Hiện trạng các loại hình sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 65)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng so sánh

3.2.3. Hiện trạng các loại hình sản xuất nông nghiệp

3.2.3.1 Hệ thống cây trồng của huyện

Điều kiện đất đai, khí hậu của huyện tương đối thuận lợi nên hệ thống cây trồng khá phong phú, bao gồm: các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm.

Hệ thống cây trồng phân bố khá đều trên toàn huyện nhưng theo từng tiểu vùng cụ thể và chế độ nước, vùng có khả năng cung cấp nước thường được nhân dân ưu tiên trồng lúa, những khu vực thuộc địa hình cao được chuyển đổi sang trồng cây rau màu theo điều kiện đất đai và đa dạng hóa cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 độ nước, thuỷ hệ, độ cao... khác nhau nhưng trong phân bố đất đai 4 tiểu vùng đều chia ra các loại đất trũng, vàn, vàn cao, cao nên cơ cấu cây trồng trong 4 tiểu vùng lại không có mấy khác biệt. Sự khác biệt rõ nhất được thể hiện đó là cơ cấu diện tích giữa các loại cây trồng điều đó thể hiện tính đa dạng cây trồng và đặc thù tiểu vùng khí hậu chưa được tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.8 Diện tích gieo trồng các cây trồng chính huyện Gia Lộc

Đơn vị tính: ha STT Tên cây trồng Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Tiểu vùng 4 1 Lúa 1.117 2.060 2.245 1.000 2 Ngô 0,7 48,2 54,5 1,28 3 Khoai tây 12,02 22,15 24,15 10,75 4 Khoai lang 11,7 10,8 17,23 6,46 5 Rau các loại 6,23 11,48 12,51 5,58 6 Đậu tương 2,35 3,52 4,87 2,73

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Gia Lộc)

Một số cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện bao gồm:

* Cây lúa:

Trong những năm qua đất trồng lúa của huyện có xu hướng giảm dần để chuyển sang phát triển các cụm công nghiệp, mở rộng đường giao thông và chuyển đổi ruộng đất sang mục đích khác. Đến năm 2013, diện tích gieo trồng lúa còn 3.400 ha/vụ.

Về cơ cấu mùa vụ, giống lúa gieo cấy: trong những năm qua huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ; vụ chiêm xuân tăng trà xuân muộn, giảm trà xuân sớm; những giống lúa hàng hoá có giá trị kinh tế cao, năng suất ổn định phù hợp với đất đai của huyện đã được đưa vào gieo cấy chiếm 40-50% diện tích như: nếp TK90, nếp thơm, nếp Đài Loan, nếp 352, nếp 87, nếp 97, các giống lúa tẻ thơm (chủ yếu là giống BT7).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 tạ/ha, năm 2010 đạt 119,2 tạ/ha, năm 2011 đạt 126,5 tạ/ha và năm 2013 đạt 130,4 tạ/ha.

* Cây rau màu:

- Diện tích, năng suất cây rau màu vụ xuân và vụ hè thu qua các năm đạt tỷ lệ thấp, mỗi năm 2 vụ chỉ đạt 300-500 ha rau màu các loại, do tính chất đất đai và điều kiện thổ nhưỡng đất canh tác của huyện thuộc đất thịt nặng, độ tơi xốp kém nên đòi hỏi đầu tư chi phí công làm đất, phân bón rất lớn; mặt khác do số lao động trẻ trực tiếp sản xuất lại thiếu do đi làm các ngành nghề khác ở các địa phương. Hiện tại trên địa bàn huyện đã hình thành 2 vùng trồng rau màu tập trung vào vụ xuân và vụ hè thu; vùng trồng bí xanh ở xã Hoàng Diệu; vùng trồng bí xanh, dưa chuột và dưa hấu ở các xã Gia Xuyên, Lê Lợi, Liên Hồng, Hồng Hưng…

- Diện tích trồng rau, màu vụ đông không nhiều và có su hướng giảm, năm 2013 chỉ đạt từ 600-800 ha. Các cây trồng chính như dưa hấu lai và bí xanh, tập trung ở các xã Gia Xuyên, Gia Khánh, Hoàng Diệu, Lê Lợi.

Nhìn chung, năng suất và giá trị sản phẩm các loại cây rau màu vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa; một sào bí vụ xuân, bí vụ hè thu, năng suất đạt từ 1.000-1.200 kg/sào, giá 2.500-3.000đ/kg, thu được 3-3,5 triệu/sào; một sào khoai tây xuân, năng suất 500-700 kg/sào, giá 5.500-6.500 đ/kg, thu nhập từ 3-4 triệu/sào; một sào cà chua xuân hè, năng suất 500-600 kg/sào, giá 5.000-7.000đ/kg, thu nhập từ 3-4,5 triệu, trong khi trồng một sào lúa vụ xuân, năng suất 300- 400kg/sào, giá 5.500-6.500đồng/kg, thu nhập chỉ đạt 2-3 triệu/sào.

3.2.3.2 Các loại hình sử dụng đất huyện Gia Lộc

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, xã hội và kỹ thuật được xác định. Nói cách khác, loại hình sử dụng đất là những hình thức sử dụng đất khác nhau để trồng một loại cây hay một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 tổ hợp cây trồng.

Các loại hình sử dụng đất hiện trạng được thu thập trên cơ sở những tài liệu cơ bản của huyện, kết quả điều tra trực tiếp nông hộ và được thể hiện ở bảng 3.9 Bảng 3.9. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất năm 2013 huyện Gia Lộc Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Kiểu sử dụng đất Chuyên lúa 6.095,53 94,86

6.095,53 94,86 1. Lúa xuân - lúa mùa

Lúa - màu

325,57 5,07

69,07 1,07 2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 102,26 1,59 3. Lúa xuân - lúa mùa - ngô

8,31 0,13 4. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 35,80 0,56 5. Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại 17,65 0,27 6. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 62,90 0,98 7. Lúa xuân – lúa mùa – cải bắp 29,57 0,46 8. Lúa xuân - lúa mùa – bí xanh

Chuyên rau, màu

4,52 0,07

1,78 0,03 9. Ngô - đậu tương - cà chua - dưa chuột 0,85 0,01 10. Cà chua - đậu tương - bắp cải

1,89 0,03 11. Dưa hấu xuân - đậu tương hè thu - cà chua 0,64 0,01 12. Ngô – đậu tương – Ngô đông

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Gia Lộc)

Với lợi thế là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện đã bắt đầu hình thành và phát triển. Các kiểu sử dụng đất dần được chuyển đổi, cải tiến phù hợp với nhu cầu thị trường và cho hiệu quả cao hơn. Hiện tại, đất trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 cây hàng năm của huyện gồm 3 loại hình sử dụng đất: chuyên lúa, lúa - màu và chuyên màu, với 12 kiểu sử dụng đất, trong đó:

- Loại hình chỉ chuyên lúa chiếm diện tích khá lớn 6.095,53 ha, chiếm 94,86%, gồm 1 kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa.

- Loại hình sử dụng đất lúa - màu có diện tích 325,57 ha, chiếm 5,07%, gồm các kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa - 1 vụ màu và 1 vụ lúa - 2 vụ màu, phân bố ở địa hình vàn cao và vàn với nhiều loại cây trồng.

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu có diện tích 4,52 ha, chiếm 0,07% đất trồng cây hàng năm của huyện, gồm 4 kiểu sử dụng đất, phân bố ở địa hình cao thuộc các xã Thống Nhất, Trùng Khánh, Yết Kiêu, Gia Hòa...

Nhìn chung, huyện có diện tích trồng lúa khá lớn và có xu hướng giảm diện tích trong những năm gần đây để chuyển đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng màu, đặc biệt đẩy mạnh cải tạo đồng chiêm trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, trong những năm tới để phát triển hợp lý và hiệu quả cần xem xét xây dựng quy hoạch nông nghiệp, theo vùng sản xuất đặc trưng nhằm đa dạng hoá nông nghiệp theo hướng hàng hoá trên quan điểm nông nghiệp hữu cơ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)