ngân sách và giám sát chi tại huyện Lệ

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 60)

3.1.3.1 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lệ Thủy:

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, kế hoạch.

Trong lĩnh vực quản lý NSNN, Phòng Tài chính - Kế hoạch có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hƣớng dẫn của Sở Tài chính, báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.

- Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, chi ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ NS huyện báo cáo UBND để trình HĐND huyện quyết định. Lập dự toán điều chỉnh trong trƣờng hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã đƣợc quyết định.

- Lập quyết toán thu, chi NSNN báo cáo UBND để trình HĐND phê chuẩn…

3.1.3.2 Hội đồng nhân dân huyện Lệ Thủy

Hội đồng nhân dân huyện Lệ Thủy nhiệm kỳ 2011 – 2016 có 36 đại biểu.

Đại biểu HĐND phân thành 6 tổ theo từng khu vực trên địa bàn huyện. Cơ quan Thƣờng trực HĐND huyện có 3 thành viên, Chủ tịch HĐND, phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên thƣờng trực HĐND. HĐND có 2 ban, Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế. Mỗi ban cơ cấu 1 trƣởng ban, 1 phó ban và 3 ủy viên. Các thành viên trong 2 ban đều hoạt động kiêm nhiệm. Tổ thƣ ký kỳ họp HĐND gồm 3 thành viên, có 1 tổ trƣởng. Cơ quan giúp việc cho Thƣờng trực HĐND là văn phòng HĐND&UBND huyện. Văn phòng HĐND&UBND huyện có 21 cán bộ công chức

48

và nhân viên , có 1 Chánh văn phòng, 2 Phó chánh văn phòng vừa tham mƣu giúp việc cho Thƣờng trực HĐND vừa tham mƣu giúp việc cho UBND huyện.

Thƣờng trực HĐND huyện hoạt động thƣờng xuyên, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức các hoạt động của HĐND huyện, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc HĐND huyện.

Mối quan hệ giữa Thƣờng trực HĐND với 2 ban HĐND huyện là mối quan hệ điều hòa, phối hợp; với UBND huyện và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện là mối quan hệ phối hợp.

Thƣờng trực HĐND huyện giữ mối liên hệ với Đại biểu HĐND và Tổ đại biểu HĐND huyện theo quy định của luật và quy chế hoạt động của HĐND.

HĐND thực hiện chức năng quyết định dự toán phân bổ ngân sách trên cơ sở đề nghị của UBND huyện đòng thời giám sát việc thực hiện dự toán đó.

3.1.3.3. Kho bạc nhà nước huyện Lệ Thủy

Kho bạc Nhà nƣớc có nhiệm vụ tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nƣớc các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc; Thực công tác kiểm soát chi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dung vốn NSNN, quản lý tốt các khoản chi bằng tiền mặt, lành mạnh hóa hoạt động tiền tệ - thanh toán; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nƣớc, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nƣớc bằng ngoại tệ; quản lý tài sản quốc gia quý hiếm; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của NSNN.

Kho bạc Nhà nƣớc huyện thực hiện Kiểm soát chi NSNN là quá trình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phƣơng pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ.

49

Phân loại kiểm soát chi NSNN: Có rất nhiều cách phân loại KSC NSNN, nếu phân loại theo thời gian thì có các hình thức sau:

- Kiểm soát trƣớc khi chi: Là kiểm soát một nghiệp vụ trƣớc khi phát sinh.

- Kiểm soát trong quá trình chi: Là hoạt động đƣợc tiến hành ngay trong quá trình tác nghiệp.

- Kiểm soát sau khi chi: Mặc dù chức năng kiểm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán thuộc về cơ quan Tài chính, nhƣng KBNN cần phải đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị QHNS quyết toán các khoản chi đúng chế độ, đúng thời gian quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 60)