Thủy, tỉnh Quảng Bình
4.1.4.1. Phương hướng chung của quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Thực hiện công tác chi ngân sách theo hƣớng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả. Tập trung ngân sách đầu tƣ tháo gỡ khó khăn, duy trì và phát triển nền kinh tế đạt tốc độ cao và bền vững; thúc đẩy phát triển sản xuất toàn diện trên các ngành, lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao và đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân; bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Định hƣớng công tác chi ngân sách đối với phát triển kinh tế với các nội dung: Tập trung đầu tƣ cải thiện, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhƣ mạng lƣới điện, nƣớc sạch, giao thông, trƣờng học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng,… đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân; Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, trong đó
82
tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - TTCN, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản; chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp, trong đó tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, giá trị, hiệu quả; phát triển sản xuất hàng hóa quy mô phù hợp, nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - TTCN theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác; tăng mạnh tỷ trọng các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ đầu vào cho sản xuất.
Định hƣớng công tác chi ngân sách đối với giải quyết các vấn đề xã hội với các nội dung: Tập trung đầu tƣ các ngành, lĩnh vực để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; Xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội; Phát triển các lĩnh vực giáo dục theo hƣớng phổ cập các cấp học, nâng cao chất lƣợng dạy và học, phát triển y tế đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phát triển văn hóa theo hƣớng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển thể dục thể thao nhất là thể thao quần chúng.
Định hƣớng công tác chi ngân sách đối với bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng và an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội với các nội dung: Tập trung đầu tƣ hỗ trợ việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hôm nay không làm tổn hại đến mai sau, mặt khác phải duy trì cân bằng sinh thái, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai để giảm thiểu thiệt hại về ngƣời và của cho nhân dân; Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
4.1.4.2. Mục tiêu quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
* Mục tiêu tổng quát
Chi ngân sách huyện Lệ Thủy trong thời gian tới đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đồng thời tập trung phát triển kinh tế huyện đạt tốc độ cao và bền
83
vững với hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cơ bản hoàn chỉnh, hiện đại; phát triển các lĩnh vực xã hội một cách hài hòa; bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái; đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói chung.
* Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 GTSX bình quân đầu ngƣời của huyện bằng 1,4 lần so với mức bình quân chung toàn tỉnh, đóng góp 15 - 17% vào tổng GTSX toàn tỉnh.
-Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2016 -2020 tăng bình quan 13,6 đến 14% /năm.
- Cơ cấu kinh tế nông -lâm - ngƣ nghiệp chiếm 29%,; công nghiệp xây dựng 32%; dịch vụ 39%.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến 2020 đạt 50,22 triệu đồng/năm. - Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm dƣới 3%. Chi ngân sách có hiệu quả nhằm cải thiện tốt cơ sở hạ tầng có 16/26 xã hoàn thành nông thôn mới, chiếm 60% số xã trên toàn huyện.
- Phấn đấu đến 2020 có 60-65% xã phƣờng đạt chuẩn quốc gia vè y tế và có trên 95% dân cƣ đƣợc sử dụng nƣớc sạch.
+ Đóng góp của huyện vào GTSX của tỉnh tăng từ 12 % vào năm 2013 lên 15% vào năm 2015 và đạt 20% vào năm 2020.
+ GTSX bình quân đầu ngƣời của huyện theo giá hiện hành năm 2015 gấp khoảng 1.2 lần mức bình quân chung toàn tỉnh và bằng 1,4 lần vào năm 2020.