0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phương pháp phân tiểu vùng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 41 -41 )

Trên cơ sở địa hình, hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, điều kiện tưới tiêu, khả năng thâm canh, tăng vụ và hệ thống cây trồng có thể phân chia đất sản xuất nông nghiệp của huyện thành 4 tiểu vùng:

Tiểu vùng 1: gồm 06 xã Gia Xuyên, Liên Hồng, Tân Tiến, Gia Tân, Gia Khánh, Gia Lương; với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.574,34 ha, chiếm 25,19% đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi, không glây chua của hệ thống sông Thái Bình và đất phù sa không được bồi glây trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng. Hệ thống cây trồng chính của tiểu vùng là lúa và rau vụ đông. Địa hình của tiểu vùng chủ yếu là vàn và vàn cao phù hợp cho các loại cây rau màu sinh trưởng phát triển tốt, điều kiện tưới tiêu chủ động. Bên cạnh đó, người dân có kinh nghiệm, trình độ thâm canh, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp để sản xuất các loại cây rau màu đạt năng suất và chất lượng cao. Sản phẩm cung cấp cho người dân thành phố Hải Dương nên tiêu thụ nhanh, thuận lợi, giá cao.

Tiểu vùng 2: gồm thị trấn Gia Lộc và 05 xã Hoàng Diệu, Lê Lợi, Thống Kênh, Phương Hưng, Hồng Hưng; với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.841,07 ha, chiếm 27,96 % đất sản xuất nông nghiệp của cả huyện. Đất đai chủ yếu là đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng bạc màu và một phần đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng; các loại đất này phù hợp với các cây trồng như dưa hấu, dưa chuột, bí xanh phát triển mạnh. Trên địa bàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 tiểu vùng có chợ đầu mối nông sản lớn nhất miền Bắc, chuyên thu mua các loại dưa hấu, dưa lê, bí xanh, củ đậu, bí đỏ…để xuất khẩu ra nước ngoài và đưa đi các tỉnh trong cả nước; đây là một lợi thế của tiểu vùng.

Tiểu vùng 3: gồm 05 xã Thống Nhất, Trùng Khánh, Yết Kiêu, Gia Hòa, Đồng Quang; với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.188,84 ha, chiếm 20,35 % đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Đất đai phần lớn là đất phù sa không được bồi, không glây chua của hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống cây trồng phong phú đa dạng, diện tích lúa, ngô, khoai, đậu tương chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các tiểu vùng khác.

Tiểu vùng 4: gồm 06 xã Toàn Thắng, Đoàn Thượng, Đức Xương, Nhật Tân, Phạm Trấn, Quang Minh; với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.670,86 ha, chiếm 26,50 % đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi, glây, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng có đặc điểm chính là chua, nghèo dinh dưỡng; hiện đang được sử dụng trồng ngô giống và khoai tây giống tập trung.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 41 -41 )

×