SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHẦN LAN

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 36)

Nước Cộng hòa Phần Lan là quốc gia nằm ở khu vực bắc aÂu, có diện tích lớn thứ 8 nhưng có mật độ dân số thưa thớt nhất châu aÂu, khoảng 5,8 triệu người (50). Ngôn ngữ chính của phần lớn dân số là tiếng Phần Lan và thụy Điển. Phần Lan từng là một phần của thụy Điển và từ năm 1809 là khu vực tự trị thuộc đế quốc Nga. Đến năm 1917, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia độc lập (51). theo các nghiên cứu hiện nay về các chỉ số quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, Phần Lan được đánh giá là quốc gia ổn định thứ 2 trên thế giới. Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về chăm sóc y tế, chế tạo công nghệ cao, mức tăng trưởng GDP và bảo vệ nhân quyền.

Với những điều kiện trên, không ngạc nhiên khi nền giáo dục hiện đại của Phần Lan luôn được xếp vào nhóm hàng đầu thế giới. theo chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PiSa), năm 2000, học sinh Phần Lan đứng đầu tuyệt đối về kỹ năng đọc hiểu và trong nhóm đứng đầu về toán và khoa học tự nhiên. Năm 2003, Phần Lan đứng đầu tuyệt đối về đọc hiểu và toán; cùng Nhật đứng đầu về khoa học tự nhiên; đứng thứ 2 sau hàn Quốc về giải quyết tình huống. Năm 2006, học sinh Phần Lan lại vượt lên các quốc gia trong Khối hợp tác Phát triển Kinh tế (oECD) gồm 57 quốc gia để đứng đầu trong cuộc điều tra giáo dục PiSa. Về giáo dục Đại học, Phần Lan được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp dẫn đầu thế giới về số lượng tuyển sinh và chất lượng, xếp thứ hai về toán và giáo dục khoa học.

Ngoài thành tích đứng đầu các bảng xếp hạng, có một số đánh giá trong báo cáo của oECD đã gây được sự chú ý đặc biệt của các chuyên gia giáo dục thế giới và là những tiêu chí rất khó vượt qua đối với các nước.

-Thứ nhất, trong tất cả các môn thi, sự chênh lệch trình độ giữa các sinh viên Phần Lan (giữa học sinh kém nhất và học sinh giỏi nhất) là nhỏ nhất so với các nước oECD. Nói cách khác, trình độ học sinh Phần Lan đồng đều nhất.

50. Số liệu tháng 6 năm 2009.

51. Sau khi tuyên bố độc lập, Phần Lan trải qua một cuộc nội chiến, các cuộc chiến tranh với Liên Xô và Phát xít Đức, là quốc gia trung lập trong Chiến tranh lạnh. Phần Lan gia nhập Liên hợp quốc năm 1955, Phát xít Đức, là quốc gia trung lập trong Chiến tranh lạnh. Phần Lan gia nhập Liên hợp quốc năm 1955, gia nhập tổ chức hợp tác phát triển kinh tế năm 1969 và Liên hiệp châu Âu vào năm 1995.

-Thứ hai, sự khác biệt về trình độ học sinh giữa các trường dự thi là rất nhỏ - trình độ giữa trường giỏi nhất và trường kém nhất chỉ là 5%.

-Thứ ba, danh tiếng của trường không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thi cử. trong khi ở các nước khác, học sinh ở các trường có tiếng, trường chuyên, trường ở các thành phố lớn thì kết quả thi của học sinh ở trường đó cao hơn các trường ít danh tiếng và trường ở tỉnh, huyện.

-Thứ tư, hoàn cảnh gia đình (địa vị xã hội và trình độ học vấn của bố mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình) không ảnh hưởng đến trình độ của học sinh.

-Thứ năm, số giờ học ở trường của học sinh Phần Lan ít hơn nhiều so với mức trung bình của các nước oECD.

trung bình học sinh ở tuổi 15 ở Phần Lan học 30 giờ một tuần, kể cả học trong lớp và các hoạt động ngoại khóa. trong khi đó, mức trung bình của các nước oECD là 35 giờ và riêng ở hàn Quốc là 50 giờ. Nếu tính riêng về toán thì trung bình một tuần, học sinh Phần Lan học 4,5 giờ, trong khi đó mức trung bình của oECD là 7 giờ. Điểm cuối cùng, so với giáo viên của oECD, giáo viên Phần Lan có vai trò lớn hơn nhiều trong việc quyết định các hoạt động trong trường như chương trình giảng dạy, giáo án từng môn, sách giáo khoa, phương pháp đánh giá học sinh và các chính sách nội bộ của trường.

hệ thống giáo dục hiện nay chủ yếu dựa trên những cải cách từ những năm 1970, theo đó hệ thống giáo dục từ trung học được chia thành hai loại hình song song và liên thông là giáo dục chuyên về học vấngiáo dục hướng nghiệp. Mô hình này khác với hệ thống giáo dục Việt Nam khi các trường dạy nghề chưa có sự liên thông với các trường cao đẳng, đại học chuyên về học thuật (52). Một năm học thường bắt đầu vào cuối tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 6 năm sau, được chia thành học kỳ mùa thu và mùa xuân. tôn giáo là một phần trong chương trình học ở Phần Lan. tất cả các học sinh đều học về tôn giáo. Các học sinh không theo tôn giáo nào được yêu cầu phải tham gia một khóa học về triết lý cuộc sống, thay thế cho học tôn giáo.

từ trước đến nay, Phần Lan luôn tin rằng, một nước dân số ít, nghèo tài nguyên, muốn có chỗ đứng trên thế giới, không thể để bất cứ một cá nhân nào đứng bên ngoài hệ thống giáo dục bình đẳng, chất lượng cao. Trong vòng 9 năm học của giáo dục cơ bản, học sinh bảo đảm nhận được sự giáo dục tốt nhất và bình đẳng như nhau. Bậc học này tuyệt đối không áp dụng hệ thống sàng lọc, phân loại học sinh thành các lớp chuyên, lớp chọn, chuyển trường, chuyển lớp, lưu ban. Các nhà giáo dục Phần Lan tin rằng con

52. Ở Việt Nam, một số trường nghề thuộc Bộ LĐTBXH không liên thông với các trường thuộc Bộ GDĐT nên sinh viên các trường này chỉ có thể học đến bậc cao đẳng và bằng này không thể được sử dụng để nên sinh viên các trường này chỉ có thể học đến bậc cao đẳng và bằng này không thể được sử dụng để tiếp tục học ở bậc đại học hoặc cao hơn.

người sinh ra, trừ những trường hợp có khuyết tật bẩm sinh và tài năng thiên bẩm thuộc thiểu số không đáng kể, còn lại đa số có trình độ như nhau. Vì học sinh cần có cơ hội học tập tốt nhất và bình đẳng với nhau; việc sàng lọc phân loại học sinh theo điểm số trong thời gian này theo khoa học là quá sớm và sẽ làm thui chột các tài năng.

Vì vậy, để có một nền tảng đủ vững, đủ tự tin, có hoài bão và năng lực tự lựa chọn các ngành học cao hơn, học sinh cần nhận được sự chuẩn bị tốt nhất. trẻ em được đào tạo tốt sẽ là nguồn lực bổ sung cho lực lượng lao động ngày càng già đi. Một học sinh không đủ khả năng làm việc, không những không đóng góp được cho xã hội mà còn là một gánh nặng cho hệ thống phúc lợi, vốn đã rất đắt đỏ và luôn trong tình trạng quá tải. Chính nhờ lực lượng lao động chất lượng cao mà Phần Lan đã thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế đầu những năm 90 của thế kỷ 20 và càng củng cố niềm tin vào ý nghĩa của giáo dục, nền tảng bảo đảm những cơ hội việc làm mới và những thành tựu về kinh tế. Với những thành công vượt bậc, hệ thống giáo dục hiện đại của Phần Lan được xem là một mô hình kiểu mẫu cho mọi quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 36)