- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng so sánh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lộc là huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm phía nam thành phố Hải Dương, có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương;
Phía Nam giáp các huyện Ninh Giang và Thanh Miện; Phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ;
Phía Tây giáp các huyện Cẩm Giàng và Bình Giang
Huyện Gia Lộc gồm 22 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 11.235,57 ha, chiếm 6,83% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Vị trí của Huyện tương đối thuận lợi cho lưu thông và giao lưu kinh tế, văn hoá với các khu vực khác.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đất đai của huyện tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông, cao nhất là 3,5 m ở xã Đoàn Thượng, vùng thấp nhất từ 0,6 - 1,5 m nằm rải rác ở các thôn ven sông. Địa hình rất thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.1.3. Khí hậu
Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C; nhiệt độ nóng nhất từ 37-390C (thường vào tháng 6 và tháng 8); nhiệt độ lạnh nhất khoảng 5 - 60C (thường vào tháng 1 và tháng 2).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 năm khoảng 8000 giờ.
- Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.600 - 1.700 mm và tập trung vào các tháng 6, 7, 8.
Địa bàn của huyện chịu ảnh hưởng của hai loại gió rõ rệt, gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông và gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra vào các tháng chuyển tiếp giữa hai mùa có xuất hiện gió Tây Nam và Đông Nam.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Gia Lộc có nhiều sông ngòi như sông Sặt qua một số xã phía Bắc và phía Tây của huyện, sông Đĩnh Đào từ Trùng Khánh đến Thống Kênh, sông Đồng Tràng từ Tân Hưng đến Hoàng Diệu... Ngoài ra, Gia Lộc còn có hệ thống kênh mương chảy theo hướng nghiêng của địa hình.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng của Viện Thiết kế quy hoạch - Bộ Nông nghiệp năm 1965 và điều tra bổ sung phân hạng đất của sở Địa chính tỉnh Hải Dương năm 1999 cho thấy: đất đai của huyện Gia Lộc được hình thành do sự bồi tụ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, gồm 4 loại đất chính sau:
Bảng 3.1: Phân loại đất phân theo loại hình thổ nhưỡng của huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương
TT Loại đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%) 1 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng bạc màu (Pf) 6.743,0 61,47 2 Đất phù sa không được bồi không glây chua của
sông Thái Bình (Pct) 2.410,0 21,97
3 Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông
Hồng (Phib) 1.026,0 9,35
4 Đất phù sa không được bồi glây trung tính ít
chua của hệ thống sông Hồng (Pgh) 789,7 7,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 (1) Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng bạc màu (Pf)
Loại đất này có tổng diện tích khoảng 6.743,0 ha, chiếm 61,47% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại các xã phía Đông và giữa huyện như Đoàn Thượng, Hồng Hưng, Toàn Thắng, Hoàng Diệu, Gia Khánh, Gia Tân và thị trấn Gia Lộc. Đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn huyện; được phân bố ở những thềm phù sa cũ, địa hình bằng phẳng, quanh năm không ngập nước.
Thành phần cơ giới từ trên mặt xuống sâu đều nhẹ, thịt nhẹ, cát pha đến cát. Đất có độ phì tự nhiên không cao: hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất thấp đặc biệt là K2O tổng số và K2O trao đổi, hàm lượng OM% nghèo lại có tốc độ khoáng hóa nhanh, dung tích hấp thu thấp, độ bão hòa bazơ thường nhỏ hơn 50% dẫn đến khả năng điều hòa dinh dưỡng rất hạn chế. Tuy đất có độ phì tự nhiên thấp, nhưng lại có độ phì nhiêu thực tế cao nếu biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng bạc màu có nhiều nhược điểm nhưng vẫn là loại đất quý vì nằm ở địa hình bằng phẳng không bị úng, đất thoát nước tốt, đỡ tốn công làm đất, có nguồn nước ngầm tốt lại ở nông nên có thể khai thác để tưới.
Đất phù sa có có tầng loang lổ đỏ vàng bạc màu rất thích hợp với hoa màu trồng cạn như cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực.
(2) Đất phù sa không được bồi không glây chua của sông Thái Bình (Pct) Loại đất này có diện tích khoảng 2.410,0 ha, chiếm khoảng 21,97% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố tại các xã phía bắc và phía nam huyện như Đức Xương, Đồng Quang, Liên Hồng, Gia Xuyên, Thống Nhất.... Đây là loại đất khá tốt, được phân bố ở địa hình vàn và vàn cao; thích hợp thâm canh nhiều loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,...
(3) Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (Phib)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 nhiên, phân bố rải rác ở một số xã phía Nam của huyện. Đặc điểm loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ. Đất ít chua hoặc trung tính, hàm lượng dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu ở mức từ nghèo đến trung bình. Sự phân bố của loại đất này thường ở các khu ruộng giáp sông, rất thích hợp với việc trồng cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
(4) Đất phù sa không được bồi glây trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (Pgh)
Loại đất này có diện tích khoảng 789,7 ha, chiếm khoảng 7,2% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã phía Tây và phía Nam của huyện. Được phân bố ở địa hình vàn và vàn cao; đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất chua đến chua ít, hàm lượng OM tổng số, P2O5 tổng số và K2O tổng số ở mức trung bình đến nghèo, hàm lượng P2O5 dễ tiêu nghèo, hàm lượng K2O trao đổi trung bình khá.
Đất thích hợp với nhiều loại cây trồng: cây lương thực (lúa, ngô, khoai), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc,..) và các loại cây rau màu, cây ăn quả. Trên loại hình sử dụng đất này thường thâm canh 3 vụ, có những thửa ruộng 4 vụ (2L + 1 M, hoặc 2 M + 1 L. CM), hệ số sử dụng đất đạt 2,5 - 3,1 lần. Nếu biết đầu tư thâm canh đúng sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Đặc điểm nổi bật của thổ nhưỡng huyện Gia Lộc là chua, nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên qua nhiều năm do thâm canh và cải tạo, chất đất đã tốt hơn. Độ dày tầng canh tác khoảng 15 cm, ở độ dày từ 20-30 cm đã có kết von ống.
Nhìn chung, thổ nhưỡng của huyện Gia Lộc thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b) Tài nguyên nước
Bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm; trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 - Nguồn nước mặt: quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi, ao, hồ, và lượng mưa hàng năm. Nguồn nước chủ yếu được lấy từ các sông chính như sông Sặt, sông Đĩnh Đào, sông Đồng Tràng; ngoài ra còn có sông Thạch Khôi đi qua xã Đoàn Thượng dài 12,5 km, sông tiêu Tây Bắc dài 7 km và sông Cầu Gỗ đi Đò Đáy dài 4,5 km. Bên cạnh nguồn nước mặt của các sông, Gia Lộc còn có các ao, hồ, đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nhu cầu cung cấp nước tại chỗ.
- Nguồn nước ngầm: theo kết quả khảo sát sơ bộ, nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15-25 m.
c) Thực trạng môi trường
Trong những năm gần đây, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường (tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới) nên nhìn chung môi trường trên địa bàn huyện chưa bị ảnh hưởng nhiều. Đến nay, huyện đã có 107 tổ thu gom rác thải của 99 thôn, làm tốt công tác thu gom, xử lý rác thải.
Tuy nhiên, do phát triển sản xuất, môi trường ở một số nơi trên địa bàn huyện cần được chú ý. Các chất thải trong sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng), việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học, sử dụng với liều lượng không hợp lý... là những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong thôn, xóm, và cộng đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38