Kế hoạch phát triển tổng hợp kinh tế quốc dân tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim ( Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp) Luận văn ThS. Du lịch (Trang 112)

- Quan điểm phát triển

Phát triển kinh tế du lịch theo hƣớng bền vững trên cơ sở phát triển hài h ̣òa giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và tính đặc thù của du lịch Đồng Tháp, đƣa ngành du lịch – dịch vụ trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Tỉnh cụ thể nhƣ:

+ Sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Trong quá trình khai thác, một mặt cần phải ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên và môi trƣờng.

+ Mặt khác cần tìm cách tôn tạo và tái tạo những nguồn tài nguyên xuống cấp hay hao mòn.

+ Đào tạo nhân sự, cung cấp những kiến thức giúp nhân viên hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện đại và những yêu cầu cần thiết để phát triển du lịch địa phƣơng một cách chuyên nghiệp và bền vững.

+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tích cực tham gia các dự án du lịch.

- Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đến năm 2015, du lịch tỉnh Đồng Tháp có bƣớc phát triển. Tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch; tập trung đầu tƣ một số khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo ra sản phẩm du lịch mới , đặc thù, có bản sắc, có sức cạnh tranh. Nâng cao năng lƣ̣c và hiê ̣u lƣ̣c quản lý nhà nƣớc đối với hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch , tạo môi trƣờng thuâ ̣n lợi đầu tƣ phát triển du li ̣ch , từng bƣớc đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.

 Về tổng lƣợt khách: phấn đấu đến năm 2015, đón và phục vụ 2.100.000 khách, trong đó có 47.000 khách quốc tế, 553.000 khách du lịch nội địa, 1.500.000

khách tham quan hành hƣơng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân là 12,45 %, trong đó khách quốc tế tăng 16,6 %, khách du lịch tăng 17,2 %, khách tham quan hành hƣơng trong ngày tăng 10,67 %.

 Về tổng doanh thu du lịch: phấn đấu đến năm 2015 đạt 360 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ du lịch từ các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 200 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân là 22 %.

 Cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, chất lƣợng các sản phẩm du lịch. Phấn đấu đến năm 2015, ngoài Khu di tích Xẻo Quýt, có 06 dự án (Dự án Khu Văn hóa Lúa nƣớc, Dự án Khu du lịch nghỉ dƣỡng ven sông Tiền, Dự án Công viên sinh thái Gáo Giồng, Dự án Khu du lịch sinh thái Phù sa Cửu Long ở Cồn An Hòa, Dự án du lịch sinh thái Gò Tháp) đƣợc đƣa vào khai thác, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du lịch của Đồng Tháp.

- Về định hướng phát triển du lịch

+ Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm; bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, trật tự an toàn xã hội và phát triển du lịch bền vững;

+ Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phƣơng, hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng địa phƣơng tạo sức cạnh tranh cao cho các chƣơng trình du lịch tổng hợp;

+ Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng bá, liên kết và xúc tiến du lịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giới thiệu hình ảnh điểm đến Đồng Tháp thông qua nhiều kênh tuyên truyền;

+ Tạo môi trƣờng thuận lợi để kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch cũng nhƣ khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh nhà;

+ Tập trung khai thác thị trƣờng khách Đông Nam Á, duy trì thị trƣờng Tây Âu; phát huy thị trƣờng khách du lịch nội địa các tỉnh phía Nam, đặc biệt là thị trƣờng Tp.HCM.

+ Đổi mới, tăng cƣờng thể chế, chính sách; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.1.2. Chiến lược phát triển ngành du lịch và bảo tồn vùng ĐBSCL, tỉnh và huyện

a. Quy hoạch phát triển Khu Ramsar Tràm Chim - Quan điểm quy hoạch

+ Phải nằm trong định hƣớng phát triển chung của Khu Ramsar Tràm Chim và vùng phụ cận góp phần bảo vệ cảnh quan môi trƣờng khu vực, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa, bảo đảm sự phát triển bền vững.

+ Khai thác có hiệu quả các lợi thế về tài nguyên du lịch của vùng.

+ Phải gắn liền với phát triển cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng sống ở vùng đệm của Khu Ramsar Tràm Chim.

- Mục tiêu

Du lịch sinh thái là tôn trọng sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên và cộng đồng địa phƣơng, tổ chức hoạt động du lịch sinh thái cần đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản sau:

+ Ít gây ảnh hƣởng đến tài nguyên thiên nhiên của Khu Ramsar

+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng, cá nhân, khách du lịch sinh thái và các cơ quan của nhà nƣớc và tổ chức quốc tế.

+ Thu hút nguồn nhân lực địa phƣơng tham gia nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo góp phần làm tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng.

+ Tạo thu nhập lâu dài, bình đẳng cho cộng đồng địa phƣơng và các bên tham gia vào hoạt động tổ chức du lịch sinh thái.

+ Tạo ra nguồn tài chính ổn định phục vụ cho công tác bảo tồn. + Tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phƣơng.

+ Giáo dục để nâng cao hiểu biết, khả năng thƣởng thức về du lịch sinh thái của ngƣời dân và khách tham quan, nghiên cứu, học tập ở Khu Ramsar Tràm Chim, đồng thời nhằm tăng cƣờng sự tham gia của họ vào công tác bảo tồn.

- Quy mô quy hoạch phát triển

Quy mô quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở Khu Ramsar Tràm Chim đƣợc xem xét trên nền tảng:

+ Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Dự báo các dòng khách đến tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long căn cứ các quy hoạch có liên quan.

+ Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung và ở Khu Ramsar Tràm Chim nói riêng.

+ Những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch Khu Ramsar Tràm Chim.

+ Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội huyện Tam Nông, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

+ Khả năng chịu tải của tài nguyên môi trƣờng du lịch ở Khu Ramsar. + Khả năng thu hút đầu tƣ cho hoạt động du lịch.

b. Định vị nguồn tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch tại Khu Ramsar Tràm Chim. Thống kê, đánh giá tình hình tài nguyên động - thực vật qua từng thời điểm trong năm.

- Tài nguyên du lịch cộng đồng địa phƣơng. Xác định những yếu tố có thể khai thác du lịch tại địa phƣơng: văn hóa, truyền thống, di tích lịch sử, làng nghề….

3.1.3. Nhu cầu thị trường khách du lịch thế giới và trong nước thời gian tới

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nho ̣n , có tính chuyên nghiê ̣p với hê ̣ thống cơ sở vâ ̣t chất - kỹ thuật đồng bộ , hiê ̣n đa ̣i; sản phẩm du lịch có

chất lƣơ ̣ng cao , đa da ̣ng , có thƣơng hiệu , mang đâ ̣m bản s ắc văn hoá dân tộc , cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2030, Viê ̣t Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển - Về Khách du lịch

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng lƣợt khách nội địa và quốc tế trong giai đoạn 2015 - 2030 ĐVT: triệu lƣợt Năm/tăng trƣởng (%/năm) 2015 2020 2025 2030 Khách nội địa Lƣợt khách 7,5 47,5 58 71 Tăng trƣởng 5,7 5,1 4,3 4,1 Khách quốc tế Lƣợt khách 37 10,5 14 18 Tăng trƣởng 8,4 7 6 5,2 (Nguồn Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Tháp)

Bảng 3.2. Dự báo phát triển du lịch trong giai đoạn 2015 - 2030

Năm/chỉ tiêu phát triển 2015 2020 2025 2030

Tổng thu từ khách du lịch (tỷ/VNĐ) 207.000 372.000 523.000 708.000

Đóng góp của du lịch trong GDP (%) 6 7 7,2 7,5

Số lƣợng cơ sở lƣu trú (buồng) 390.000 580.000 754.000 900.000 Chỉ tiêu việc làm (triệu lao động) 2,1 2,9 3,5 4,7

Nhu cầu đầu tƣ (tỷ/USD) 18,5 24 25,2 26,5

(Nguồn Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Tháp)

- Về văn hóa: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam ; phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống vă n hóa tinh thần cho nhân dân , tăng cƣờng đoàn kết, hƣ̃u nghi ̣, tinh thần tƣ̣ tôn dân tô ̣c.

- Về an sinh - xã hội: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Về môi trƣờng: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt đô ̣ng du li ̣ch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng . Đảm bảo môi trƣờng du li ̣ch là yếu tố hấp dẫn, quyết định chất lƣơ ̣ng, giá trị thụ hƣởng du lịch và thƣơng hiệu du lịch.

- Về an ninh quốc phòng: Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

3.2. Các định hƣớng phát triển chủ yếu

3.2.1. Phát triển thị trường khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển đồng thờ i cả du li ̣ch nô ̣i đi ̣a và du lịch quốc tế ; chú trọng phân đoạn thị trƣờng khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dƣỡng, lƣu trú dài ngày và chi tiêu cao.

- Khách du lịch nội địa

+ Phát triển mạnh thị trƣờng du lịch nội địa , chú trọng khách với mục đích nghỉ dƣỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh, mua sắm.

+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trƣờng du lịch chuyên biệt và du lịch

kết hợp công vụ.

- Khách du lịch quốc tế

+ Thu hút, phát triển mạnh thị trƣờng gần nhƣ Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung

Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia).

+ Tăng cƣờng khai thác thi ̣ trƣờng truyền thống cao cấp tƣ̀ Tây Âu , Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dƣơng và Đông Âu (Nga, Ukraina)...

+ Mở rô ̣ng thi ̣ trƣờng mới: Trung Đông, Ấn Độ.

3.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch

- Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch sinh thái có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Khu du lịch tại VQG Tràm Chim đƣợc tổ chức đi tham quan quanh khu A1 của Vƣờn bằng phƣơng tiện thủy. Nơi đây đƣợc xem là lá phổi xanh của Đồng Tháp Mƣời với rừng tràm nguyên sinh có diện tích gần 3.000 ha và những bƣng, trấp,

lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, cà na, gáo… cùng gần 1.000 ha lúa trời nằm rải rác còn lƣu giữ nơi đây.

- Khách du lịch trải nghiệm sẽ thú vị trƣớc sân chim rộng hàng chục hécta trên những vạt rừng rộng mênh mông, hàng chục loài chim nƣớc sinh sống và làm tổ quanh năm nhƣ trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời… Nhiều hơn cả vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con.

- Tràm Chim đẹp nhất vào mùa nƣớc nổi, lúc ấy nƣớc từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Tràm Chim thành một ốc đảo giữa trời nƣớc mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mƣớt của rừng tràm…

- Khu Ramsar Tràm Chim thí điểm mở điểm du lịch trải nghiệm mùa nƣớc nổi trên tinh thần duy trì và giữ vững danh hiệu một khu đất ngập nƣớc (khu Ramsar) có tầm quan trọng quốc tế để tạo cơ sở thu hút sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động của VQG Tràm Chim.

- Ƣu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát triển mạnh du lịch ẩm thực. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trƣng. Lễ hội Gò Tháp đã trở thành một ngày hội của ngƣời dân. Nó mang đậm tính chất dân gian, in dấu của một thời đi mở cõi, thể hiện khát vọng, ƣớc mong của ngƣời nông dân vùng ĐTM cũng nhƣ những tín ngƣỡng tôn giáo. Trong lễ hội Gò Tháp, ngƣời ta thấy thấp thoáng lễ hội Bà Chúa Xứ, cúng Thiên Hộ Dƣơng, Đốc Binh Kiều - những ngƣời con ƣu tú của đất Đồng Tháp. Ngoài ra, còn có cúng thần Nông, cầu an... Nếu không có dịp đi hết ĐBSCL xin mời quý khách đến với Đồng Tháp trong tháng 3 và tháng 11 âm lịch, quý khách sẽ phần nào biết đƣợc những lễ hội tiêu biểu của vùng ĐBSCL. Ngoài ra, tại di tích Gò Tháp còn phát hiện nhiều di tích nền văn hóa Óc Eo của Vƣơng quốc Phù Nam trong lịch sử.

3.3. Các giải pháp phát triển nhằm thu hút khách

3.3.1. Đầu tư quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng Khu Ramsar Tràm Chim

Hiện tại Khu Ramsar Tràm Chim đang gặp khó khăn và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng nên cần có những giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng cho phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của du khách. Các định hƣớng phát triển cụ thể:

- Quy hoạch đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của các xã quanh vùng đệm của Khu Ramsar Tràm Chim và huy động các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tận dụng khai thác tốt nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất tại các khu quy hoạch dân cƣ của các xã, thị trấn trong huyện để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hằng năm, chính quyền huyện cân đối một phần ngân sách để kích cầu cùng với nguồn vốn nhân dân đóng góp để đầu tƣ xây dựng các tuyến giao thông nông thôn cho các xã, thị trấn. Đây là điều kiện thuận lợi về giao thông để tiếp đón các đoàn khách đến tham quan dễ dàng.

- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch sinh thái là rất quan trọng. Nâng cấp và hoàn thiện tuyến đƣờng đê bao quanh khu A1, hoàn thiện tuyến đƣờng đê bao khu A2 để du khách có thể thuận lợi tham quan Vƣờn vào mùa khô và mùa mƣa.

- Xây dựng và hoàn thiện bãi đỗ xe trong phân khu hành chính – dịch vụ; nâng cấp hệ thống cung cấp điện, nƣớc; hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại khu lƣu trú trong thời gian tới.

- Đầu tƣ xây dựng, nâng cấp nơi nghỉ chân, ăn uống, mua sắm, lƣu trú và giải trí ở khu C của Vƣờn quốc gia nhằm giảm đến mức thấp nhất sức ép lên công tác bảo vệ.

- Xây dựng lại bến thuyền tham quan ở khu Trung tâm du lịch sao cho thuận tiện cho du khách đi tham quan; xây dựng lại nhà nghỉ chân giữa rừng tràm bằng các vật liệu thiên nhiên sẵn có của Vƣờn sao cho phù hợp với cảnh quan sinh thái.

- Nâng cấp đài quan sát và đầu tƣ bổ sung thêm ống nhòm để xem các loài chim… đầu tƣ đội thuyền vận chuyển khách tham quan trong khu Ramsar và trang bị đầy đủ các trang bị đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan.

- Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nƣớc về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành DLST. Hợp tác tích cực với các tổ chức nhƣ Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, Quỹ quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Hội sếu quốc tế… trong bảo tồn các loài động – thực vật quý hiếm mà Vƣờn đang sở hữu. Hợp tác và kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ từ các ban ngành, các chuyên gia trong việc lập các dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển DLST; Kêu gọi nguồn vốn đầu tƣ từ chính phủ, các doanh nghiệp, các cá nhân để xây dựng cơ sở hạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim ( Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp) Luận văn ThS. Du lịch (Trang 112)