Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về dân chủ trong giáo dục Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 67)

V. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở HOA KỲ TỪ NHỮNG NĂM

Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về dân chủ trong giáo dục Hoa Kỳ.

Một trong những chức năng được quy định về hiệu trưởng ở các bang là chức năng thực hiện quy chế dân chủ trong trường học. Giáo dục Mỹ khá nổi tiếng với nền giáo dục hiện đại và đặc trưng về tính dân chủ cao. Cả hệ thống giáo dục hoạt động đều ưu tiên hướng đến chất lượng học tập của học sinh. trong phần này, một số triết lý và kinh nghiệm về thực hiện quy chế dân chủ trong trường học, hướng đến chất lượng học tập tại một số trường phổ thông ở Mỹ sẽ được trình bày. hy vọng giúp các hiệu trưởng hiểu thêm một trong những tiêu chí về chức năng của hiệu trưởng và có cái nhìn thực tiễn hơn về giáo dục tại Mỹ, nhằm hòa nhập tốt hơn vào quá trình hội nhập quốc tế.

Dân chủ trong giáo dục - Democracy in Education được hiểu ở những khía cạnh căn bản như sau:

được quyền chọn lựa và quyết định. Giáo dục Mỹ bắt đầu từ nhu cầu và sở thích của người học. Để phát huy tính dân chủ, giáo dục Mỹ cho phép người học được lên kế hoạch học tập của bản thân. Người học được chọn trường, chọn môn học và chọn giáo viên. Ngoài một số môn bắt buộc, người học được đăng kí và chọn môn học, giờ học theo nhu cầu, trình độ. Để có thể hiểu rõ nhu cầu học tập và nền tảng của người học, trong hồ sơ xin vào trường, học sinh phải viết một số bài luận để trình bày kinh nghiệm bản thân (anh có gì?); mục tiêu học tập (anh muốn học gì ở trường?); và mục tiêu nghề nghiệp (anh sẽ làm gì, sẽ đóng góp như thế nào cho cộng đồng?) Như vậy, khi học sinh vào học, giáo viên đã có định hướng phát triển và hướng dẫn người học theo nhu cầu, dựa trên nền tảng kinh nghiệm của người học. Một số trường còn có chương trình trao đổi giáo dục và như vậy học sinh của trường này có thể chọn học một số tín chỉ ở các trường khác.

Thứ hai, dân chủ trong giáo dục nghĩa là người học được tham gia tích cực vào

quá trình học của mình. Ơû các trường, giáo viên các cấp được gọi là người hướng dẫn

“Facilitator” hoặc “Instructor” chứ không phải là người dạy “Teacher”. học sinh là

nhân vật trung tâm và đóng vai trò tích cực và chủ đạo trong quá trình học. Các nhà giáo dục tin rằng, học sinh sẽ tham gia tích cực hơn trong học tập và có trách nhiệm hơn khi chúng được tự quyết định và sở hữu môi trường học tập của chúng. Giáo viên đưa ra nhiều phương pháp và công cụ để gợi ý học sinh tự suy nghĩ và tự đưa ra kết luận riêng. Điều thường thấy ở các lớp học là học sinh chính là người đưa ra các nội quy lớp

học, chứ không phải giáo viên. trong lớp, học sinh cùng nhau thảo luận và tự đưa ra

những điều lệ, những quy định và giá trị văn hóa trong lớp, trong trường. Chính vì vậy, nội quy lớp học rất khác nhau, tùy đặc trưng và yêu cầu riêng của từng môn, từng lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ và hành động tích cực. Ơû một số trường có chương trình tin tức hàng ngày, học sinh được tự chủ trong việc đạo diễn, quay phim, biên tập và bình luận chương trình.

Ngoài ra, để phát huy tính tự chủ và tích cực của học sinh, các nhà giáo dục để học

sinh được tham gia thiết kế và trang trí lớp học theo sáng tạo của chúng. Khác với Việt

Nam là giáo viên di chuyển từ lớp này sang lớp khác sau mỗi tiết học. Ơû Mỹ, lớp học được thiết kế theo từng bộ môn và học sinh di chuyển sau mỗi tiết học đến phòng bộ môn. bàn ghế không làm theo dãy mà mỗi học sinh có một bộ bàn ghế riêng và chúng có thể di chuyển dễ dàng khi cần hoạt động theo nhóm. Các phòng học có không gian trống để học sinh có các hoạt động vui chơi hoặc khởi động trước giờ học “warm-up”. Ơû các lớp tiểu học và trung học, các đồ dùng trong lớp như máy vi tính, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh được thiết kế với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. học sinh học cả ngày ở trường và chúng được chọn vị trí ngồi trong lớp, có thể đứng lên ngồi xuống, duỗi tay, duỗi chân khi mỏi.

Mục tiêu của hầu hết các trường học không chỉ đơn giản là để làm tốt bài kiểm tra mà là giúp học sinh học cách học - “learn how to learn” và trở thành những công dân tích cực trong xã hội. Nhiều trường ở Mỹ đã bỏ cách học theo các môn học riêng lẻ. thay vào đó học sinh học các môn học cơ bản trong tổng thể các môn học trong trường học. Ví dụ, trong giờ Language art - “Nghệ thuật ngôn ngữ”, học sinh sẽ thảo luận câu chuyện trong một quyển sách. Khi thảo luận câu chuyện, học sinh sẽ đề cập đến nhiều chủ đề môn học như Lịch sử (quá khứ, hiện tại, tương lai của câu chuyện); Địa lý (địa điểm, nơi xảy ra câu chuyện, mối quan hệ giữa con người và môi trường); Chính trị (quyền lực và luật pháp liên quan); Gia đình (giáo dục, văn hóa, thức ăn, trang phục, nơi ở); Kinh tế (công việc, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên); thẩm mỹ (nghệ thuật, âm nhạc, điệu vũ, kiến trúc, giải trí). học sinh sẽ làm dự án theo nhóm và mỗi nhóm tự nghiên cứu sâu vào từng chủ đề và trình bày với các nhóm khác sau khi hoàn thành dự án. Các nhóm tự chọn chủ đề và cách trình bày và hướng giải quyết vấn đề riêng. Giáo viên chỉ gợi mở và hướng dẫn cách tìm thông tin phù hợp.

Phương pháp giáo dục chủ yếu là học sinh được cùng nhau làm đề tài, làm dự án theo nhóm (project-based learning), giải quyết vấn đề dựa nhiều trên kinh nghiệm thực tiễn của học sinh (problem-based learning). Các nhà giáo dục cho rằng, phương pháp hướng dẫn dân chủ và hiệu quả nhất là khai thác những kinh nghiệm, kĩ năng mà mỗi

học sinh mang đến trường. Phương pháp giáo dục này nuôi dưỡng trí tưởng tượng, sự tò

mò và óc sáng tạo của học sinh. học sinh đi thực tế, học cách nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kiến thức để có thể giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Giáo viên và các chuyên gia giáo dục trong trường hợp tác với nhau để hướng dẫn, động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh, giúp giải quyết nhu cầu đặc biệt cho học sinh. Với quan niệm rằng học tập là một quá trình lâu dài, suốt đời, các nhà giáo dục cho rằng việc mắc lỗi trong quá trình học là chuyện đương nhiên và chúng ta học qua việc mắc lỗi “we learn by making mistakes”. Chính vì vậy, việc đánh giá chủ yếu phản ánh nỗ lực và tiến bộ của học sinh, kĩ năng làm việc độc lập và kĩ năng hợp tác của học sinh hơn là làm bài kiểm tra theo những chuẩn đánh giá. Đầu mỗi học kì, người học được cung cấp đề cương bài giảng (syllabus) chi tiết trong đó nêu rõ những yêu cầu và dự án mà người học phải thực hiện. Những yêu cầu và dự án này được tính thành tỉ lệ phần trăm trong điểm số cuối cùng. Điều này đòi hỏi học sinh liên tục cố gắng cho từng dự án và giúp giảm áp lực tối đa cho các kì thi cuối khóa. Và để tạo ra môi trường học tập hợp tác, cũng như tạo sự tự tin cho người học, các nhà giáo dục phải đảm bảo bí mật

điểm số và xếp loại của người học theo Luật bảo vệ thông tin cá nhân - the Federal

Privacy act 1974.

thứ ba, dân chủ nghĩa là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và trách nhiệm học tập. Ơû các trường công lập, học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12, kể cả trẻ em không có quốc tịch Mỹ, đều được miễn học phí. Các nhà giáo dục phải đảm bảo rằng những trẻ

em thiệt thòi, vì lí do kinh tế, màu da, dân tộc, ngôn ngữ được có quyền nhận nền giáo dục có chất lượng cao và có thể tham gia vào xã hội dân chủ. Chẳng hạn, con của các du học sinh Việt Nam hay từ các quốc gia khác đều được nhận vào học trường công ở Mỹ và được hưởng tất cả phúc lợi xã hội như trẻ em Mỹ như bảo hiểm, chế độ ăn sáng, ăn trưa hoặc xe đưa đón ở một số trường. Đặc biệt, người khuyết tật được quyền ưu tiên tham gia, hòa nhập vào hoạt động giáo dục. tất cả trường học, công sở và các công trình công cộng đều có đường đi ưu tiên, thang máy, khu vực đậu xe ưu tiên và nhà vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật.

Vì các nhà giáo dục Mỹ tin rằng, tất cả mọi người đều bình đẳng và có trách nhiệm ngang nhau nên các lớp học ở Mỹ hầu như không có lớp trưởng. Thay vào đó,

học sinh thay phiên nhau làm nhóm trưởng “facilitator” để điều hành hoạt động của

các nhóm trong các giờ học. tất cả học sinh đều có cơ hội để thực hiện vai trò trưởng

nhóm. Chia sẻ quyền tự chủ và quyết định là một phần của văn hóa dân chủ trong giáo dục Mỹ.

thứ tư, dân chủ nghĩa là người học phải được thể hiện ý kiến của bản thân. Mỹ là hợp chủng quốc nên các trường học Mỹ hòa nhập nhiều nhóm dân tộc đa dạng vào trong cộng đồng. Dân chủ là một phẩm chất cần thiết để phát triển các mối quan hệ bình đẳng trong xã hội. Người học luôn được khuyến khích trình bày ý kiến riêng của bản thân và có thể không đồng ý với ý kiến của giáo viên. Lớp học thường được tổ chức theo hình thức tranh luận “thuận-pro” hoặc “không đồng ý-con”. học sinh học cách lập luận, phân tích, phản biện và học cách lắng nghe lí lẽ từ những khía cạnh khác nhau. Giáo viên đánh giá cao và tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa ở các vùng miền và xem sự đa dạng về văn hóa, chủng tộc, nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội là cơ hội tốt cho việc học tập lẫn nhau cho học sinh. tất cả học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhân viên trong trường có quyền lên tiếng trong việc tạo ra nền giáo dục đa văn hóa trong trường học. Đặc biệt, giáo viên giúp học sinh tìm cách thoát ra khỏi “môi trường, kinh nghiệm và cách suy nghĩ quen thuộc” - để luôn học hỏi những điều mới, những văn hóa mới và kinh nghiệm mới của nhân loại khác với nền tảng và kinh nghiệm của bản thân. Dân chủ trong giáo dục giúp học sinh cách sống uyển chuyển, thích nghi và luôn rộng mở để thể hiện chính mình và tiếp thu những điều mới.

Có thể nói rằng, quy chế thực hiện dân chủ trường học được đưa vào chính sách và Luật Giáo dục đã đòi hỏi hiệu trưởng phải có kiến thức, hiểu biết và kỹ năng để xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, hướng đến sự phát triển nhân văn và bình đẳng trong xã hội. Giáo dục dân chủ phải thực sự quan tâm đến tâm hồn của từng trẻ em. Trường học chính là môi trường mà mỗi học sinh cần được cảm thấy an toàn, được yêu thương, được tự lập và được quyết định. Điều cốt yếu trong nền giáo dục dân chủ

quyết định của người học. bên cạnh việc quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, hiệu trưởng phải cam kết quan tâm đến nhu cầu học tập của từng học sinh, đặc biệt là bộ phận thiểu số và những trẻ em thiệt thòi. Các hoạt động giáo dục luôn kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi người. Có sự cân đối hài hòa giữa vai trò xã hội của nhà trường và những ảnh hưởng của giáo dục đến sự phát triển xã hội, trí tuệ và tính cách của trẻ. hiệu trưởng đóng vai trò thực sự quan trọng trong việc nâng cao tính dân chủ trong trường học, đây là điều kiện cần thiết để học sinh có thể phát huy được tối đa tiềm lực, khả năng sáng tạo và trở thành những công dân tích cực, có trách nhiệm trong xã hội.

Tài liệu tham khảo

[1] adams Jacob E. Jr & Rick Ginsberg Education Reform: Overview. Education Reform: Reports of historical significance, at: http://education.stateuniversity.com/ pages/1944/Education-Reform.html, retrieved on 5th March 2009.

[2] berliner D. C. and biddle b. (1995) The Manufactured Crisis: Myths, Fraud, and the Attack on America’s Public Schools. Reading, Ma: addison-Wesley. [3] Cross Christopher t. and M. René islas, School Reform. A Nation at Risk, Reform in Action, Greater Goals Better Teachers and More Accountability, at http://education.stateuniversity.com/pages/2400/School-Reform.html, retrieved on 6th March 2009.

[4] Department of Education of the united States of america (1998) Goals 2000: Reforming Education to Improve Student Achievement, april 30, 1998, at: http:// www.ed.gov/PDFDocs/g2kfinal.pdf.

[5] Guthrie James W., Encyclopedia of Education, Second Edition, Preface, Macmillan, New York, 2003.

[6] Guthrie James W., No Child Left Behind Act of (2001) - The Original ESEA, The New Act, at: http://education.stateuniversity.com/pages/2295/No-Child-Left- behind-act-2001.html, retrieved on 5th March 2009:

[7] huỳnh thị Mai Phương (2008). Chia sẻ kinh nghiệm về dân chủ trong giáo dục Mỹ. Kỷ yếu CLb GĐ Sở GD-Đt, trường CbQLGD-Đt ii, 2008

[8] National Commission on teaching & america’s Future (1996) What Matters Most: Teaching for America’s Future, the National Commission on Teaching and America’s Future, September 1996, New York.

[9] Murnane, R.J. and F. Levy (1996) Teaching the New Basic Skills: Principles for Educating Children to Thrive in a Changing Economy. New York: the Free Press.

[10] obama for america Reforming and Strengthening America’s Schools for the 21st Century, at: http://blog.teachnet.ie/wp-content/uploads/ obamatoinvest1billioniniCt_8621/Fact_Sheet_Education_Reform_Speech_FiNaL. pdf retrieved on 6th March, 2009.

[11] Raywid Mary anne Synthesis of Research. Small Schools: A Reform That Works, in Educational Leadership, December 1997/January 1998, Volume 55, Number 4, Reaching for Equity, Pages 34-39.

[12] Schugurensky Daniel, (edited by) History of Education: Selected Moments of the 20th Century, A work in progress, Dept. of adult Education, Community Development and Counselling Psychology, the ontario institute for Studies in Education of the university of toronto (oiSE/ut), at: http://www.oise.utoronto.ca/ research/edu20/moments/1994goals2000.html, retrieved on 5th March 2009. [13] the Commission on Excellence in Education (1983) A Nation at Risk: The Imperative for Educational Reform. Washington D.C..

[14] Vinovskis Maris a. (1999) The Road to Charlottesville. The 1989 Education Summit, Department of history, institute for Social Research and School of Public Policy, university of Michigan, September 1999. available at: http://govinfo.library. unt.edu/negp/reports/negp30.pdf, retrieved on 6th March 2009.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)