Quan hệ công chúng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim ( Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp) Luận văn ThS. Du lịch (Trang 59)

Bao gồm các hoạt động nhằm duy trì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tầng lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, đƣợc tổ chức một

cách thƣờng xuyên có hệ thống, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp công chúng khác nhau, để nâng cao uy tín và thanh thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Thực chất của các mối quan hệ công chúng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đội ngũ bạn hàng, khách hàng và những tổ chức, cá nhân có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các hình thức chủ yếu của hoạt động quan hệ công chúng là: + Tổ chức các hội nghị khách hàng theo định kỳ hay đột xuất.

+ Tổ chức hội nghị của các trung gian phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý). + Tổ chức hội nghị các nhà sản xuất kinh doanh.

+ Tổ chức những cuộc thăm hỏi khách hàng và đội ngũ những trung gian phân phối.

+ Tổ chức tiếp xúc và duy trì tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có vị trí, thế lực và uy tín với xã hội, đặc biệt là các nhà chính trị, ngoại giao, các nghệ sỹ, vận động viên nổi tiếng...

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với báo chí, tuyên truyền nhằm phát huy ảnh hƣởng của doanh nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1 đề tài đã tập trung làm rõ những lý luận về du lịch sinh thái, du lịch bền vững, môi trƣờng du lịch, thị trƣờng du lịch, điểm đến du lịch và marketing điểm đến, chính sách giá và chính sách sản phẩm… nghiên cứu các nhân tố tác động về phát triển du lịch đến với Khu Ramsar Tràm Chim thông qua các kênh tuyên truyền quảng bá hình ảnh Tràm Chim nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc, bảo vệ môi trƣờng phát triển bền vững. Đây là những tiền đề hết sức quan trọng để chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch đến với Khu Ramsar Tràm Chim ở chƣơng 2 và từ đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị để thu hút khách du lịch trong chƣơng 3.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHU RAMSAR TRÀM CHIM

2.1. Khái quát về Khu ramsar Tràm Chim

2.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành

a. Vị trí địa lý

Khu Ramsar Tràm Chim phân bố ở khu vực có toạ độ 10o40’-10o47’ vĩ Bắc, 105o26’-105o36’ kinh Đông, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng địa lí châu thổ sông MêKông. Khu Ramsar Tràm Chim có diện tích 27.588 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 7.313 ha, diện tích vùng đệm là 20.275 ha. Vị trí nằm ở đồng bằng Sông Cửu Long và là trung tâm của Đồng Tháp Mƣời, cách Sông Tiền 25 km về phía Tây, gần biên gới Việt Nam – Campuchia.

Khu Ramsar Tràm Chim tiếp giáp 5 xã và 1 thị trấn: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp và Thị trấn Tràm Chim, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp. Đây là một Ðồng Tháp Mƣời thu nhỏ với hệ sinh vật phong phú và đa dạng của vùng đất ngập nƣớc, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, hơn 200 loài chim nƣớc, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới.

Phạm vi, ranh giới: Khu Ramsar Tràm Chim gồm 06 khu vực đƣợc bao bọc bởi: - Khu A1 giới hạn bởi các kênh An Bình, Phú Thành, đê bao số 1, đê bao số 4. - Khu A2, A3, A4, giới hạn bởi kênh Phú Đức 2, kênh Lung Bông, kênh Cà Dâm. - Khu A5, giới hạn bởi các kênh: kênh số 2, kênh số 5, kênh An Bình và đê bao số 4. - Khu C, giới hạn bởi kênh Phú Đức và Đồng Tiến.

b. Lịch sử hình thành

Tràm Chim – đây là một địa danh đã có từ lâu đời do đặc điểm vùng đất trũng của Đồng Tháp Mƣời, có nhiều rừng tràm tự nhiên, nhiều loài cá đồng sinh sản và phát triển, là nguồn thức ăn phong phú nên đã có rất nhiều chim nƣớc hội tụ về đây sinh sống. Do đó nhân dân quanh vùng đã gọi là vùng Tràm Chim.

Với những giá trị đặc trƣng của nó, ngay từ thời chiến tranh Ban Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã ấp ủ nguyện vọng khai thác và phát triển Đồng Tháp Mƣời thành một vùng trù phú cùng với việc tái tạo lại một mô hình Đồng Tháp Mƣời thu nhỏ. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn sau ngày giải phóng miền Nam. Đến năm 1978, tỉnh mới bắt đầu chủ trƣơng trồng tràm và cho đến năm 1990 đã có đƣợc diện tích rừng tràm là 2.300 ha. Năm 1985, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định khoanh vùng 5.200 ha để thực hiện tái tạo lại một vùng Đồng Tháp Mƣời thu nhỏ và giao cho huyện Tam Nông quản lý, vùng này đã có các tổ chức tham gia bảo vệ, khai thác với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Lâm ngƣ trƣờng Tràm Chim, Nông trƣờng Tràm Chim, Công ty nông trƣờng Tràm Chim. Đặc biệt từ khi phát hiện loài Sếu đầu đỏ (Hạc) quay về trú ngụ thì Tràm Chim đƣợc nhiều ngƣời biết đến, vì đây là một loài chim quý hiếm mà trƣớc đây đã từng có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó không ai biết đó là loài chim quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nên đã săn bắt, đánh bẫy ăn thịt nhƣ những loài chim khác.

Năm 1986, sau khi nghe có tin Sếu đầu đỏ về trú ngụ tại Tràm Chim, tổ chức bảo vệ Sếu Quốc tế – ICF (International Crane Fundation) và Trung tâm Tài nguyên Môi trƣờng – thuộc trƣờng Đại học Tổng Hợp Hà Nội đã cử chuyên gia đến kiểm tra và xác nhận đây chính là một trong 15 loài Sếu hiện còn lại trên thế giới. Sau đó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đƣơng thời là ông Nguyễn Xuân Trƣờng đã ra thông báo cấm săn bắt và đánh bẫy Sếu, đồng thời tuyên truyền giáo dục cho ngƣời dân trong tỉnh biết để bảo vệ. Ở thời kỳ này, diện tích rừng khu bảo vệ đƣợc mở rộng một cách nhanh chóng từ 5.200 ha lên 7.000 ha.

Tháng 5 năm 1987, tại hội nghị Quốc tế về Sếu tổ chức tại Hắc Long Giang – Trung Quốc sau khi nghe thông báo là có Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) tƣởng chừng không còn ở Châu Á nữa. Tuy nhiên, nay đƣợc tìm thấy ở Tràm Chim thì các đại biểu rất vui mừng và từ đó nhiều tổ chức trên thế giới đã đến nghiên cứu và tài trợ nhƣ vào năm 1989 Quỹ bảo vệ chim của Đức (BREHM FUND) đã tài trợ cho Tràm Chim để

xây dựng một ngôi nhà 2 tầng, ngôi nhà này đƣợc sử dụng cho các hoạt động giáo dục môi trƣờng (hiện là trụ sở làm việc của phòng Quản lý và bảo vệ tài nguyên Vƣờn quốc gia Tràm Chim).

Tháng 1 năm 1990, một cuộc hội thảo quốc tế về Sếu và bảo vệ đất ngập nƣớc đã đƣợc tổ chức tại Tràm Chim, tham dự gồm có 14 nƣớc trên thế giới, hội nghị đã trao đổi những kinh nghiệm nhằm giúp cho việc quản lý và bảo vệ Tràm Chim đƣợc tốt hơn. Tháng 3 năm 1991, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Trung tâm bảo vệ Sếu và môi trƣờng thiên nhiên Tràm Chim, giao cho UBND huyện Tam Nông trực tiếp quản lý.

Do áp lực của sự gia tăng dân số trong vùng, vào những tháng cuối năm 1991 và đầu năm 1992, khu vực Tràm Chim bị phá hại nghiêm trọng, đất đai bị lấn chiếm làm lúa hai vụ. Trong khi đó trong bờ bao thì nƣớc rút cạn khô, ngƣời dân đã vào bắt cá và đốn tràm, vài vụ cháy đã xảy ra làm cho cả rừng tràm xanh tốt trở nên nham nhở, hậu quả là nhiều loài động vật quí hiếm bị suy giảm nhƣ: trăn, rắn, rùa; Mùa mƣa, phèn trôi xuống những nơi trũng thấp và dƣới kênh nội đồng làm cho một số lƣợng lớn cá bị chết. Bên cạnh đó, có nhiều quan điểm cho rằng phá tràm trồng lúa có hiệu quả hơn là giữ lại khu bảo tồn. Đến lúc này số phận của khu bảo tồn đất ngập nƣớc Tràm Chim rơi vào tình thế nguy kịch.

Đến tháng 5 năm 1992, nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đƣơng thời là đồng chí Võ Văn Kiệt đã giao trách nhiệm cho UBND tỉnh Đồng Tháp và UBND huyện Tam Nông phải kiên quyết bảo vệ Sếu đầu đỏ và hệ sinh thái đất ngập nƣớc Tràm Chim. Tháng 7 năm 1992, Trung tâm bảo vệ Sếu và môi trƣờng thiên nhiên Tràm Chim đã đƣợc bàn giao lại cho tỉnh Đồng Tháp trực tiếp quản lý theo Quyết định số 32/QĐ – UB ngày 16 tháng 6 năm 1992 của UBND tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 2 tháng 2 năm 1994, Thủ tƣớng Chính Phủ đã ký quyết định số 47/TTg qui định khu đất ngập nƣớc Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp là “Khu

bảo tồn thiên nhiên” của Quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho sự tồn tại

Diện tích của khu bảo tồn là 7.612 ha có bờ đê bao xung quanh chu vi gần 60 km. Tuy nhiên, quá trình thực thi các hoạt động của khu bảo tồn đã trải qua nhiều thử thách do áp lực gia tăng dân số và điều kiện sống của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn.

Ngày 29 tháng 12 năm 1998, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 253/1998/TTg chuyển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Tràm Chim thành Khu Ramsar Tràm Chim điều chỉnh ranh giới và diện tích còn 7.313 ha, đồng thời phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng Khu Ramsar Tràm Chim giai đoạn 1999 – 2003 với tổng nguồn vốn đầu tƣ là 59 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 39 tỷ đồng, vốn huy động trong nhân dân 2 tỷ đồng và các nguồn vốn khác là 18 tỷ đồng.

Để cụ thể hóa Quyết định của Thủ tƣớng Chính Phủ, ngày 03/09/1999 Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của Khu Ramsar Tràm Chim là:

– Bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái đất ngập nƣớc trên cơ sở đảm bảo chế độ thủy văn phù hợp.

– Bảo tồn, phục hồi và phát triển cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái chuẩn của vùng lụt kín Đồng Tháp Mƣời nhƣ khi chƣa đƣợc khai thác để phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và phục vụ tham quan du lịch.

– Bố trí lại dân cƣ sống quanh vùng hợp lý, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh tác, ổn định cuộc sống, từ đó họ tự giác tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vƣờn.

– Phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển họat động du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cƣ và xã hội với đặc trƣng kiến trúc của vùng đồng bằng ngập lụt, vừa hiện đại, vừa mang bản sắc đồng bằng Nam bộ.

Việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Khu Ramsar Tràm Chim có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐTM mà còn đối với cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc. Ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa rất quan trọng về giá trị khoa học, văn hóa – lịch sử, tài nguyên môi trƣờng sinh thái và

giáo dục. Nhờ đó, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân ở nhiều nƣớc trên thế giới biết đến Đồng Tháp, quan tâm và hợp tác với Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội

a. Đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Khu Ramsar Tràm Chim mang đầy đủ đặc tính chung của cảnh quan Đồng Tháp Mƣời: các lung, láng, lòng sông cổ… Các dạng địa mạo này tạo điều kiện tạo ra sự đa dạng về sinh cảnh và sự đa dạng về tài nguyên sinh vật. Hiện nay, dù đã có những tác động đáng kể đến môi trƣờng thiên nhiên của vùng đất ngập nƣớc này, nhƣng Khu Ramsar Tràm Chim vẫn còn tồn tại nhiều kiểu sinh cảnh của các loài động – thực vật đặc thù của vùng đất ngập nƣớc Đồng Tháp Mƣời.

- Sự đa dạng của thảm thực vật trên những điều kiện địa hình – đất đai – thủy văn sinh động của khu vực Tràm Chim là cơ sở cho sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái ngập nƣớc này. Vì vậy, việc bảo tồn đa dạng của thảm thực vật (mà trƣớc hết là bảo tồn điều kiện sinh sống của chúng) chính là hoạt động đầu tiên để bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái ngập nƣớc.

b. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Dân số

Hiện nay, có rất nhiều hộ dân sống trong vùng đệm, khoảng trên 41.000 dân. Mật độ dân cƣ tập trung nhiều nhất trên các tuyến kênh Phú Hiệp, Đồng Tiến, kế cận Khu Ramsar Tràm Chim. Đời sống của các hộ này còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn sống chính là canh tác lúa, tràm và đánh bắt nguồn thuỷ sản tự nhiên trên các kênh rạch. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế còn kém nhƣ trƣờng học, trạm xá, điện, nƣớc sạch dùng cho sinh hoạt và thông tin liên lạc cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế phát triển kinh tế cho cộng đồng trong khu vực này.

Bảng 2.1. Hiện trạng dân cƣ ở khu vực Khu Ramsar Tràm Chim năm 2009 Stt Đơn vị Số ấp (Ấp) Diện tích tự nhiên (Km2) Số hộ (hộ) Dân số Ngƣời Mật độ dân số (Ng/Km2) 1 2 3 4 5 6 TT.Tràm chim Xã Phú Đức Xã Tân Công Sính Xã Phú Thành B Xã Phú Hiệp Xã Phú Thọ 5 3 4 4 4 5 12,32 51,74 77,39 51,61 50,70 63,60 2.604 2.001 1.601 1.085 2.102 2.651 9.934 8.002 5.867 4.560 8.120 10.929 808 155 76 88 160 172 Tổng 307.36 12.044 47.412

(Nguồn UBND huyện Tam Nông – Đồng Tháp) - Thành phần dân tộc

Phần lớn dân cƣ sống ở Tam Nông là ngƣời Kinh. Các dân tộc khác là ngƣời Việt gốc Hoa và ngƣời Khmer.

- Đời sống dân cư

Nhìn chung, điều kiện sống của các cộng đồng địa phƣơng quanh Khu Ramsar Tràm chim còn khá nghèo. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính của ngƣời dân địa phƣơng dựa vào 03 nguồn tài nguyên chính nhƣ sau: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa), tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã; thu hái lâm sản ngoài gỗ) và nguồn nhân lực (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ).

Trong khi hiện nay Khu Ramsar đang đƣợc quản lý nghiêm ngặt thì cộng đồng bên ngoài có nhu cầu sử dụng tài nguyên để đáp ứng cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, ngƣời dân vẫn xâm nhập vào Khu Ramsar để khai thác tài nguyên bằng nhiều hình thức (đặc biệt là dùng xung điện để khai thác nguồn lợi thủy sản) nên Khu Ramsar không thể quản lý tài nguyên một cách bền vững đƣợc. Một mặt là, khi ngƣời dân xâm nhập trái phép và khai thác một cách không có tổ chức thì nguồn tài nguyên càng ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, mối quan hệ giữa Khu Ramsar và cộng đồng ngày càng xấu đi. Vì vậy, có một nhu cầu cần phải quản lý tài nguyên bền vững, không để cạn kiệt và

giải quyết mâu thuẫn với cộng đồng. Việc này có thể đƣợc giải quyết thông qua phƣơng pháp tiếp cận hệ sinh thái, tức là xem con ngƣời là một thành phần của hệ sinh thái. Những ngƣời sử dụng tài nguyên nên đƣợc tổ chức lại để khai thác hợp lý tài nguyên, có kiểm soát. Điều này đã đƣợc xây dựng thành phƣơng án trình UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt và đƣa vào thực hiện hàng năm kể từ năm 2009 cho đến nay.

2.1.3. Tài nguyên du lịch ở Khu Ramsar Tràm Chim

a. Địa hình

Địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, các đặc điểm cảnh quan nổi bật tạo sự hấp dẫn cho phát triển loại hình và sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn du khách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim ( Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp) Luận văn ThS. Du lịch (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)