Diện tích bị tác động xói mòn tiềm năng đáng kể ở Việt Nam (mất đất trên 50 tấn/ha/năm) chiếm hơn 60% lãnh thổ. Tuy nhiên, những quan trắc có hệ thống về xói mòn đất tiến hành từ 1960 đến nay cho thấy, trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh. Các vùng đất đồi núi miền Bắc và miền Trung có nguy cơ xói mòn mạnh hơn cả do chịu tác động của mưa bão tập trung, địa hình dốc và chia cắt mạnh, có nhiều diện tích đất tầng mỏng, lớp thực bì bị tàn phá mạnh và có lịch sử khai thác lâu đời hơn các vùng khác. Trong những vấn đề tiêu cực về môi trường đất ở Việt Nam, xói mòn đất là loại hình gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cả, làm cho đất trở nên nghèo, chua, khô cằn, rắn và suy giảm sức sản xuất. Trên thực tế, đất bị xói mạnh đã chiếm 17% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó có 1,5% diện tích gần như đã mất khả năng sản xuất. (Lê Văn Khoa, 2003)
Thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa nền nông nghiệp từ tự cấp tự túc trở thành nền nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, sản xuất nông nghiệp còn nhiều vấn đề bức xúc, nhất là vấn đề thị trường cho nông sản hàng hóa. Để tháo gỡ vấn đề này từng vùng, từng địa phương cần xây dựng mô hình cơ cấu cây trồng hợp lý đối với từng cây trồng, từng chân đất và Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể, đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số nước ta lại đông. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1 -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 1,2% / năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới (Lê Văn Khoa; Nguyễn Đức Lương và Nguyễn Thế Truyền, 1999).
Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Lê Văn Khoa, 2003). Với các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Đình Hợi (Nguyễn Đình Hợi, 1993); đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần Anh Phong, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như Bùi Huy Đáp (1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hoàng (1987)( Đỗ Thị Tám, 2001).
Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Chương trình đồng trũng 1985 - 1987 do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước chủ trì, chương trình bản đồ canh tác 1988 - 1990 do Uỷ ban khoa học Nhà nước chủ trì cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau (Trần Danh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Thìn và Nguyễn Huy Trí, 2006).
Những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp đồng bằng sông Hồng. Với các công trình nghiên cứu đánh giá đất của các tác giả như Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992-1993), Phạm Văn Lăng (1995), Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn (1995). Các công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250000 cho phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên, 1995).
Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó (Vũ Khắc Hòa, 1996).
Vùng đồi núi trung du phía Bắc có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Bồng - “Đánh giá tiềm năng sản xuất nông - lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc Tuyên Quang theo phương pháp phân loại thích hợp”, Đỗ Nguyên Hải - “Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh”, Đoàn Công Quỳ - “Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”. Vùng đồng bằng sông Cửu Long với các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Nguyễn Văn Nhân (1991,1995).
Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài, Phạm Văn Tuyên (1995).
Vùng Đông Nam Bộ có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái, Trương Công Tín (1990).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/ năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong công thức luân canh cây ăn quả, hoa. cây thực phẩm cao cấp, đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/ năm.
Nhìn chung nền nông nghiệp Việt Nam đang có hướng đi lên, phần nào đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.