3.3.1. Đầu tư quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng Khu Ramsar Tràm Chim
Hiện tại Khu Ramsar Tràm Chim đang gặp khó khăn và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng nên cần có những giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng cho phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của du khách. Các định hƣớng phát triển cụ thể:
- Quy hoạch đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của các xã quanh vùng đệm của Khu Ramsar Tràm Chim và huy động các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tận dụng khai thác tốt nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất tại các khu quy hoạch dân cƣ của các xã, thị trấn trong huyện để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hằng năm, chính quyền huyện cân đối một phần ngân sách để kích cầu cùng với nguồn vốn nhân dân đóng góp để đầu tƣ xây dựng các tuyến giao thông nông thôn cho các xã, thị trấn. Đây là điều kiện thuận lợi về giao thông để tiếp đón các đoàn khách đến tham quan dễ dàng.
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch sinh thái là rất quan trọng. Nâng cấp và hoàn thiện tuyến đƣờng đê bao quanh khu A1, hoàn thiện tuyến đƣờng đê bao khu A2 để du khách có thể thuận lợi tham quan Vƣờn vào mùa khô và mùa mƣa.
- Xây dựng và hoàn thiện bãi đỗ xe trong phân khu hành chính – dịch vụ; nâng cấp hệ thống cung cấp điện, nƣớc; hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại khu lƣu trú trong thời gian tới.
- Đầu tƣ xây dựng, nâng cấp nơi nghỉ chân, ăn uống, mua sắm, lƣu trú và giải trí ở khu C của Vƣờn quốc gia nhằm giảm đến mức thấp nhất sức ép lên công tác bảo vệ.
- Xây dựng lại bến thuyền tham quan ở khu Trung tâm du lịch sao cho thuận tiện cho du khách đi tham quan; xây dựng lại nhà nghỉ chân giữa rừng tràm bằng các vật liệu thiên nhiên sẵn có của Vƣờn sao cho phù hợp với cảnh quan sinh thái.
- Nâng cấp đài quan sát và đầu tƣ bổ sung thêm ống nhòm để xem các loài chim… đầu tƣ đội thuyền vận chuyển khách tham quan trong khu Ramsar và trang bị đầy đủ các trang bị đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan.
- Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nƣớc về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành DLST. Hợp tác tích cực với các tổ chức nhƣ Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, Quỹ quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Hội sếu quốc tế… trong bảo tồn các loài động – thực vật quý hiếm mà Vƣờn đang sở hữu. Hợp tác và kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ từ các ban ngành, các chuyên gia trong việc lập các dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển DLST; Kêu gọi nguồn vốn đầu tƣ từ chính phủ, các doanh nghiệp, các cá nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Sử dụng có hiệu quả các nguyên vật liệu sẵn có của địa phƣơng trong xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với cảnh quan tự nhiên và thân thiện với môi trƣờng. Khai thác phải đi đôi với bảo tồn và tái tạo tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của địa phƣơng. Sử dụng các phƣơng tiện phục vụ mang tính bản địa, ngƣời dân sẽ cảm thấy nền văn hóa của họ bị lạm dụng và tích cực tham gia vào hoạt động du lịch và bảo tồn.
a. Khu hành chính – dịch vụ
- Phòng trƣng bày
Sƣu tầm hình ảnh đầy đủ các loài động – thực vật để trƣng bày phục vụ công tác giới thiệu, hƣớng dẫn khách tham quan. Kèm theo chú thích về đặc tính, đặc điểm sinh trƣởng của từng loài động – thực vật mà Khu Ramsar Tràm Chim sở hữu
Quy hoạch khu vực mẫu tiêu bản của 06 kiểu quần xã đặc trƣng. • Quần xã sen
• Quần xã lúa ma • Quần xã năng • Quần xã cỏ ống • Quần xã mồm mốc
• Quần xã tràm
- Tổ chức bán quà lƣu niệm
Mở những gian hàng trên sông bán bƣu ảnh, tranh, lịch, tài liệu lịch sử khoa học mang tên “Tràm Chim - Tam Nông”
Làm chợ nổi trên sông chuyên bán các loại động, thực vật đặc trƣng của vùng Đồng Tháp Mƣời nhƣ rắn, chuột, các loại cá, bông điên điển, bông súng…
- Phòng nghỉ
• Chất lƣợng dịch vụ • Dịch vụ đi kèm • Giá cả
b. Khu vực ăn uống, vui chơi giải trí
- Khu vực ăn uống
Xây dựng và mở rộng quán ăn phục vụ tối thiểu 100 khách, phục vụ nhất là các món ăn đặc sản của vùng
- Khu vực vui chơi, giải trí
Có ít nhất 02 phòng karaoke với tiện nghi tƣơng đối, phạm vi rộng có thể phục vụ tối thiểu 20 ngƣời.
• 01 sân tennis.
• 01 sân bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, tổ chức lửa trại. • 01 khu vực chơi cờ tƣớng, cờ vua…
• 01 khu vực bơi lội, chèo xuồng.
• 01 khu vực câu cá kết hợp với nhà hàng chế biến tại chỗ • 01 khu vực mắc võng.
• 01 Hội trƣờng sức chứa tối thiểu 100 ngƣời
• Liên kết ít nhất 02 nhóm ngƣời đờn ca mang tính hợp tác thƣờng xuyên phục vụ loại hình nghệ thuật đặc trƣng “Hò Đồng Tháp”
3.3.2. Xây dựng các tuyến tham quan nội bộ hợp lý với việc xác định lại các phân khu chức năng. Đồng thời liên kết với các địa phương lân cận để cùng phát triển khu chức năng. Đồng thời liên kết với các địa phương lân cận để cùng phát triển
Tuy đội ngũ hƣớng dẫn còn thiếu và yếu nhƣng nhờ sự nhiệt tình, năng nỗ của đội ngũ hƣớng dẫn bƣớc đầu thực hiện có hiệu quả. Phần lớn khách đều hài lòng với cách phục vụ của đội ngũ này. Tuy nhiên, Trung tâm cần phải cử VCLĐ tham gia các khóa học về nghiệp vụ hƣớng dẫn viên hoặc tuyển dụng những ngƣời có chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn.
Công tác liên kết với các công ty du lịch, các hãng lữ hành chƣa thực hiện đƣợc do điều kiện dịch vụ và cơ sở hạ tầng của Khu Ramsar Tràm Chim chƣa đạt yêu cầu đặt ra đối với du khách. Tổ chức khai thác nhiều tuyến du lịch chủ yếu để giới thiệu cho khách tham quan nhƣ sau:
a. Khu A1 ( Tuyến đường thủy đi bằng phương tiện thuyền máy)
Đây là khu chính rộng nhất của VQG có diện tích 5.022 ha là khu bảo vệ nghiêm ngặt. Ở đây, Trung tâm đã tổ chức 03 tuyến điểm du lịch bằng đƣờng thủy và đƣờng bộ:
- Tuyến 1:
+ Lộ trình: Vùng tam giác (từ trung tâm du lịch - tuyến kênh số 01 dừng lại đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến kênh Bác Mƣời Nhẹ theo tuyến kênh số 04 về trung tâm du lịch).
+ Chiều dài: 11.6 km
+ Thời gian: 1h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định).
- Tuyến 2:
+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - kênh số 01 dừng chân tại đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến kênh Mƣời Nhẹ 1/3 đoạn kênh rẽ phải đến đài vọng cảnh số 03 theo kênh số 03 - kênh số 04 về Trung tâm du lịch).
+ Chiều dài: 26 km.
+ Thời gian: 3h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định)
- Tuyến 3:
+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - kênh số 01 dừng đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến kênh Mƣời Nhẹ 1/3 đoạn kênh rẽ phải đến đài vọng cảnh số 03 theo kênh số 03 - kênh số 02 - kênh số 01 về trung tâm du lịch )
+ Chiều dài: 27.6 km
+ Thời gian: 2h30’ - 3h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định)
- Các tuyến đê bao khu A1 (đƣờng bộ)
Do hệ thống đê bao khép kín nên rất thuận lợi cho việc tổ chức cho khách tham quan đi bằng các phƣơng tiện của Trung tâm du lịch hoặc phƣơng tiện cá nhân, trạm C4, C2, C1 cũng đƣợc thực hiện.
b. Khu A2
- Tuyến 1: Phƣơng tiện xuồng ba lá máy Honda 5.5HP hoặc tắc ráng.
+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - trạm A3 đến trạm C6 rừng tràm khoa học về trung tâm du lịch )
+ Chiều dài: 7.88 km
+ Thời gian: 2h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định).
- Tuyến 2: Phƣơng tiện xuồng ba lá máy Honda 5.5HP hoặc tắc ráng
+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - Trạm A3 - kênh cục - trạm A5 - về Trung tâm du lịch.
+ Chiều dài: 2.68 km
+ Thời gian: 2h30’ (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định).
- Tuyến 3: Phƣơng tiện tắc ráng
+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - Trạm A3 - kênh Phú Đức II - trạm Quyết Thắng - kênh Cà Dâm về Trung tâm du lịch.
+ Chiều dài: 18.8 km
+ Thời gian: 2h30’- 3h30’ (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định)
c. Khu A4 - A5 ( Bãi ăn chính của chim Sếu)
Đối với hai khu này thƣờng kết hợp phƣơng tiện đƣờng thuỷ và đƣờng bộ để phục vụ khách.
d. Khu vực dành riêng cho du khách cắm trại
- Khu A1: Đài vọng cảnh C3 (kênh Cùn): Nhà nghỉ chân ở đài quan sát số 3 - Khu A2: Trạm Quyết Thắng với khoảng 200 m2.
e. Khu vực dành riêng cho du khách tham quan câu:
Các khu vực mà du khách thƣờng đến câu:
- Khu A1: Khu vực từ Đội cơ động đến trạm C4, trạm C3, trạm Phú Thành B, kênh C1.
- Khu A2: Trạm C3, C6, C5.
3.3.3. Thực hiện các nghiên cứu khoa học vận dụng vào thực tiễn khai thác, bảo tồn hệ sinh thái bảo tồn hệ sinh thái
Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2005, các hoạt động nghiên cứu khoa học chƣa mang tính chiều sâu còn chung chung cụ thể Vƣờn chƣa thực hiện đƣợc đề tài
nghiên cứu nào ứng dụng vào thực tiễn, bên cạnh đó cũng chƣa đƣợc sự quan tâm (điều kiện kinh phí, và nhân lực chƣa đáp ứng).
Từ năm 2006 trở đi, đƣợc sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, đặc biệt là có sự hỗ trợ của Chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học Lƣu vực sông Mêkông do IUCN chủ trì, hoạt động nghiên cứu khoa học đã đƣợc thực hiện nhiều hơn, qua đó Vƣờn cũng đã thực hiện đƣợc một số các hoạt động sau: Thí điểm về quản lý thuỷ văn mực nƣớc trong Vƣờn, phục hồi thảm thực vật, thống kê chim…
Chƣơng trình Sử dụng bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học Đất ngập nƣớc vùng Mêkông (MWBP) là chƣơng trình liên kết giữa bốn quốc gia vùng hạ lƣu sông Mêkông (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam), UNDP, Uỷ hội sông Mêkông, và IUCN.
Mục tiêu của chƣơng trình MWBP nhằm tăng cƣờng năng lực bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nƣớc trong vùng hạ lƣu sông Mêkông thông qua những hoạt động cấp vùng, cấp quốc gia và địa phƣơng. Với mục đích đó, tại Việt Nam MWBP đã chọn 02 điểm trình diễn ở vùng Đồng Tháp Mƣời là Khu Ramsar Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp và Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nƣớc Láng Sen (LSWR) thuộc tỉnh Long An.
Cần phải xây dựng các biện pháp ứng với ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng trong vài năm tới và việc xây đập thủy điện của các quốc gia đầu nguồn sông Mêkông sẽ tác động rất lớn chế độ thủy văn và sinh trƣởng của các loài động – thực vật của Vƣờn.
Xây dựng đê bao bảo vệ hệ sinh thái của Vƣờn, điều tiết chế độ thủy văn hợp lý, thoát bớt nƣớc vào mùa lũ và bơm nƣớc vào mùa khô chống cháy rừng và duy trì sự sinh trƣởng của quần xã năng, loại thức ăn chính cho loài Sếu Đầu đỏ quý hiếm.
Hạn chế dần và tiêu diệt hoàn toàn cây mai dƣơng, đây là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nƣớc nhiệt đới, đƣợc tổ chức IUCN xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất. Ở Khu Ramsar Tràm Chim,
cây Mai dƣơng hiện đang là một mối đe doạ nghiêm trọng đến đời sống của các loài động, thực vật bản địa. Nghiên cứu đặc tính của cây mai dƣơng và tác động đến hệ sinh thái của Khu Ramsar Tràm Chim.
Theo kết quả điều tra, Đến năm 2008 diện tích mai dƣơng xâm lấm Khu Ramsar Tràm Chim vào khoảng 1.200 ha, nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ dự án WWF chƣơng trình Việt Nam cũng nhƣ sự đầu tƣ của UBND tỉnh Đồng Tháp, Khu Ramsar Tràm Chim đã tổ chức việc diệt trừ và kiểm soát sinh vật ngoại lai (mai dƣơng) ƣớc diện tích mai dƣơng xâm lấn còn lại khoảng 450 ha. Việc loại trừ loại cây này cần có biện pháp kiên quyết liên tục trên quy mô cả Khu Ramsar Tràm Chim. Kết hợp với các hoạt động trồng những loài thực vật bản địa nhƣ tràm, điên điển, sậy, đế, mồm mốc… tại những nơi cây mai dƣơng bị diệt trừ nhằm kiểm soát không để loài cây này tiếp tục phát triển trở lại.
Đẩy mạnh công tác phục hồi sinh thái, đây là chƣơng trình quan trọng nhất trong công tác quản lý môi trƣờng sinh thái ở Khu Ramsar Tràm Chim, nhằm tái tạo lại các điều kiện sinh thái (các yếu tố sinh thái và các quá trình sinh thái) thích hợp với việc bảo tồn đa dạng sinh học. Các hoạt động cụ thể cần thực hiện:
- Tái thiết chế độ thủy văn phù hợp với nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học của Khu Ramsar Tràm Chim.
- Duy tu, sửa chữa hệ thống đê bao hằng năm nhƣ gia cố, chống sạt lở, bê tông, trồng cây, duy tƣ bảo dƣỡng các tuyến đê, cống… Duy trì mực nƣớc trong Khu Ramsar Tràm Chim theo sự chủ động, khắc phục những hƣ hỏng do lũ lụt; khôi phục lại một phần nguyên trạng của công trình nhằm bảo đảm ổn định và khả năng hoạt động đúng theo công suất thiết kế ban đầu.
- Tu bổ, xây mới các cống điều tiết nƣớc ở các khu vực trong khu Ramsar và nạo vét kênh trữ trong mùa khô để phòng chữa cháy rừng. Cần cải tạo các tuyến đê lung và phá bỏ các bờ kênh tạo thông thoáng cho dòng chảy trong các phân khu, tạo điều kiện cho các loài sinh vật di chuyển. Tăng cƣờng công tác tuần tra bảo vệ và phục vụ tốt các tour tham quan du lịch.
- Tăng cƣờng công tác trồng cây phân tán và tái tạo đa dạng sinh học của Khu Ramsar Tràm Chim nhƣ tre gai, bằng lăng, gừa, me chua, trâm, cà na… nhằm làm phong phú hệ thực vật và để bảo vệ các tuyến đê bao và tạo cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch
- Xây dựng các đập tràn để nâng cao sự trao đổi lƣu lƣợng nƣớc giữa các khu vực xung quanh, giảm chi phí bảo trì bằng cách giảm lực trên hệ thống các tuyến đê trong giai đoạn có mực nƣớc cao và mùa lũ. Giảm sự chia cắt sinh cảnh và cho phép các loài thủy sinh nhƣ cá di cƣ vào Khu Ramsar Tràm Chim nhiều hơn vào mùa lũ. Tăng dòng chảy tràn trong phân khu để hỗ trợ các quá trình sinh thái tƣơng ứng nhƣ