Thực trạng phát triển kinht ế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 49)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng so sánh

3.1.2. Thực trạng phát triển kinht ế xã hộ

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 – 2013

(Giá cố định) Nhóm ngành Giá trị sản xuất (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm) Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 2005- 2010 2010- 2013 2005- 2013 1. Nông nghiệp – thủy sản 462.047 544.783 583.974 3,35 2,34 2,97 2. Công nghiệp – xây dựng 111.766 213.536 459.328 13,82 29,09 19,32 3. Dịch vụ 118.752 237.365 368.462 14,86 15,79 15,20 Tổng nền kinh tế 692.565 995.684 1.411.764 7,53 12,34 9,31

Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Gia Lộc

Tổng giá trị sản xuất tăng từ 692,565 triệu đồng năm 2005 lên 1.411,764 triệu đồng năm 2013, bình quân đạt 9,31%/năm.

So sánh các ngành trong giai đoạn này cho thấy, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 19,32%/năm. Nhóm ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,2%/năm, chủ yếu là phát triển thương nghiệp và một số dịch vụ khác. Tốc độ tăng của nhóm ngành này tương đối ổn định trong những năm qua. Ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất bình quân 2,97%/năm, tuy nhiên giá trị sản xuất vẫn đạt mức cao nhất trong 3 nhóm ngành kinh tế và là cơ sở ổn định xã hội để phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ trong những năm tới.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với xu hướng chung, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo hướng tích cực là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh từ 10,4% năm 2005 lên 30,43% năm 2013. Nhóm ngành nông nghiệp có tỷ trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 giảm từ 66,5% năm 2005 xuống còn 40,21% năm 2013. Trong giai đoạn này, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ ổn định nhưng có giá trị tăng nhanh qua các năm. Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành (Giá hiện hành) Nhóm ngành Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%) Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 1. Nông nghiệp- thủy sản 489.165 736.258 1.245.915 66,50 51,18 40,21 2. Công nghiệp-xây dựng 76.501 265.670 942.812 10,40 18,47 30,43 3. Dịch vụ 169.920 436.751 910.020 23,10 30,36 29,37 Tổng nền kinh tế 735.586 1.438.679 3.098.747 100,00 100,00 100,00

Nguồn : Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Gia Lộc

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Nông nghiệp - thuỷ sản

Nông nghiệp hiện vẫn là ngành sản xuất chính, đóng góp lớn vào nền kinh tế và ổn định đời sống nhân dân trong huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 489.165 triệu đồng năm 2005 lên 736.258 triệu đồng (năm 2010), và đến năm 2013 là 1.245.915 triệu đồng; tăng trưởng bình quân 5%/năm. Tính riêng trong sản xuất nông nghiệp năm 2013, cơ cấu ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất 61,05%, giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp của ngành trồng trọt là 1.127.516 triệu đồng/ha (theo giá hiện hành). Tỷ trọng các loại rau quả thực phẩm có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định tăng nhanh. Diện tích và giá trị sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao khác như cây lương thực có hạt, cây ăn quả phục vụ thị trường đô thị tăng nhanh, chất lượng được nâng cao.

b) Công nghiệp - xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Gia Lộc luôn được khuyến khích phát triển và đã đạt được những kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2005 - 2013, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tăng nhanh. Tổng vốn đầu tư xây dựng năm 2005 là 75.551 triệu đồng, tăng lên 483.174 triệu đồng năm 2013.

Hiện nay huyện có 2 cụm công nghiệp là cụm công nghiệp Gia Lộc 1 và cụm công nghiệp Hoàng Diệu. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 6 cơ sở sản xuất công nghiệp khác thu hút khá nhiều lao động. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện là quần áo may sẵn, gạo ngô xay sát, khung xe đạp, tủ gỗ, bàn ghế... Một số làng nghề, ngành nghề truyền thống được tạo điều kiện khôi phục và phát triển như mây tre đan ở Phương Hưng, thêu ren ở Gia Hoà và Hồng Hưng, tiểu thủ công nghiệp ở Thống Kênh. Một số ngành nghề mới hình thành và phát triển như chế biến nông sản, xiên móc, thêu khung tranh, mộc, giày da...

c) Dịch vụ

Địa bàn huyện xuất hiện nhiều thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hoá đa dạng, thị trường sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hoá theo cơ chế thị trường.

Hiện nay huyện có 21 chợ hầu hết nằm sát trên trục đường giao thông hoặc trung tâm xã, thị trấn nên thuận lợi cho việc giao lưu và vận chuyển hàng hoá.

Dịch vụ của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp... phát triển mạnh và nhanh hơn giai đoạn trước, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.

Ngành du lịch trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng nhưng đến nay chưa được khai thác hết. Các di tích lịch sử, các điểm đến của khách du lịch chưa được đầu tư đúng mức. Số khách du lịch đến huyện chưa nhiều.

d) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 số thành thị 12.688 người (chiếm 9,14%), dân số nông thôn 138.760 người (chiếm 90,86%). Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân số bình quân là 1.235 người/km2.

Đến năm 2013, huyện có 79.200 lao động, chiếm 57,08% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 57%, còn 43% là lao động phi nông nghiệp (chủ yếu là giáo viên, cán bộ quản lý hành chính và buôn bán nhỏ lẻ). Huyện đã có các chương trình lập dự án cho vay vốn để giải quyết việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, phát triển mạnh xuất khẩu lao động.

Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Bảng 3.4 Dân số và biến động dân số Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Tăng (+) giảm (-) qua các năm 2005 - 2010 2005 - 2013 2010 - 2013 Dân số trung bình hàng năm (người) 148.567 151.609 138.760 3.042 -9.807 -12.849 Phân theo giới tính Nam 71.296 73.662 67.634 2.366 -3.662 -6.028 Nữ 77.271 77.947 71.126 676 -6.145 -6.821 Phân theo khu vực Thành thị 12.134 12.499 12.688 365 554 189 Nông thôn 136.433 139.110 126.072 2.677 -10.361 -13.038 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%0) 10,81 10,48 11,5 -0,33 0,69 1,02

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn a) Thực trạng phát triển đô thị

Huyện có một thị trấn với tổng diện tích 536,76 ha, chiếm 4,78% tổng diện tích toàn huyện. Dân số đô thị là 12.688 người trong đó có 4.982 nhân khẩu nông nghiệp và 7.518 nhân khẩu phi nông nghiệp, tổng số hộ là 3.517 hộ, mật độ dân số bình quân 2.360 người/km2 cao hơn rất nhiều so với các xã trên địa bàn huyện.

Thị trấn Gia Lộc là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan của huyện. Hiện nay cơ sở hạ tầng, các khu chức năng đô thị đã dần hoàn thiện. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt. Khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng… tăng khá nhanh. Bên cạnh đó, ở khu vực này, dịch vụ thương mại phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong việc tăng giá trị sản xuất của huyện.

b) Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Đến năm 2013, dân số nông thôn của huyện Gia Lộc là 126.072 người, cư trú ở 22 xã, mật độ dân số bình quân 1.178 người/km2, thấp hơn nhiều so với khu vực đô thị. Dân cư nông thôn có xu hướng tập trung ở trung tâm xã hoặc nơi có cơ sở hạ tầng thuận lợi. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật a) Giao thông

Gia Lộc có hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Cụ thể:

- Trên địa bàn huyện có quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua:

+ Quốc lộ 37 có chiều dài qua huyện là 7,4 km, đường 399 có chiều dài qua huyện là 12,5 km, có chất lượng tốt, hiện đang được cải tạo, nâng cấp.

+ Tỉnh lộ 393 có chiều dài qua huyện là 8 km, tỉnh lộ 392 có chiều dài qua huyện là 6,5 km, tỉnh lộ 395 có chiều dài qua huyện là 12,5 km, có chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 lượng tốt.

+ Đường 62 có chiều dài qua huyện 4 km, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài qua huyện là 9,5 km, hiện đang thi công.

- Đường huyện:

Đường 191C dài 8 km, đường 191D dài 5,5 km, đường 39E dài 4,7 km, đường 39H dài 3,8 km, đường 20C dài 4,1km, đường Gia Xuyên - Trùng Khánh dài 7 km, đường Yết Kiêu - Cổ Bì dài 2,5 km đều có chất lượng tốt. Riêng đường Thạch Khôi - Thống Nhất dài 4 km, đã xuống cấp.

- Đường giao thông nông thôn:

+ Đường xã, liên xã có tổng chiều dài 94,6 km, đường thôn, liên thôn có tổng chiều dài 263,2 km, đường ngõ, xóm có tổng chiều dài 191,2 km có chất lượng tốt.

+ Đường nội đồng: có tổng chiều dài 388,2 km, mặt đường rộng từ 1,5 - 3 m, trong đó có 101,5 km đường bê tông, 47,4 km đường đá dăm, 13 km đường gạch nghiên và 226,1 km đường đất. Giao thông nội đồng cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp của người dân trên địa bàn.

Ngoài ra, huyện còn có khoảng 53 km đường sông, trong đó 37 km đã được đưa vào khai thác phục vụ vận tải, bao gồm 2 tuyến sông Đĩnh Đào và sông Kẻ Sặt.

b) Thuỷ lợi

Hiện tại, mạng lưới thủy lợi của huyện tương đối khá, bảo đảm tưới chủ động cho 100% và tiêu chủ động cho khoảng 82% diện tích đất canh tác với 160 trạm bơm và điểm bơm dã chiến tưới tiêu kết hợp.

* Hệ thống sông, kênh trục dẫn nước tưới:

Nguồn nước tưới của Huyện Gia Lộc chủ yếu được cấp từ hệ thống sông Bắc Hưng Hải theo 4 sông, kênh trục dẫn nước chính, gồm:

- Sông Đồng Tràng: có chiều dài 17 km, làm nhiệm vụ dẫn nước tưới cho khoảng 450 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 khoảng 3,2 ha.

- Kênh Chùa So - Quảng Giang : dài khoảng 5 km qua địa phận Gia Lộc, dẫn nước tưới cho khoảng 1,2 ha.

- Kênh Hồng Đức: qua địa phận Gia Lộc 9,1 km, dẫn nước tưới cho khoảng 1,1 ha

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 15 tuyến kênh dẫn nước vào các trạm bơm, mỗi tuyến dài 200 - 1.500 m.

* Hệ thống kênh tưới các trạm bơm:

Hệ thống kênh tưới các trạm bơm gồm: kênh chính và kênh cấp I dài 53,3 km; kênh cấp II dài 46,2 km; kênh cấp III dài 179 km. Đến nay, huyện đã xây dựng được 10,7 km kênh tưới chính và kênh cấp I đạt 20%; 16,75 km kênh cấp II đạt 36,3%; 35,2 km kênh cấp III đạt 19,7%. Các kênh còn lại được đào đắp bằng đất cần được cải tạo, nâng cấp.

* Hệ thống kênh tiêu:

Kênh chính tiêu nước dài 78 km, kênh nhánh cấp I dài 171 km, kênh nhánh cấp II dài 67 km. Từ năm 2005 đến nay, đã tổ chức nạo vét được hệ thống kênh tiêu trạm bơm Hồng Hưng B, trạm bơm Thanh Xá, trạm bơm Chệnh, trạm bơm Khuông Phụ và trạm bơm Bùi Hạ.

* Hệ thống đê vùng nội đồng:

Huyện Gia Lộc có 50 km đê sông Kim Sơn và Đĩnh Đào; hiện nay cao trình đỉnh đê hầu hết đã đạt ở mức +3,0 - +3,5, mặt đê rộng từ 2,8 - 3 m, mái đê 1,2 -1,5 m đã cơ bản đảm bảo yêu cầu phòng chống lụt bão ứng. Tuy nhiên, cần phải quan tâm tới một số đoạn có mặt đê nhỏ, đỉnh đê thấp tại xã Trùng Khánh, Thống Kênh, Liên Hồng, Yết Kiêu, Đoàn Thượng.

Bờ vùng sông Đồng Tràng dài 22,2 km, mặt bờ vùng rộng từ 1,5- 2,0 m, cao trình đỉnh bờ vùng đạt từ +2,5 - +2,8 m, mái bờ vùng có mái: 1,1 - 1,2 m, tuyến bờ vùng đi lại qua địa bàn xã Tân Tiến và Gia Lương bị hẫng chân nhiều, dễ gây ra sạt lở cần nâng cấp, cải tạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Trên địa bàn huyện có 11 cống tưới tiêu chính là cống Thạch Khôi, cống Đoàn Thượng, cống Bá Liễu, cống Ngọc Lặc, cống Chệch, cống Khuông Phụ, cống Bùi Hạ, cống Hồng Hưng, cống Quang Tiền, cống Đôn Thư và cống Quán Phe; các cống đều vận hành bình thường.

* Hệ thống cống dưới đê vùng:

Trên địa bàn huyện có 126 cống, hiện tại có 114 cống tương đối chắc chắn, còn lại 12 cống chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, từng bước phải tiến hành tu sửa, xây dựng lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)