Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lộc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 61)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng so sánh

3.2.2.Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lộc

Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của Gia Lộc. Huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh gieo trồng cây màu (nhất là cây vụ đông, vụ xuân hè và vụ hè thu), tích cực chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống lúa, trà lúa, xây dựng vùng lúa chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Người dân trên địa bàn huyện đã thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ cấu giống, mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị trường vào sản xuất.

a) Trồng trọt

Ngành trồng trọt hiện đang là ngành sản xuất chính, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, những năm gần đây đã chuyển dần sang sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch mạnh theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại cây rau màu, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

- Nhóm cây hàng năm: giai đoạn 2005 - 2013, tổng diện tích cây hàng năm giảm khoảng 3.424 ha. Vì vậy, sản lượng cây trồng cũng có những biến động. Cây trồng hàng năm chủ yếu của huyện là lúa, rau, đậu, ngoài ra còn có một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía.

Cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo với diện tích gieo trồng lớn nhất 6.421 ha, năng suất bình quân 85 tạ/ha; giai đoạn 2005 - 2013, diện tích gieo trồng lúa giảm khoảng 1.824 ha sang các mục đích phi nông nghiệp và chuyển đổi trồng rau màu, nuôi trồng thủy sản; sản lượng lúa năm 2013 cũng giảm khoảng 8.885 tấn so với năm 2005. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng lương thực bình quân đầu người trên địa bàn huyện vẫn khá cao đạt khoảng 475

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 kg/người/năm nên vấn đề an ninh lương thực được đảm bảo. Những năm gần đây, việc phát triển các vùng lúa chất lượng cao được chú trọng, đã triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, đưa một số mô hình và giống cây trồng mới, giống lúa mới có chất lượng cao vào sản xuất. Việc đưa lúa chất lượng cao vào sản xuất đã giúp người nông dân không chỉ nâng cao về năng suất mà còn cải thiện thu nhập. Đến nay, toàn huyện đã có 6 xã xây dựng được hơn 10 vùng lúa chất lượng cao với tổng diện tích gần 250 ha. Năm 2013 diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao khoảng 70%, đạt tỉ lệ cao trong tỉnh. Kỹ thuật gieo cấy mạ non gieo vãi được nông dân áp dụng rộng rãi, đạt tỉ lệ 80% diện tích gieo cấy, góp phần tăng năng suất lúa. Hàng năm, năng suất lúa bình quân đạt 65 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 82.900 tấn.

Cây rau, màu được đưa vào sản xuất trên diện rộng và cho giá trị cao nhất trong các loại cây hàng năm. Cùng với việc áp dụng các công thức luân canh và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trên địa bàn huyện đã hình thành những cánh đồng cho thu nhập cao ở các xã Đoàn Thượng, Hoàng Diệu, Phạm Trấn, Gia Xuyên…

Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống luôn được chú trọng; ở các địa hình cao, người dân chuyển sang trồng các loại rau, màu; ở địa hình thấp trũng được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, hệ số sử dụng đất bình quân trên địa bàn huyện là 3,1 lần.

- Nhóm cây ăn quả:

Diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện tăng 71 ha so với năm 2005, chủ yếu là vải, nhãn, chuối, cam, chanh…. Hiện nay, sản xuất phát triển mạnh theo mô hình trang trại kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với trồng cây ăn quả; ngoài ra, cây ăn quả còn được trồng tận dụng ở đất vườn phân tán, rải rác tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện.

Công tác khuyến nông áp dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng được chú trọng đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và giá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 trị sản phẩm. Ngành trồng trọt của huyện phát triển khá mạnh, do người dân có kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong thâm canh cây trồng và luôn được ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới trong sản xuất.

Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở huyện Gia Lộc, qua các năm 2005, 2010 và 2013 Loại cây trồng Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 1. Diện tích lúa cả năm (ha) 9.455 8.742 6.421 - Năng suất (tạ/ha) 66,02 67,15 85 - Sản lượng (tấn) 62.422 58.702 54.578 2. Diện tích ngô cả năm (ha) 591 370 104,68 - Năng suất (tạ/ha) 9,8 5,35 3,41 - Sản lượng (tấn) 579 198 307 3. Diện tích khoai lang cả năm 38 35 46,19 - Năng suất (tạ/ha) 6 5,5 4,02 - Sản lượng (tấn) 23 19 115 4. Diện tích khoai tây (ha) 144 98 69,07 - Năng suất (tạ/ha) 19 13 5,31 - Sản lượng (tấn) 273 127 130 5. Diện tích hành, tỏi (ha) 113 50 15,40 - Năng suất (tạ/ha) 12,2 24,3 1,51 - Sản lượng (tấn) 138 122 102 6. Diện tích cà chua (ha) 28 29 19,43 - Năng suất (tạ/ha) 16,5 11,3 6,70 - Sản lượng (tấn) 46 33 29 7. Diện tích đậu tương (ha) 24,32 14,71 13,47 - Năng suất (tạ/ha) 3,70 5,10 8,42 - Sản lượng (tấn) 9,00 7,50 16,00 8. Diện tích cam, chanh, quýt (ha) 15 18 12 - Sản lượng (tấn) 125 130 187 9. Diện tích chuối (ha) 12 13 14 - Sản lượng (tấn) 336 438 493 10. Diện tích vải + nhãn (ha) 33 44 34 - Sản lượng (tấn) 839 851 1.662 11. Diện tích táo (ha) 21 19 19 - Sản lượng (tấn) 889 672 620

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Đặc biệt, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy Đảng, chính quyền nên huyện Gia Lộc cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tích cực chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Quy hoạch chuyển đổi đầm, triều, ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình cánh đồng đạt giá trị thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây trồng xuất khẩu. Huyện thường xuyên tiến hành công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; thực hiện khá tốt các hình thức dịch vụ đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp như cung ứng vật tư, phân bón....

b) Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện được chú trọng và đang tiếp tục phát triển với nhiều loại hình tổ chức sản xuất: chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại, từng bước chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, tận dụng phụ phẩm sang sản xuất hàng hóa theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp. Số hộ chăn nuôi với số lượng lớn ngày càng nhiều; số trang trại tăng nhanh trong những năm gần đây.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

Hiện tại, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện có trên 800.000 con; trong đó: tổng đàn trâu, bò có 5.200 con, tỉ lệ bò lai sind chiếm trên 60%; tổng đàn lợn có 56.000 con, đàn lợn ngoại chiếm 65%; tổng đàn gia cầm có trên 738.800 con. Các xã, thị trấn đã tích cực tiếp thu và chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Bước đầu xuất hiện một số mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp như nuôi lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, gà thả vườn, nuôi bò thịt...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 - Nuôi trồng thủy sản:

Ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng cao, đạt bình quân 14%/năm, nhờ chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất và ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất.

Hiện tại ngành thủy sản chiếm khoảng 5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi trồng, với diện tích 1.230 ha, tăng 138 ha so với năm 2005. Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 4.138 tấn, năm 2013 tăng lên gần 6.718 tấn. Trong những năm qua, việc chuyển đổi các ruộng trũng cấy lúa 1 vụ hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản diễn ra khá mạnh trên địa bàn huyện. Ngoài ra, việc tận dụng các ao, hồ vào nuôi thủy sản cũng được khuyến khích.

Nhìn chung, nông nghiệp của huyện Gia Lộc đang từng bước phát triển, đời sống nhân dân được ổn định và nâng cao. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đảm bảo được nhu cầu lương thực. Nông nghiệp của huyện chú trọng trồng cây lương thực đồng thời tăng cường tính đa dạng trong sản xuất, sản phẩm mang tính chất hàng hoá, đã tạo được giá trị kinh tế cao với khối lượng lớn. Đất đai còn nhiều khả năng khai thác mở rộng (huyện còn hơn 33 ha đất chưa sử dụng) cũng như thâm canh tăng vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 61)