Thực hiện các nghiên cứu khoa học vận dụng vào thực tiễn khai thác, bảo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim ( Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp) Luận văn ThS. Du lịch (Trang 124)

bảo tồn hệ sinh thái

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2005, các hoạt động nghiên cứu khoa học chƣa mang tính chiều sâu còn chung chung cụ thể Vƣờn chƣa thực hiện đƣợc đề tài

nghiên cứu nào ứng dụng vào thực tiễn, bên cạnh đó cũng chƣa đƣợc sự quan tâm (điều kiện kinh phí, và nhân lực chƣa đáp ứng).

Từ năm 2006 trở đi, đƣợc sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, đặc biệt là có sự hỗ trợ của Chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học Lƣu vực sông Mêkông do IUCN chủ trì, hoạt động nghiên cứu khoa học đã đƣợc thực hiện nhiều hơn, qua đó Vƣờn cũng đã thực hiện đƣợc một số các hoạt động sau: Thí điểm về quản lý thuỷ văn mực nƣớc trong Vƣờn, phục hồi thảm thực vật, thống kê chim…

Chƣơng trình Sử dụng bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học Đất ngập nƣớc vùng Mêkông (MWBP) là chƣơng trình liên kết giữa bốn quốc gia vùng hạ lƣu sông Mêkông (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam), UNDP, Uỷ hội sông Mêkông, và IUCN.

Mục tiêu của chƣơng trình MWBP nhằm tăng cƣờng năng lực bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nƣớc trong vùng hạ lƣu sông Mêkông thông qua những hoạt động cấp vùng, cấp quốc gia và địa phƣơng. Với mục đích đó, tại Việt Nam MWBP đã chọn 02 điểm trình diễn ở vùng Đồng Tháp Mƣời là Khu Ramsar Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp và Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nƣớc Láng Sen (LSWR) thuộc tỉnh Long An.

Cần phải xây dựng các biện pháp ứng với ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng trong vài năm tới và việc xây đập thủy điện của các quốc gia đầu nguồn sông Mêkông sẽ tác động rất lớn chế độ thủy văn và sinh trƣởng của các loài động – thực vật của Vƣờn.

Xây dựng đê bao bảo vệ hệ sinh thái của Vƣờn, điều tiết chế độ thủy văn hợp lý, thoát bớt nƣớc vào mùa lũ và bơm nƣớc vào mùa khô chống cháy rừng và duy trì sự sinh trƣởng của quần xã năng, loại thức ăn chính cho loài Sếu Đầu đỏ quý hiếm.

Hạn chế dần và tiêu diệt hoàn toàn cây mai dƣơng, đây là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nƣớc nhiệt đới, đƣợc tổ chức IUCN xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất. Ở Khu Ramsar Tràm Chim,

cây Mai dƣơng hiện đang là một mối đe doạ nghiêm trọng đến đời sống của các loài động, thực vật bản địa. Nghiên cứu đặc tính của cây mai dƣơng và tác động đến hệ sinh thái của Khu Ramsar Tràm Chim.

Theo kết quả điều tra, Đến năm 2008 diện tích mai dƣơng xâm lấm Khu Ramsar Tràm Chim vào khoảng 1.200 ha, nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ dự án WWF chƣơng trình Việt Nam cũng nhƣ sự đầu tƣ của UBND tỉnh Đồng Tháp, Khu Ramsar Tràm Chim đã tổ chức việc diệt trừ và kiểm soát sinh vật ngoại lai (mai dƣơng) ƣớc diện tích mai dƣơng xâm lấn còn lại khoảng 450 ha. Việc loại trừ loại cây này cần có biện pháp kiên quyết liên tục trên quy mô cả Khu Ramsar Tràm Chim. Kết hợp với các hoạt động trồng những loài thực vật bản địa nhƣ tràm, điên điển, sậy, đế, mồm mốc… tại những nơi cây mai dƣơng bị diệt trừ nhằm kiểm soát không để loài cây này tiếp tục phát triển trở lại.

Đẩy mạnh công tác phục hồi sinh thái, đây là chƣơng trình quan trọng nhất trong công tác quản lý môi trƣờng sinh thái ở Khu Ramsar Tràm Chim, nhằm tái tạo lại các điều kiện sinh thái (các yếu tố sinh thái và các quá trình sinh thái) thích hợp với việc bảo tồn đa dạng sinh học. Các hoạt động cụ thể cần thực hiện:

- Tái thiết chế độ thủy văn phù hợp với nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học của Khu Ramsar Tràm Chim.

- Duy tu, sửa chữa hệ thống đê bao hằng năm nhƣ gia cố, chống sạt lở, bê tông, trồng cây, duy tƣ bảo dƣỡng các tuyến đê, cống… Duy trì mực nƣớc trong Khu Ramsar Tràm Chim theo sự chủ động, khắc phục những hƣ hỏng do lũ lụt; khôi phục lại một phần nguyên trạng của công trình nhằm bảo đảm ổn định và khả năng hoạt động đúng theo công suất thiết kế ban đầu.

- Tu bổ, xây mới các cống điều tiết nƣớc ở các khu vực trong khu Ramsar và nạo vét kênh trữ trong mùa khô để phòng chữa cháy rừng. Cần cải tạo các tuyến đê lung và phá bỏ các bờ kênh tạo thông thoáng cho dòng chảy trong các phân khu, tạo điều kiện cho các loài sinh vật di chuyển. Tăng cƣờng công tác tuần tra bảo vệ và phục vụ tốt các tour tham quan du lịch.

- Tăng cƣờng công tác trồng cây phân tán và tái tạo đa dạng sinh học của Khu Ramsar Tràm Chim nhƣ tre gai, bằng lăng, gừa, me chua, trâm, cà na… nhằm làm phong phú hệ thực vật và để bảo vệ các tuyến đê bao và tạo cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch

- Xây dựng các đập tràn để nâng cao sự trao đổi lƣu lƣợng nƣớc giữa các khu vực xung quanh, giảm chi phí bảo trì bằng cách giảm lực trên hệ thống các tuyến đê trong giai đoạn có mực nƣớc cao và mùa lũ. Giảm sự chia cắt sinh cảnh và cho phép các loài thủy sinh nhƣ cá di cƣ vào Khu Ramsar Tràm Chim nhiều hơn vào mùa lũ. Tăng dòng chảy tràn trong phân khu để hỗ trợ các quá trình sinh thái tƣơng ứng nhƣ quá trình phát triển của hệ sinh thái lúa ma, hệ sinh thái cỏ năng….

- Bảo vệ các cột đo nƣớc hiện có và lắp đặt các cột đo nƣớc mới nhằm đảm bảo mực nƣớc trong Khu Ramsar Tràm Chim vào mùa khô và mùa lũ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim ( Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp) Luận văn ThS. Du lịch (Trang 124)