Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhưng tuỳ thuộc vào điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất mà có sự khác nhau về phương pháp. Vì mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có tập tục phương thức sản xuất riêng. Do đó, việc đưa ra các công thức và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở mỗi nước là khác nhau.
Ở các nước Đông Nam Á các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia… Bằng những phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó không những có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của từng vùng mà còn có thể thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, khắc phục được vấn đề môi trường dần hoàn thiện để phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Hàng năm, các Viện nghiên cứu Nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, chịu được khí hậu khắc nghiệt và đưa ra những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí "Farming Japan" của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng (Masanobu Fukuoka, 1985). Nhà khoa học Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi. Cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm (Masanobu Fukuoka, 1985). Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương "ly nông bất ly hương" đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới, ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn. Ở Ấn Độ, việc đánh giá đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất được áp dụng các phương pháp tham biến biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng %, chia làm 6 nhóm:
- Nhóm thượng hảo hạng: có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao.
- Nhóm tốt: trồng được bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất thấp hơn nhóm thượng hạng.
- Bốn nhóm còn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Các nước Châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường, tiến hành xây dựng nền sinh thái bền vững.
Ở Hoa Kỳ, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, phân hạng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng đất hợp lý đã được chú ý. Hiện nay, ở Hoa Kỳ đang áp dụng rộng rãi hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn. Trong đánh giá đất đai người ta đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% làm mốc so sánh với đất khác.
Ở các nước Châu Âu đánh giá đất phổ biến theo hai chiều hướng:
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng).
Các phương pháp thường áp dụng bằng phương pháp so sánh tính điểm hoặc tính phần trăm.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các nước trên thế giới đã được nghiên cứu từ rất lâu bằng các phương pháp đánh giá đất. Tuy có sự khác nhau về phương pháp, sắp xếp hệ thống đánh giá và quan điểm đánh giá, song chúng cũng có những quan điểm đồng nhất. Đó là, luôn gắn liền với mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, nâng cao chất lượng sản phẩm và đề ra các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 phương pháp bảo vệ đất đai, cũng như bảo vệ môi trường nhằm đạt được hiệu quả sử dụng đất đai bền vững.