Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 100)

- Xác định nguyên tắc phân bổ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển từ ngân sách

Đối với chi thƣờng xuyên: Trên cơ sở hệ thống định mức phân bổ hiện tại để hoàn chỉnh, bổ sung thêm, trong đó định mức phải căn cứ trên cơ sở nguồn tài chính sẳn có và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của huyện và các xã, thị trấn, của các ban ngành, cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và phù hợp với chiến lƣợc, chính sách phát triển KTXH của tỉnh; Ƣu tiên phân bổ đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn và ƣu tiên các lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội, mặt khác bổ sung phân bổ ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cƣớc;

88

Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao chất lƣợng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả NSNN; khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực (ngân sách và ngoài ngân sách) để phát triển KTXH. Dùng công cụ phân bổ ngân sách là đòn bẩy, có tác dụng thúc đẩy hoặc hạn chế phát triển của các ngành, lĩnh vực.

Đối với chi đầu tƣ phát triển: Tập trung đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm vào các dự án lớn, trọng điểm của huyện, phức tạp về quy mô và kỹ thuật; các chƣơng trình dự án giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế...; Kiên quyết không bố trí vốn cho các công trình, dự án chƣa có quyết định phê duyệt và chƣa đủ thủ tục đầu tƣ theo quy định, chƣa xác định đƣợc nguồn vốn và đủ vốn tối thiểu ban đầu theo quy định; Tránh dàn trãi vốn đầu tƣ, thiếu tập trung hoặc thi công dự án không có vốn thanh toán; Dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trƣớc năm kế hoạch; bố trí vốn theo đúng tiến độ nhất là các công trình có tính cấp thiết nhƣ đê điều, thủy lợi, phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng các khu phân lũ, hạ tầng làng nghề...

- Xác định những ưu tiên phân bổ ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng ngân sách

Đối với phân bổ chi ngân sách thƣờng xuyên: Ƣu tiên khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hỗ trợ kinh phí tăng cƣờng hoạt động khuyến nông khuyến lâm, duy tu bảo dƣỡng các công trình thủy lợi, kinh phí phòng chống dịch bệnh sâu bệnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ tài nguyên rừng...; Đảm bảo kinh phí hỗ trợ khu vực công nghiệp xây dựng nhằm khuyến khích các ngành nghề truyền thống, chế biến nông sản và tiểu thủ công mỹ nghệ; Đối với khu vực dịch vụ cần tập trung ƣu tiên kinh phí cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, đầu tƣ nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động nông thông, hỗn trợ kinh phí nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học của

89

ngành giáo dục; cân đối mức thu phí vệ sinh môi trƣờng để giảm dần cấp phát từ ngân sách; tăng kinh phí hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm của huyện nhất là các loại nông sản, hỗ trợ kinh phí học tập kinh nghiệm trong quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh; tinh giản bộ máy hành chính theo hƣớng nâng cao hiệu quả.

Đối với phân bổ ngân sách chi đầu tƣ phát triển: Tập trung thực hiện các chƣơng trình trọng điểm nhất là Chƣơng trình xây dựng hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới; chƣơng trình đầu tƣ các công trình trọng điểm của huyện nhƣ Chợ tréo, Cầu Phong Liên, Nhà truyền thống huyện, KCH kênh mƣơng và cứng hóa GTNT, KCH trƣờng lớp học và trạm y tế các xã; Ƣu tiên phân bổ nguồn vốn để tập trung đầu tƣ hạ tầng các khu vực trong kế hoạch phát triển quỹ đất nhằm làm tăng giá trị đất để tại nguồn thu cho ngân sách khi đấu giá; Đẩy mạnh xã hội hóa tạo chuyển biến cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tƣ trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

- Xác định các bước xây dựng định mức phân bổ ngân sách hợp lý, gồm:

Xác định nguồn thu NSNN của huyện bao gồm các khoản thu NSĐP đƣợc hƣởng 100% và nguồn thu cân đối ngân sách từ TW, tỉnh; Phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực; Xác định nhu cầu thực tƣơng đối cho từng lĩnh vực; Xác định định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trên cơ sở tổng mức ngân sách đƣợc phân bổ cho toàn huyện chia cho tổng nhu cầu thực của từng lĩnh vực đó.

4.2.4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chi ngân sách phải thực hiện tốt chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thực hiện công khai tài chính và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Nhiều văn bản luật và dƣới luật đã đƣợc ban hành nhằm khắc phục tình trạng lãng phí trong chi ngân sách, đặc biệt là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc thực hiện với các nội dung:

90

- Tổ chức triển khai hƣớng dẫn đến các ngành và xã, thị trấn các văn bản hƣớng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm đƣợc xác định là khâu quan trọng. Các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật Quản lý ngân sách và Các khoản trợ cấp xây dựng dự toán cho cơ quan, đơn vị mình. Phòng Tài chính - KH huyện có trách nhiệm thẩm tra, thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung. Trong tổ chức thực hiện, việc tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí..

- Xác định các ngành, lĩnh vực, nội dung, nhiệm vụ chi để tăng cƣờng công tác quản lý và sử dụng ngân sách, hạn chế thấp nhất tình trạng lãng phí và kém hiệu quả.

Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chƣơng trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hƣởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện đƣợc chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chƣơng trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trƣờng hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt đƣợc mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chƣơng trình, dự án kém hiệu quả.

Đối với việc bố trí kinh phí mua sắm và sử dụng tài sản công, cơ quan tài chính và KBNN phối hợp thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân

91

sách đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng dự toán, tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách trong việc đầu tƣ, mua sắm, hội họp, công tác,… trong quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng; quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ của nƣớc ngoài; mua sắm, trang bị, quản lý sử dụng trang thiết bị, phƣơng tiện đi lại; trong sử dụng vốn và tài sản các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội…

- Tổ chức thực hiện các bƣớc cụ thể nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách, gồm:

Thứ nhất, giải pháp mang tính đề xuất đối với trung ƣơng trong việc ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, đầy đủ đủ cho từng ngành, lĩnh vực và thƣờng xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tế biến động của thị trƣờng, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây đƣợc coi là xƣơng sống bảo đảm việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm soát, xử lý hành vi gây lãng phí. Trách nhiệm của huyện là phải phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn, định mức, chế độ cho các ngành các các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện.

Thứ hai, các cấp các ngành của huyện và các xã, thị trấn phải đƣợc xác định rõ về mục tiêu, chỉ tiêu và có chƣơng trình cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình. Nội bộ ngành tài chính xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, chống tham nhũng theo từng giai đoạn. Chi tiêu trong dự toán đƣợc duyệt đúng mục đích và triển khai công tác kiểm tra, thanh tra ở tất cả các cấp, các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính. Điều này không những giúp cho việc định lƣợng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà còn tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lãng phí.

Thứ ba, thực hiện chế độ công khai NSNN ở tất cả các cấp, ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân

92

sách, các tổ chức đƣợc NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các tổ chức kinh tế - xã hội, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ khoản đóng góp của nhân dân.

Thứ tƣ, phối hợp với các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, xã hội của nhân dân, để thƣờng xuyên giám sát đối với các khoản thu, chi NSNN, các khoản huy động, sử dụng nguồn đóng góp của nhân dân, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở.

Thứ năm, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nhất là kiểm tra việc chấp hành quy chế chi tiêu hội họp, quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại, ô tô, trụ sở, nhà đất, mua sắm tài sản, vật tƣ trang thiết bị trong cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nƣớc; kiểm soát chặc chẽ việc chi tiêu, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản; xử lý các trƣờng hợp vi phạm hợp đồng có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với thủ trƣởng đơn vị có hành vi vi phạm. Có chính sách hỗ trợ, khen thƣởng, khuyến khích nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)