- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng so sánh
3.2.4. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng và các loại hình sử dụng đất
3.2.4.1 Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng
Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn huyện Gia Lộc và các vùng lân cận năm 2013.
Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, công lao động và các chi phí khác. Căn cứ vào kết quả điều tra từng loại cây trồng, cách thức canh tác của nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trồng thể hiện ở các bảng 3.10, bảng 3.11, bảng 3.12, bảng 3.13.
a) Tiểu vùng 1
Tiểu vùng 1 gồm 06 xã Gia Xuyên, Liên Hồng, Tân Tiến, Gia Tân, Gia Khánh, Gia Lương; ở tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 phục vụ sản xuất nông nghiệp.
So sánh các cây trồng trong tiểu vùng thì cây dưa chuột cho GTSX cao nhất đạt 95.335 nghìn đồng/ha, tiếp theo là cây khoai tây 79.508 nghìn đồng/ha, dưa hấu xuân 76.645 nghìn đồng/ha, bí xanh 76.450 nghìn đồng/ha, bắp cải cũng cho GTSX tương đối cao đạt 66.231 nghìn đồng/ha.
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 1
Đơn vị: GTSX, CPTG, GTGT (nghìn đồng), LĐ(ngày công)
Cây trồng
Tính trên 1ha Tính trên 1 công lao động GTSX CPTG GTGT LĐ GTSX GTGT 1. Lúa xuân 47.025 13.108 33.917 265 177,45 127,99 2. Lúa mùa 44.134 12.509 31.626 278 158,76 113,76 3. Khoai tây 79.508 37.777 41.731 280 283,96 149,04 4. Đậu tương đông 34.250 13.672 20.578 208 164,66 98,93 5. Cà chua 61.032 22.533 38.499 400 152,58 96,25 6. Bắp cải 66.231 42.777 23.454 290 228,38 80,88 7. Bí xanh 76.450 43.988 32.462 310 246,61 104,72 8. Dưa hấu xuân 76.645 33.353 43.291 450 170,32 96,20 9. Dưa chuột 95.335 56.729 38.605 410 232,52 94,16 10. Đậu tương hè thu 28.428 13.148 15.280 305 93,21 50,10 11. Ngô xuân 23.469 11.766 11.702 270 86,92 43,34 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Trong các loại cây trồng thì ngô xuân cho GTSX thấp nhất là 23.469 nghìn đồng/ha, tiếp đến là đậu tương hè thu với 28.428 nghìn đồng/ha, đậu tương đông 34.250 nghìn đồng/ha, lúa mùa 44.134 nghìn đồng/ha.
Cây dưa chuột yêu cầu CPTG cao nhất với 56.729 nghìn đồng/ha, cây bí xanh 43.988 nghìn đồng/ha. Các cây có CPTG thấp nhất là ngô xuân 11.766 nghìn đồng/ha, lúa mùa 12.509 nghìn đồng/ha, lúa xuân 13.108 nghìn đồng/ha, đậu tương hè thu 13.148 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên, trong các loại cây trồng thì cây lúa và cây đậu tương có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất tốt hơn so với các loại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 cây khác. Vì vậy, cần phải xem xét để bố trí sản xuất cho phù hợp.
Cây dưa hấu cho GTGT cao với 43.291 nghìn đồng/ha, tiếp đến là khoai tây 41.731 nghìn đồng/ha, cà chua với 38.499 nghìn đồng/ha, dưa chuột 38.605 nghìn đồng/ha. Những cây cho GTGT thấp nhất là ngô xuân 11.702 nghìn đồng/ha, đậu tương hè 15.280 nghìn đồng/ha.
Như vậy, ở tiểu vùng l, các cây trồng như dưa hấu, khoai tây và cà chua là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn, CPTG ở mức trung bình là những cây trồng hàng hoá mang lại thu nhập khá cao cho người dân. Tuy nhiên, những loại cây này đòi hỏi đầu tư công lao động nhiều nhất.
b) Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 2 gồm thị trấn Gia Lộc và 05 xã Hoàng Diệu, Lê Lợi, Thống Kênh, Phương Hưng, Hồng Hưng.
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 2
Đơn vị: GTSX, CPTG, GTGT (nghìn đồng), LĐ (ngày công)
Cây trồng
Tính trên 1 ha Tính trên 1 công lao động GTSX CPTG GTGT LĐ GTSX GTGT 1. Lúa xuân 46.704 13.138 33.566 275 169,83 122,06 2. Lúa mùa 44.837 12.605 32.232 280 160,13 115,11 3. Khoai tây 79.222 37.987 41.235 285 277,97 144,68 4. Đậu tương đông 35.790 13.567 22.223 205 174,58 108,40 5. Cà chua 61.855 22.379 39.477 345 179,29 114,42 6. Bắp cải 67.771 42.788 24.984 300 225,90 83,28 7. Bí xanh 84.095 45.077 39.019 310 271,27 125,87 8. Dưa hấu xuân 76.645 33.378 43.266 446 171,85 97,01 9. Ngô đông 21.175 11.470 9.705 277 76,44 35,04 10. Đậu tương hè thu 28.582 12.950 15.633 225 127,03 69,48 11. Ngô xuân 24.019 12.072 11.947 298 80,60 40,09 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 So sánh các cây trồng trong tiểu vùng thì bí xanh cho GTSX cao nhất với 84.095 nghìn đồng/ha, tiếp theo là khoai tây 79.222 nghìn đồng/ha, dưa hấu xuân 76.645 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên, so với tiểu vùng 1 thì GTSX của các cây trồng thấp hơn.
Trong các loại cây trồng, cây ngô đông cho GTSX thấp nhất 21.175 nghìn đồng/ha, ngô xuân 24.019 nghìn đồng/ha, tiếp đến là đậu tương hè thu 28.582 nghìn đồng/ha, đậu tương đông 35.790 nghìn đồng/ha.
Số liệu điều tra cho thấy, ở tiểu vùng 2, cây bí xanh yêu cầu CPTG cao nhất là 45.077 nghìn đồng/ha, tiếp đến là bắp cải 42.788 nghìn đồng/ha, khoai tây 37.987 nghìn đồng/ha. Các loại cây trồng CPTG thấp nhất là ngô đông 11.470 nghìn đồng/ha, ngô xuân 12.072 nghìn đồng/ha, lúa mùa 12.605 nghìn đồng/ha.
Dưa hấu xuân là cây cho GTGT cao nhất 33.566 nghìn đồng/ha, tiếp đến là khoai tây 41.235 nghìn đồng/ha, cà chua 39.477 nghìn đồng/ha. Những cây cho GTGT thấp nhất là ngô đông 9.705 nghìn đồng/ha, ngô xuân 11.947 nghìn đồng/ha.
Như vậy, ở tiểu vùng 2, các cây trồng như dưa hấu xuân, cà chua và cây khoai tây là những loại cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả, tuy nhiên yêu cầu CPTG ở mức cao và đòi hỏi công lao động cao hơn.
c) Tiểu vùng 3
Tiểu vùng 3 gồm 05 xã Thống Nhất, Trùng Khánh, Yết Kiêu, Gia Hòa, Đồng Quang.
So sánh các cây trồng trong tiểu vùng 3 cho thấy dưa chuột cho GTSX cao nhất 98.041 nghìn đồng/ha, tiếp đến là bí xanh 79.475 nghìn đồng/ha.
Trong các loại cây trồng thì cây ngô đông cho GTSX thấp nhất 20.130 nghìn đồng/ha, tiếp đến là ngô xuân 22.688 nghìn đồng/ha, đậu tương hè thu 29.953 nghìn đồng/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 43.938 nghìn đồng/ha, bắp cải 41.657 nghìn đồng/ha. Các cây trồng có CPTG thấp nhất là ngô đông 10.769 nghìn đồng/ha, ngô xuân 11.123 nghìn đồng/ha, lúa mùa 12.375 nghìn đồng/ha.
Cây dưa chuột cho GTGT cao nhất 42.436 nghìn đồng/ha, tiếp đến là cà chua 39.150 nghìn đồng/ha, khoai tây 39.941 nghìn đồng/ha. Các cây trồng cho GTGT thấp nhất là ngô đông 9.361 nghìn đồng/ha, ngô xuân 11.565 nghìn đồng/ha.
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 3
Đơn vị: GTSX, CPTG, GTGT (nghìn đồng), LĐ(ngày công)
Cây trồng Tính trên 1ha
Tính trên 1 công lao động GTSX CPTG GTGT LĐ GTSX GTGT 1. Lúa xuân 45.989 12.602 33.387 270 170,33 123,65 2. Lúa mùa 43.822 12.375 31.447 275 159,35 114,35 3. Khoai tây 77.578 37.636 39.941 290 267,51 137,73 4. Đậu tương đông 33.433 13.034 20.400 210 159,21 97,14 5. Cà chua 61.238 22.088 39.150 340 180,11 115,15 6. Bắp cải 65.850 41.657 24.194 295 223,22 82,01 7. Bí xanh 79.475 43.938 35.537 320 248,36 111,05 8. Dưa hấu xuân 70.516 33.242 37.274 440 160,26 84,71 9. Ngô đông 20.130 10.769 9.361 265 75,96 35,33 10. Đậu tương hè thu 29.953 12.727 17.226 215 139,32 80,12 11. Ngô xuân 22.688 11.123 11.565 270 84,03 42,83 12. Dưa chuột 98.041 55.605 42.436 400 245,10 106,09 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) d) Tiểu vùng 4
Tiểu vùng 4 gồm 06 xã Toàn Thắng, Đoàn Thượng, Đức Xương, Nhật Tân, Phạm Trấn, Quang Minh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 So sánh các cây trồng ở tiểu vùng 4 cho thấy cây khoai tây cho GTSX cao nhất 82.775 nghìn đồng/ha, tiếp đến là bí xanh 82.742 nghìn đồng/ha, bắp cải 76.503 nghìn đồng/ha.
Trong các loại cây trồng thì ngô đông cho GTSX thấp nhất 21.010 nghìn đồng/ha, tiếp đến là ngô xuân 24.915 nghìn đồng/ha, đậu tương hè thu 28.952 nghìn đồng/ha.
Cây bí xanh yêu cầu CPTG cao nhất 44.778 nghìn đồng/ha, bắp cải 39.865 nghìn đồng/ha, khoai tây 36.587 nghìn đồng/ha. Các cây trồng có CPTG thấp nhất là đậu tương hè thu 12.621 nghìn đồng/ha, ngô đông 13.188 nghìn đồng/ha, lúa mùa 13.312 nghìn đồng/ha.
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 4
Đơn vị: GTSX, CPTG, GTGT (nghìn đồng), LĐ(ngày công)
Cây trồng Tính trên 1ha
Tính trên 1 công lao động GTSX CPTG GTGT LĐ GTSX GTGT 1. Lúa xuân 44.776 13.655 31.120 265 168,96 117,43 2. Lúa mùa 42.139 13.312 28.827 270 156,07 106,77 3. Khoai tây 82.775 36.587 46.188 280 295,63 164,96 4. Đậu tương đông 44.483 14.083 30.400 200 222,41 152,00 5. Cà chua 71.673 23.479 48.194 330 217,19 146,04 6. Bắp cải 76.503 39.865 36.637 305 250,83 120,12 7. Bí xanh 82.742 44.778 37.964 330 250,73 115,04 8. Dưa hấu xuân 71.951 35.663 36.288 444 162,05 81,73 9. Ngô đông 21.010 13.188 7.822 266 78,98 29,41 10. Đậu tương hè thu 28.952 12.621 16.331 210 137,87 77,77 11. Ngô xuân 24.915 13.577 11.339 282 88,35 40,21 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Cây cà chua cho GTGT cao nhất 48.194 nghìn đồng/ha, tiếp đến là khoai tây 46.188 nghìn đồng/ha, bí xanh 37.964 nghìn đồng/ha. Các cây cho GTGT thấp nhất là ngô đông 7.822 nghìn đồng/ha, ngô xuân 11.339 nghìn đồng/ha, đậu tương hè thu 16.331 nghìn đồng/ha.
* So sánh hiệu quả các loại cây trồng trên địa bàn huyện:
Từ kết quả số liệu điều tra cho thấy các loại cây trồng cho hiệu quả cao trên địa bàn huyện là dưa chuột, bí xanh, khoai tây, bắp cải, cà chua, lúa.
Dưa chuột được trồng nhiều ở tiểu vùng 1, với lợi ích đạt được khá cao, trong tương lai, huyện cần mở rộng diện tích loại cây này nhằm đem lại GTSX trồng trọt cao hơn.
Bí xanh ngoài việc sử dụng dùng để chế biến trong các món ăn hàng ngày còn được sử dụng nhiều trong sản xuất bánh kẹo, đặc biệt là mứt bí.
Đậu tương trồng trên địa bàn huyện phổ biến là giống DT84 có năng suất, chất lượng tốt; sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người, phần bã đậu làm thức ăn gia súc.
Dưa hấu được trồng nhiều ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2 vào vụ hè, là một trong những loại trái cây bổ dưỡng được nhiều người yêu thích.
Khoai tây được trồng nhiều ở tiểu vùng 4, là cây cho năng suất và chất lượng cao, có đầu mối thu mua tập trung.
Lúa được duy trì diện tích gieo trồng ở 4 tiểu vùng để đảm bảo an ninh lương thực. Những năm gần đây, huyện đã chú trọng gieo trồng các giống lúa có chất lượng cao, các giống ngắn ngày, cung cấp lương thực cho gia đình và người dân trên địa bàn huyện cũng như các vùng lân cận.
Hiện nay các hộ nông dân đã chủ động hơn trong việc bố trí mùa vụ, làm tăng hiệu quả kinh tế của cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. Phương thức canh tác đã được cải tiến, nông dân vẫn sử dụng phân chuồng, phân hoai mục bón ruộng có tác dụng cải tạo đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
3.2.4.2 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Từ kết quả điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy hệ thống trồng trọt của huyện chú trọng chủ yếu đến cây lương thực. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở các tiểu vùng được thể hiện chi tiết ở các bảng 3.14, bảng 3.15, bảng 3.16, bảng 3.17.
a) Tiểu vùng 1
Toàn tiểu vùng có 8 kiểu sử dụng đất:
- Đối với địa hình cao: có 2 kiểu sử dụng đất, GTSX của các kiểu sử dụng đất này khá cao, trong đó, kiểu sử dụng đất ngô - đậu tương - cà chua - dưa chuột cho giá trị cao nhất với 214.085 nghìn đồng/ha, dưa hấu xuân - đậu tương hè thu - cà chua là 166.106 nghìn đồng/ha.
Kiểu sử dụng đất đòi hỏi CPTG thấp hơn là dưa hấu xuân - đậu tương hè thu - cà chua là 62.034 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất đòi hỏi CPTG cao hơn là ngô - đậu tương - cà chua - dưa chuột là 104.701 nghìn đồng/ha.
Bảng 3.14 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1
Đơn vị tính: nghìn đồng/ha
Địa hình Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT Cao 1. Dưa hấu xuân-đậu tương hè thu-cà chua 166.106 69.034 97.071
2. Ngô-đậu tương-cà chua-dưa chuột 214.085 104.701 109.385
Vàn cao, vàn
1. Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 170.667 63.394 107.273
2. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 125.409 39.289 86.120
3. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 152.192 48.150 104.042
4. Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 157.390 68.394 88.996
5. Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh 167.609 69.605 98.005 Trũng 1. Lúa xuân - lúa mùa 91.159 25.617 65.542
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Kiểu sử dụng đất ngô - đậu tương - cà chua - dưa chuột cho GTGT cao nhất là 109.385 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất có GTGT thấp là dưa hấu xuân - đậu tương hè thu - cà chua là 97.071 nghìn đồng/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Từ kết quả tính toán cho thấy kiểu sử dụng đất ngô - đậu tương - cà chua - dưa chuột đem lại GTGT cao hơn nhưng CPTG lại lớn hơn.
- Đối với địa hình vàn cao và vàn: có 5 kiểu sử dụng đất, trong đó, có 2 kiểu sử dụng đất có GTSX cao lần lượt là lúa xuân - lúa mùa - khoai tây là 170.667 nghìn đồng/ha, lúa xuân - lúa mùa - bí xanh là 167.609 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất cho GTGT cao nhất là lúa xuân - lúa mùa - khoai tây là 107.273 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - đậu tương cho GTSX thấp nhất 125.409 nghìn đồng/ha và là kiểu sử dụng đất cho GTGT thấp nhất là 86.120 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất đòi hỏi chi phí trung gian thấp nhất là lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 39.289 nghìn đồng/ha.
- Đối với địa hình trũng: có 1 kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa, có GTSX, CPTG, GTGT đều ở mức thấp, GTGT chỉ đạt 65.542 nghìn đồng/ha.
b) Tiểu vùng 2
Tiểu vùng này có 09 kiểu sử dụng đất:
Bảng 3.15 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2
Đơn vị tính: nghìn đồng/ha
Địa hình Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT Cao 1. Dưa hấu xuân-đậu tương hè thu-cà chua 167.082 68.707 98.376
2. Cà chua - đậu tương - bắp cải 158.209 78.116 80.093
Vàn cao, vàn
1. Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 170.763 63.730 107.033
2. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 127.331 39.310 88.021
3. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 153.396 48.122 105.275
4. Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 159.312 68.530 90.782
5. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 112.716 37.213 75.503
6. Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh 175.636 70.819 104.817 Trũng 1. Lúa xuân - lúa mùa 91.541 25.743 65.798
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
- Đối với địa hình cao: có 2 kiểu sử dụng đất, trong đó, kiểu sử dụng đất dưa hấu xuân - đậu tương hè thu - cà chua cho GTSX cao hơn 167.082 nghìn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 đồng/ha, đồng thời cho GTGT cao hơn 98.376 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất cà chua - đậu tương - bắp cải đem lại GTSX thấp hơn 158.209 nghìn đồng/ha, cho GTGT đạt 80.093 nghìn đồng/ha do kiểu sử dụng đất này đòi hỏi