Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lộc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 95)

- Bảo vệ đất nông nghiệp: khi sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trong phát triển kinh tế thì việc duy trì, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

3.3.2.Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lộc

3.3.2.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Đối với đất trồng trồng lúa nước: đây là loại hình sử dụng đất rất đa dạng, có thể thích nghi trên diện rộng phục vụ cho trồng lúa, rau màu. Diện tích đất trồng lúa nước phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Đặc biệt, cây lúa tập trung nhiều tại các xã Liên Hồng, Thống Kênh, Thống Nhất, Hoàng Diệu, Đoàn Thượng, Đức Xương, Thị trấn Gia Lộc...; các loại cây rau màu tập trung nhiều tại các xã phía Bắc huyện như Gia Xuyên, Gia Tân, Liên Hồng, Gia Khánh, Đoàn Thượng… So với các huyện khác của tỉnh Hải Dương, Gia Lộc vẫn là huyện có nhiều thế mạnh trong phát triển các loại cây hàng năm này.

- Đối với đất trồng cây lâu năm: cây lâu năm trên địa bàn huyện được trồng phân tán ở các xã, tại các hộ gia đình. Ngoài ra, trong những năm tới có thể đẩy mạnh việc trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi theo mô hình trang trại ở một số xã phía Nam huyện.

- Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp của huyện còn là việc khai thác có hiệu quả theo hướng đầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đặc biệt tại các xã phát triển mạnh cây rau màu ở phía Bắc huyện.

- Hiện nay, việc chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện khá phổ biến, đem lại giá trị cao hơn; tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam của huyện như Nhật Tân, Quang Minh, Đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 Quang, Đức Xương và một số xã phía Bắc như Liên Hồng, Gia Hòa, Tân Tiến. Trong giai đoạn tới, ngoài việc phát huy hiệu quả từ những diện tích nuôi trồng hiện có, còn có thể mở rộng ở một số nơi thuộc địa hình thấp đang cấy lúa hiệu quả thấp và chưa phù hợp cho mục đích phi nông nghiệp.

Hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 là tập trung phát triển nền nông nghiệp hàng hoá với các sản phẩm sạch có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo bền vững, đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống của người dân trong huyện. Vì vậy, đất nông nghiệp cũng cần bố trí sử dụng theo hướng trên. Cụ thể:

- Đất trồng lúa nước: dự kiến còn khoảng 4.400 - 4.450 ha, tập trung tại các xã Đoàn Thượng, Đức Xương, Thống Nhất, Yết Kiêu…

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: tập trung khai thác diện tích có địa hình vàn và vàn cao, đồng thời mở rộng phương thức canh tác nhằm đem lại năng suất và chất lượng cây trồng cao nhất, đạt hiệu quả sử dụng đất tối đa. Định hướng có khoảng 1.200 - 1.250 ha đất trồng cây hàng năm còn lại, tập trung nhiều tại các xã Gia Xuyên, Hoàng Diệu, Toàn Thắng…

- Đất trồng cây lâu năm khoảng 336 ha tập trung nhiều tại Lê Lợi, Tân Tiến, Gia Lương… Thực hiện phối hợp việc trồng cây ăn quả với các chương trình ao, hồ nuôi trồng thủy sản.

3.3.2.2. Định hướng về loại cây trồng

Trên quan điểm xem xét các mặt hiệu quả các cây trồng trên địa bàn huyện, chúng tôi nhận thấy cây bí xanh, cây dưa chuột, cây khoai tây, cây lúa là những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn cả.

- Cây dưa chuột cho GTSX cao nhất và được trồng nhiều ở các xã thuộc tiểu vùng 3. Hiện tại, dưa chuột được các hộ nông dân trồng bán mang lại lợi ích khá cao. Vì vậy, trong tương lai, đây sẽ là một trong những cây trồng cần được nhân rộng trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 trong tương lai vẫn giữ vững diện tích trồng lúa là mục tiêu lâu dài đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu của người dân và chế biến.

Hiện nay, năng suất lúa và hiệu quả cây lúa giữa các xã trên địa bàn huyện là tương đương nhau, tuy nhiên tiểu vùng 2 chiếm ưu thế hơn. Những năm gần đây các giống lúa lai, lúa đặc sản được nông dân đưa vào sản xuất đạt giá trị cao. Ngoài ra, người nông dân trên địa bàn huyện còn sản xuất lúa giống. Một phần diện tích lúa cũng được thay bằng các cây rau màu hàng hoá. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần hạn chế việc chuyển đổi đất lúa sang các mục đích phi nông nghiệp ở mức thấp nhất.

- Bí xanh và khoai tây là cây trồng cho GTSX và GTGT khá cao; các loại cây trồng này được trồng nhiều nhất ở các xã Gia Khánh, Lê Lợi, Yết Kiêu... và đem lại giá trị ngày công lao động ổn định. Trong tương lai, đây sẽ là những loại cây trồng được nhân rộng trên địa bàn nhiều xã, kết hợp trồng vụ đông xuân trên đất 2 vụ lúa.

- Các loại rau, màu cũng chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân. Việc kết hợp trồng lúa với cây rau vụ đông cho GTSX/ha và GTGT/ha rất cao.

- Ngoài các loại cây trên, cây đậu tương tuy mang lại giá trị không cao bằng những cây trồng khác nhưng có ý nghĩa lớn trong việc cải tạo, bồi bổ đất và nhu cầu sử dụng nước thấp. Vì vậy, để có được hiệu quả kinh tế nhưng vẫn hạn chế được việc thoái hoá đất, chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục duy trì diện tích trồng đậu tương hiện tại không nên thay thế bằng cây trồng khác.

3.3.2.3. Định hướng về loại hình sử dụng đất

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 loại hình sử dụng đất chính: - Chuyên lúa với kiểu trồng chính trong năm là lúa 2 vụ;

- Lúa - màu với kiểu sử dụng đất bao gồm: lúa 2 vụ + cây màu, CCNNN hoặc rau; các cây trồng màu, CCNNN và rau bao gồm: ngô, khoai tây, đậu tương, rau các loại;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 cây trồng có thể là ngô, đậu tương, cà chua, dưa chuột, bắp cải và dưa hấu.

Đối với các địa hình cao và vàn cao, đất có thành phần cơ giới là thịt nhẹ và cát pha nên bố trí vùng chuyên hoặc bán chuyên sản xuất các loại rau, màu cung cấp nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và cho chế biến xuất khẩu như dưa, bí xanh, cà chua, rau...

Đối với những diện tích đất ở địa hình vàn cao và vàn có thành phần cơ giới đất thịt nặng đến thịt trung bình, bố trí trồng 2 vụ lúa kết hợp cây vụ đông, hoặc cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương.

Đối với địa hình trũng, có thể trồng 2 vụ lúa.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất đến năm 2020 huyện Gia Lộc được thể hiện ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất đến năm 2020 huyện Gia Lộc

Tiểu vùng Loại hình sđất ử dụng trạHing (ha) ện Định h(ha) ướng TSo sánh ăng (+) Giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

Tiểu vùng 1

Chuyên lúa 1.078,36 969,11 -109,25

Lúa - màu 38,86 129,11 90,26

Chuyên rau, màu 0,90 19,9 19,00 Tiểu vùng 2

Chuyên lúa 1.939,73 1.812,23 -127,50

Lúa - màu 119,80 213,3 93,50

Chuyên rau, màu 0,85 34,85 34,00 Tiểu vùng 3

Chuyên lúa 2.112,58 1.955,33 -157,25 Lúa - màu 132,15 238,4 106,25 Chuyên rau, màu 1,96 52,96 51,00 Tiểu vùng 4

Chuyên lúa 964,85 867,1 -97,75

Lúa - màu 34,77 115,52 80,76

Chuyên rau, màu 0,81 17,81 17,00

Chuyên lúa 6.095,53 5.603,78 -491,75

Toàn huyện Lúa - màu 325,57 696,32 370,75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

3.3.2.4. Định hướng về diện tích các kiểu sử dụng đất đến năm 2020

Từ định hướng phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp của huyện Gia Lộc, căn cứ điều kiện đất đai, khí hậu; kết quả điều tra, chúng tôi đề xuất các kiểu sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lộc như sau:

Bảng 3.26. Tổng hợp định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Tiểu vùng 4 Toàn huyện Chuyên lúa 969,11 1.812,23 1.955,33 867,10 5.603,78

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 95)