SỨC MẠNH TỐC ĐỘ TRONG NHẢY CAO.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục học NGHIÊN cứu, lựa CHỌN các bài tập bổ TRỢ PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ môn NHẢY CAO KIỂU nằm NGHIÊNG CHO học SINH NAM lớp 11 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG KRÔNGBÔNG – HUYỆN KRÔNGBÔNG TỈNH đắk lắk (Trang 41)

- Phân tích từng giai đoạn kỹ thuật Cho xem tranh ảnh kỹ thuật.

1.7. SỨC MẠNH TỐC ĐỘ TRONG NHẢY CAO.

Khái niệm về sức mạnh cho đến nay vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau theo Trịnh Trung Hiếu cho rằng: Sức mạnh là khả năng nâng cao thành tích thông qua các hoạt động cơ bắp, nhằm khắc phục các lực cản cũng như có tác dụng chống lại những ngoại lực.[21]

Để hiểu rõ hơn khái niệm sức mạnh trong huấn luyện thể thao, người ta phân biệt nội lực và ngoại lực. ngoại lực là lực tác dụng bên ngoài con người, những yếu tố gây ra ngoại lực như: gió, nước, cát, lực do đối phương gây ra, trọng lượng cơ thể, dụng cụ..Nội lực ( lực tích cực hay lực cơ) là lực gây ra thông qua hoạt động cơ bắp của con người. ở một số môn thể thao, sức mạnh tối đa không có giá trị cao khi đáng giá thành tích cho vận động viên vì loại sức mạnh này khống tính tới trọng lượng cơ thể. Với những môn trọng lượng cơ thể có liên quan tới thành tích khi vận động cơ thể như: thể dục dụng cụ, nhảy cao, nhảy xa,…việc đánh giá sức mạnh dựa vào sức mạnh tương đối, tức là sức mạnh được đánh giá trên quan hệ với trọng lượng cơ thể. Vậy sức mạnh tương đối được tính trên một kg trọng lượng cơ thể.

Theo PGS nguyễn văn trạch tố chất sức mạnh bao gồm: sức mạnh tối đa, sức mạnh tương đối, sức mạnh bền.[28]

“sức mạnh tối đa” ( còn gọi là sức mạnh tuyệt đối) là chỉ năng lực khắc phục lực cản tối đa khi là việc của cơ bắp ở toàn bộ cơ thể hoạt một bộ phận cơ thể, loại trừ nhân tố trọng lượng cơ thể. Sức mạnh tương đối là chỉ sức mạnh tối đa trên mỗi kg trọng lượng cơ thể vận động viên.

“sức mạnh tốc độ” là chỉ năng lực khắc phục lực cản với tốc độ nhanh khi cơ bắp làm việc.

“sức mạnh bền” là năng lực khắc phục lực cản của cơ bắp trong thời gian dài.

Theo PTS nguyễn mậu loan [29] Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoạt chống lại lực cản đó nhờ sự nổ lực của cơ bắp. sức mạnh có quan hệ chặc chẽ với các tố chất thể lực khác, với kỹ thuật động tác và tâm lí người tập.

Trong hoạt động khắc phục lực cản là lực chống lại chuyển động. trong hoạt động nhượng bộ, lực cản là lực tác động theo hướng chuyển động cơ bắp có thể phát huy sức mạnh trong các trường hợp sau:

Không thay đổi độ dài của cơ ( chế độ tĩnh lực). Giảm độ dài của cơ ( chế độ khắc phục).

Tăng độ dài của cơ ( chế độ nhượng bộ).

Dựa vào chế độ làm việc của cơ vừa nêu trên, ta có thể phân sức mạnh thành các loại sau:

Sức mạnh tĩnh: thể hiện ở những động tác tĩnh hoạt các động tác

chậm.

Sức mạnh tốc độ: thể hiện ở những hoạt động nhanh, giữa lực cản và

tốc độ có mối tương quan tỉ lệ nghịch.

Sức mạnh bộc phát: Biểu hiện chỉ số sức mạnh lớn nhất trong một

thời gian ngắn nhất và được biểu thị bằng công thức:

Trong đó:

I : Là chỉ số sức mạnh tối đa.

FMax:là chỉ số sức mạnh tối đa trong khi thực hiện động tác. TMax: là thời gian đạt được sức mạnh tối đa đó.

Theo D.HARE [12] năng lực sức mạnh nhanh ( hay sức mạnh tốc độ) năng lực sức mạnh nhanh là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao của vận động viên. Sức mạnh nhanh xác định thành tích trong các môn vận động không theo chu kỳ như nhảy cao, nhảy xa, ném bóng. Sức mạnh nhanh có ý nghĩa đối với việc đạt được tốc độ cao khi đá, giậm nhảy và ném bóng, đối với việc nắm vững các hành động nhanh trong các môn thể thao thi đấu giữa hai người, đối với khả năng tăng tốc của các vận động viên chạy cự li ngắn, đua xe đạp cũng như đối với việc xuất phát nhanh và giai đoạn tăng tốc trong thi đấu các môn đua thuyền và ca nô.

Các môn thể thao khác nhau đặt ra những yêu cầu rất khác biệt về tố chất sức mạnh, trong vận động thể thao sức mạnh luôn có quan hệ với các tố chất thể lực khác, cụ thể là sức nhanh và sức bền. do đó theo ông các năng lực

sức mạnh được phân thành 3 hình thức chính là năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh và năng lực sức mạnh bền. trong đó:

Năng lực sức mạnh tối đa: là năng lực sức mạnh cao nhất mà vận động viên có thể thực hiện khi co cơ tối đa theo ý muốn. năng lực này rất cần thiết cho những môn thể thao cần phải khắc phục lực cản bên ngoài lớn như: cử tạ, vật, chạy ngắn.

Năng lực sức mạnh nhanh: là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao của vận động viên, sức mạnh nhanh rất cần thiết đối với các môn vận động không có chu kỳ như: nhảy cao, nhảy xa, ném đẩy…

Năng lực sức mạnh bền: là khả năng chống lại mệt mỏi của vận động viên khi hoạt động sức mạnh kéo dài, năng lực này đòi hỏi vận động viên vừa có sức mạnh, lại vùa có sức bền và rất cần thiết với các môn thể thao đòi hỏi khắc phục lực cản lớn với thời gian dài như: đua thuyền, bơi lội…

Huấn luyện sức mạnh nhanh phải đặt mục đích nâng cao tới độ co cơ đồng thời với việc nâng cao sức mạnh tối đa, vì sức mạnh tối đa càng phát triển càng tạo điều kiện cho sức nhanh phát triển. tùy theo yêu cầu chuyên môn phải đặt vấn đề huấn luyện sức mạnh, sức nhanh thành từng phần, có trọng tâm để tiến tới phát triển sức mạnh nhanh. Huấn luyện sức mạnh nhanh phải được tiến hành trong trạng thái không mệt mỏi. những lần nghỉ giữa các đợt phải tương đối dài( khoảng 3-5 phút) với những môn hoạt động có tính chu kỳ huấn luyện với mục đích phát triển khả năng này phải đạt yêu cầu với tần số động tác tối đa.[21]

Theo Nguyễn Toán tố chất sức mạnh có thể phân thành: sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tương đối, sức mạnh bền, trong đó:

Sức mạnh tương đối: là súc mạnh lớn nhất trên 1kg thể trọng của họ. Sức mạnh tốc độ là sự chuyển động của cơ thể có thể thực hiện được với các tốc độ khác nhau, hay nói cách khác cơ có thể co nhanh hay chậm khác nhau.

Sức mạnh bền là năng lực khắc phục lực cản nhỏ trong thời gian dài. Còn phạm danh tốn đã phân loại sức mạnh thành các dạng sức mạnh đơn thuần, sức mạnh tốc độ, trong đó:

Sức mạnh đơn thuần: là khả năng sinh lực trong các động tác chậm, tĩnh.

Sức mạnh tốc độ: là khà năng sinh lực trong các động tác nhanh.

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp theo ông còn thường gặp một dạng sức mạnh rất quan trọng được gọi là “sức mạnh bộc phát”, đó là khả năng sinh lực lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, dạng sức mạnh này xuất hiện và giữ vai trò rất quan trọng trong các môn có hoạt động bật, nhảy và khả năng tốc độ tối đa trong chạy.

Trong đó:

I : Là chỉ số đánh giá sức mạnh bộc phát. Fmax : Là lực (sức mạnh) tối đa.

Xem xét sức mạnh bộc phát dưới gốc độ là sức mạnh tốc độ hai học giả người Mỹ K.A.Yulin và A.J. Fâysin trong cuốn “cơ sở khoa học của huấn luyện thể lực cho vận động viên” đã biểu thị sức mạnh bộc phát bằng công thức:

Sức mạnh bộc phát =

Theo hai học giả Mỹ, sức mạnh cao hay thấp là tùy thuộc vào lực tác động ( F là sức mạnh) và tốc độ sinh ra lực đó ( V= cự li/ thời gian).

Nhảy cao là nội dung nằm trong hệ thống không có chu kỳ, gồm nhiều động tác liên kết lại với nhau thành một kỹ thuật hoàn chỉnh. Người ta chia thành 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, tư thế bay trên không và tiếp đất. Trong bốn yếu tố đó yếu tố giậm nhảy có ảnh hưởng nhất tới việc hình thành kỹ thuật động tác và quyết định thành tích ở môn này. Nhưng khâu giậm nhảy lại có quan hệ rất lớn với tốc độ chạy đà, thời gian chống đỡ khi giậm nhảy, gốc độ giậm nhảy… Như vậy, có thể thấy sức mạnh trong nhảy cao là dạng sức mạnh hỗn hợp mà ta có thể phân ra một cách tương đối gắn liền với quá trình thực hiện kỹ thuật bao gồm:

Sức mạnh tốc độ: dạng sức mạnh này thể hiện trong động tác chạy đà. Sức mạnh bộc phát: dạng sức mạnh thể hiện trong động tác giậm nhảy.

Theo “tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao” hầu hết các môn thể thao đều cần đến sức mạnh, nhưng tố chất sức mạnh cần thiết cho từng môn thể thao khác nhau gọi là sức mạnh đặc thù cùa môn thể thao đó. Sức mạnh tối đa ( sức mạnh đơn thuần) đóng vai trò quan trọng nếu không nói là quyết định trong việc tạo ra sức mạnh đặc thù của môn thể thao đó. Để rèn luyện

sức mạnh tốc độ, đòi hỏi phải sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ với các bài tập sức mạnh đơn thuần và lấy sức mạnh đơn thuần làm cơ sở.

Theo GS.TS Lê Nguyệt Nga: “Ở các môn nhảy do thành tích được xác định bằng độ cao và độ xa, mà độ cao và độ xa khi nhảy, tỉ lệ thuận với tốc độ ban đầu khi vừa rời mặt đất. Tốc độ giậm nhảy càng nhanh thì nhảy càng cao, càng xa và càng lớn. Mặt khác, tốc độ giậm nhảy lại có quan hệ mật thiết với tốc độ chạy đà, mà tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy lại có quan hệ rất lớn với sức mạnh đặc biệt đó là sức mạnh bộc phát của đôi chân”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục học NGHIÊN cứu, lựa CHỌN các bài tập bổ TRỢ PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ môn NHẢY CAO KIỂU nằm NGHIÊNG CHO học SINH NAM lớp 11 TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG KRÔNGBÔNG – HUYỆN KRÔNGBÔNG TỈNH đắk lắk (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w