VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY NHẢY CAO TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục học NGHIÊN cứu, lựa CHỌN các bài tập bổ TRỢ PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ môn NHẢY CAO KIỂU nằm NGHIÊNG CHO học SINH NAM lớp 11 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG KRÔNGBÔNG – HUYỆN KRÔNGBÔNG TỈNH đắk lắk (Trang 28)

- Phân tích từng giai đoạn kỹ thuật Cho xem tranh ảnh kỹ thuật.

1.4VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY NHẢY CAO TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Nhảy cao là một môn khá phổ biến, được nhiều người ưa thích và tham gia tập luyện.

Nhảy cao là môn thể thao không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị, kỹ thuật tương đối đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính. Do đó nhảy cao là một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể chất, thông qua giảng dạy và tập luyện môn học này sẽ giúp cho học sinh phát triển sức nhanh và sức mạnh cơ chân góp phần nâng cao thể chất cho học sinh, trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống, không những lợi

cho sức khỏe mà còn có lợi trong học tập lẫn thi đấu, lao động sản xuất phục vụ và bảo vệ tổ quốc.

Cũng như các môn thể thao khác, nhảy cao đòi hỏi sự căng thẳng rất lớn của hệ thống thần kinh, cơ bắp của con người thông qua tập luyện và thi đấu con người ngày càng hoàn thiện hơn.

Trong các kỳ Hội Khỏe Phù Đổng từ cấp trường đến cấp quốc gia đều có nội dung thi đấu nhảy cao, các học sinh nói chung và các vận động viên nói riêng đã lập được nhiều thành tích khen ngợi. song, thành tích nhảy cao của học sinh và các vận động viên nước ta vẫn còn hạn chế so với các nước trên thế giới cùng độ tuổi. Để giảng dạy tốt hơn nữa môn nhảy cao cho học sinh, cần phải nắm chắc được đối tượng và trình độ riêng của từng em, và không ngừng cải tiến, lựa chọn các biện pháp , nội dung giảng dạy cho phù hợp làm tác động ảnh hưởng tốt đến sự phát triển toàn diện cơ thể học sinh.

Thông qua các bài tập kỹ thuật của chạy đà và giậm nhảy , làm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập, thực hiện tốt các kỹ thuật trên không và rơi xuống đất đã rèn được sự khéo léo, mềm dẻo độ chính xác và nâng cao khả năng phối hợp vận động. Vì vậy để giảng dạy tốt hơn nữa môn nhảy cao cho học sinh, còn phải nắm bắt được đối tượng và không ngừng chọn lựa cải tiến các biện pháp, nội dung giảng dạy cho phù hợp, gây ảnh hưởng tốt đến sự phát triển toàn diện các bộ phận cơ thể của học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục học NGHIÊN cứu, lựa CHỌN các bài tập bổ TRỢ PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ môn NHẢY CAO KIỂU nằm NGHIÊNG CHO học SINH NAM lớp 11 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG KRÔNGBÔNG – HUYỆN KRÔNGBÔNG TỈNH đắk lắk (Trang 28)