Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 36)

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, năm 2013 đất nông nghiệp của tỉnh là 105.619 ha, chiếm 63,78% diện tích tự nhiên (165.599 ha). Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 85.422 ha, chiếm 80,87% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm:

- Đất trồng lúa có 66.411 ha, chiếm 62,88% diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên) là 64.744 ha, chiếm 61,3% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa 2 vụ cơ bản được phân bổ trên tất cả các huyện, huyện có diện tích 2 vụ lúa lớn nhất là Tứ Kỳ 8.359 ha, địa phương có diện tích đất trồng lúa 2 vụ ít nhất là thành phố Hải Dương 1.629 ha.

- Đất trồng cây lâu năm có 15.450 ha, chiếm 14,63% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây lâu năm tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Hà 5.746 ha và thị xã Chí Linh 4.276 ha, các huyện còn lại bình quân từ 300 - 500 ha, thành phố Hải Dương có đất trồng cây lâu năm không nhiều (194 ha).

- Đất trồng cây hàng năm còn lại 3.561 ha, chiếm 3,37% đất nông nghiệp, phân bố nhiều nhất tại thị xã Chí Linh với 812 ha.

Năm 2013, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp từ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, quy trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh kịp thời,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 hiệu quả đến việc triển khai cơ chế hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất. Vì vậy kết quả sản xuất lĩnh vực trồng trọt mặc dù tổng diện tích gieo trồng không tăng, nhưng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cơ bản đều tăng so với năm 2012, cụ thể:

1.3.3.1. Cây hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 164.767 ha (= 99,4% KH năm), giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước (CKNT), chủ yếu là giảm diện tích cây vụ đông và một phần diện tích lúa mùa. Trong đó: vụ đông xuân 94.159 ha, giảm 1,6% (riêng vụ đông 23.376 ha, giảm 5,3%) và vụ mùa 70.608 ha, tăng 0,2% so với năm 2012.

a/ Cây lúa

- Diện tích: đạt 130.904 ha (=100,3% KH năm), giảm 1% so với năm 2012, trong đó diện tích ngô 4.231 ha, giảm 10,5% so với CKNT; diện tích lúa 126.673 ha (=100,9% KH năm), giảm 0,6% so với CKNT. Tổng diện tích lúa lai và lúa chất lượng cả năm đạt 52.186,8 ha, chiếm 41,2% tổng diện tích gieo cấy lúa, giảm 3.219,1 ha so với 2012, trong đó diện tích lúa lai 7.594 ha, chiếm 6% diện tích, giảm 10.907 ha so với năm 2012. Nguyên nhân diện tích lúa lai giảm do tỉnh không đầu tư hỗ trợ lúa lai đại trà so với 2012 mà chỉ hỗ trợ mô hình tập trung quy mô lớn.

- Năng suất, sản lượng: năm 2013 năng xuất lúa đạt cao nhất so với các năm trước đây, bình quân 1 vụ đạt 62,13 tạ/ha, tăng 4,5% (năng suất lúa chiêm xuân đạt 67,71 tạ/ha, tăng 6,9 tạ/ha, năng suất lúa mùa đạt 56,26 tạ/ha); năng suất ngô đạt 48,71 tạ/ha, tăng 2,7%. Tổng sản lượng lương thực đạt 807.656 tấn, tăng 3,5% so với CKNT.

- Về kết quả xây dựng mô hình sản xuất lúa tập trung: thực hiện Quyết định số 250/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương năm 2012 toàn tỉnh thực hiện được 224 mô hình, với tổng diện tích 3.160 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

b/ Cây khoai lang

Diện tích cây chất bột đạt 1.840 ha (=92% KH năm), tăng 6,1% so với CKNT, trong đó chủ yếu là khoai lang chiếm 65,6% diện tích. Diện tích cây khoai lang tăng do sản phẩm bán được giá, mang lại kinh tế cho người sản xuất.

c/ Cây rau đậu các loại

Đây là những cây trồng có vị trí quan trọng đối với sản xuất, với diện tích gieo trồng năm 2013 là 28.924 ha, tăng 0,4%, sản lượng 643.617 tấn, giảm 1,3% so với CKNT, nguyên nhân chủ yếu là do năng suất một số cây rau màu vụ đông giảm. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của nhóm cây này, ngân sách tỉnh, đặc biệt là các huyện đã có các cơ chế chính sách hỗ trợ để phát triển mở rộng diện tích, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích những cây trồng có giá trị kinh tế cao và phát triển thành những vùng sản xuất tập trung. Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp của cây rau màu mang lại rất lớn, tại những vùng sản xuất tập trung, GTSX/ha đất nông nghiệp đạt từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có những vùng đạt 400 triệu đồng/ha/năm (vùng trồng 5 vụ rau/năm tại xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc) góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá như: hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn); cà rốt (Cẩm Giàng, Nam Sách); rau (Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ); bí xanh (Bình Giang); củ đậu (Kim Thành); sắn dây (Kinh Môn)...

1.3.3.2. Cây lâu năm

Toàn tỉnh có 22.431 ha, giảm 0,2% so với năm 2010 nguyên nhân giảm chủ yếu do diện tích cây ăn quả giảm; diện tích cây ăn quả 21.578 ha, chiếm 96,2% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm. Trong năm 2013, năng suất và sản lượng các loại cây lâu năm đều tăng so với năm 2010. Một số loại cây có sản lượng tăng như: vải quả đạt 66.077 tấn, tăng 282%; nhãn tăng 211,1%; xoài tăng 4,9%; chuối tăng 2,9%; mít tăng 2,5%; ổi tăng 12,1%, cam tăng 2,2%,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)