Hiệu quả về môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 88)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng so sánh

3.2.6. Hiệu quả về môi trường

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất đến môi trường thông qua chỉ tiêu: mức đầu tư phân bón hoá học và mức độ thích hợp của việc sử dụng phân bón hợp lý cân đối với hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với việc sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp, khi bón phân vào đất có 5 quá trình xảy ra: thực vật và động vật hấp thụ; đất giữ; rửa trôi và mất chất dinh dưỡng do tiêu nước; mất dinh dưỡng do bốc hơi; mất ở dạng rắn theo bề mặt do xói mòn và rửa trôi. Nhiều kết quả nghiên cứu thấy rằng cây trồng chỉ có thể hấp thụ từ 50 - 65% chất dinh dưỡng từ phân đạm vô cơ ở năm đầu, trong khi đó ở phân hữu cơ chỉ vào khoảng 20 - 30%. Do đó, liều lượng bón và thời gian bón là rất quan trọng. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi sử dụng không đúng. Đất bị rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ, kết cấu đất kém đi, hoạt động của các sinh vật trong đất giảm, có sự tích đọng nitrat, amôni, kim loại nặng ở một số vùng. Hiện tượng nhiễm bẩn đó cũng xảy ra với nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 mặt và nước ngầm. Những vấn đề môi trường chính phát sinh khi sử dụng không đúng phân bón là: nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng; nếu bón phân đạm không đúng kỹ thuật, bón nhiều, bón lúc cây không cần vừa lãng phí phân bón vừa làm xuất hiện nhiều nitrat ở trong đất, trong nước và trong sản phẩm; phú dưỡng các thuỷ vực; trong những năm gần đây người ta đặc biệt quan tâm đến các nguyên tố kim loại nặng đi vào chuỗi thức ăn của người.

Theo tác giả Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K.

Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề về mức bón phân trên địa bàn huyện như sau:

- Dạng phân đạm được bón chủ yếu từ phân urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu từ kaliclorua.

- Hầu hết các loại cây trồng đều được bón đạm với một lượng nhiều hơn so với tiêu chuẩn, như ngô vụ đông 238,22 kg đạm/ha, dưa hấu 192,50 kg/ha trong khi tiêu chuẩn bón đạm của ngô là 150 – 180 kg/ha, của dưa hấu là 160 kg/ha. Đối với phân lân, được bón ở mức phù hợp là lúa xuân, cà chua; các cây trồng khác đều vượt quá ngưỡng bón. Đối với phân kali, hầu hết các cây trồng được bón với lượng lớn; cây dưa hấu được bón 122,50 kg kali/ha trong khi tiêu chuẩn bón kali chỉ có 100 kg/ha. Điều này đã gây lãng phí lớn trong việc sử dụng phân bón. Tuy lượng phân hoá học được sử dụng tương đối nhiều thì lượng phân hữu cơ bón cho các cây trồng đều ở mức quá thấp so với yêu cầu như cà chua lượng phân chuồng theo tiêu chuẩn là 20 - 40 tấn/ha nhưng theo điều tra thực tế người dân chỉ bón với lượng trung bình là 13,1 tấn/ha. Việc bón quá ít phân chuồng và sử dụng nhiều các loại phân bón hoá học là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức sản xuất của đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 Đây là cũng là nguyên nhân làm thoái hoá đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất.

Kết quả điều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng so với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng của Nguyễn Văn Bộ như sau:

Bảng 3.23. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý

Cây trồng

Theo kết quảđiều tra Theo tiêu chuẩn

N P2 05 K20 P/C N P2 05 K20 P/C kg/ha kg/ha kg/ha tấn/ha kg/ha kg/ha kg/ha tấn/ha kg/ha kg/ha kg/ha tấn/ha kg/ha kg/ha kg/ha tấn/ha Lúa xuân 145,83 87,50 74,67 7,2 120-130 80-90 30-60 8-10 Lúa mùa 131,25 102,08 57,37 7,2 80-100 50-60 0-30 6-8 Khoai tây 204,16 169,17 145,83 12,3 Đậu tương đông 29,17 64,17 67,08 2,7 20 40-60 40-60 5-6 Cà chua 262,50 180,83 195,42 13,1 180-200 90-180 150-240 20-40 Bắp cải 262,50 99,16 175,00 7,0 180-200 80-90 110-120 25-30 Bí xanh 103,43 48,83 36,98 8,7 Dưa hấu xuân 192,50 197,17 122,50 10,7 160 160 100 10-15 Dưa chuột 131,36 47,04 123,69 16,4 Đậu tương hè thu 32,09 67,08 61,25 3,3 Ngô xuân 221,09 113,75 116,67 4,4 Ngô đông 238,22 108,35 121,11 3,5 150-180 70-90 80-100 8-10 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường tồn đọng lâu dài trong đất và nước: ở trong đất chúng tác động vào khu hệ VSV đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ không được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng; ở trong nước, thuốc BVTV được tích đọng trước hết trong nước bề mặt ruộng lúa, sông ngòi, hồ ao và sau đó xuống nước ngầm. Chúng tiêu diệt các loài sinh vật ở nước như tôm, cua, cá, rong rêu và tảo. Thuốc BVTV cho dù được sử dụng đúng nhưng chúng vẫn gây ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 các tác động không tốt cho môi trường, vì vậy cần thiết phải hạn chế việc lạm dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp.

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất cho các loại cây trồng tương đối nhiều, hầu hết các cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, đặc biệt cây dưa chuột được phun 7 - 8 lần/vụ. Số lượng thuốc và phun thuốc nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm.

Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, bón phân đầy đủ, cân đối là nhu cầu rất cần thiết để tăng năng suất cây trồng, và cho chất lượng sản phẩm tốt, không làm suy kiệt và ô nhiễm môi trường, đồng thời người sản xuất có lãi; sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng liều lượng và thời điểm là mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Bảng 3.24. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường huyện Gia Lộc

Loại hình sử dụng đất Phân theo tiểu vùng Tính trên 1 ha Tính trên 1

công lao động Mức đầu tư phân bón GTSX CPTG GTGT LĐ GTGT (kg/ha) N P2 05 (kg/ha) (kg/ha) K20 P/C (tấn/ha ) Chuyên lúa Tiểu vùng 1 91.159 25.617 65.542 543 120,70 284,10 190,65 131,05 14,88 Tiểu vùng 2 91.541 25.743 65.798 555 118,56 281,09 187,69 132,00 14,79 Tiểu vùng 3 89.811 24.977 64.833 545 118,96 269,07 195,10 130,00 14,35 Tiểu vùng 4 86.914 26.967 59.947 535 112,05 274,05 184,87 135,10 13,95 Bình quân 89.856 25.826 64.030 545 117,57 277,08 189,58 132,04 14,49 Lúa - màu Tiểu vùng 1 154.653 57.766 96.887 841 115,42 481,25 358,74 277,87 26,78 Tiểu vùng 2 149.859 54.621 95.238 842 113,05 448,25 298,19 244,00 21,27 Tiểu vùng 3 146.095 53.164 92.930 832 111,58 472,56 304,50 267,18 23,55 Tiểu vùng 4 150.112 55.631 94.481 820 115,16 460,41 301,33 255,61 22,39 Bình quân 150.180 55.295 94.884 834 113,80 465,62 315,69 261,17 23,50 Chuyên màu Tiểu vùng 1 190.095 86.868 103.228 1.222 84,49 565,60 425,43 441,01 31,87 Tiểu vùng 2 162.645 73.411 89.234 943 94,44 522,09 396,08 405,42 25,25 Tiểu vùng 3 176.889 82.024 94.866 1.023 93,00 563,73 400,29 435,95 29,23 Tiểu vùng 4 141.527 62.371 79.155 862 89,66 511,86 360,45 369,95 20,56 Bình quân 167.789 76.168 91.621 1.01 3 90,40 540,82 395,56 413,08 26,73 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)