NHỮNG CẢI CÁCH TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 42)

1. Các cuộc cải cách giáo dục trong những năm 1970 - 1980

từ những năm của thập niên 1970, Phần Lan đã chấm dứt hoàn toàn việc phân loại học sinh, thi chuyển cấp và hai hệ thống trường học song song (parallel system) (cấp 1 và 2) như Việt Nam và đa số các nước khác để chuyển sang hệ thống trường học toàn diện (comprehensive schools). hệ thống này phát triển theo mô hình toàn diện, đảm bảo cho mọi người có cơ hội công bằng trong giáo dục, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc... theo hiến pháp. Khi đó, hệ thống trường song song được thay bằng chương trình giáo dục quốc gia 9 năm cơ bản. Sự đổi mới đã dần dần được công nhận ở Phần Lan khoảng từ năm 1972 đến năm 1977, bắt đầu từ phía bắc và kết thúc ở phía Nam. trách nhiệm về chương trình giáo dục cơ bản gần như được trao hoàn toàn cho chính quyền địa phương, cho những nhà cung cấp giáo dục. Chỉ có một số ít trường đặc biệt và các trường đại học là do Nhà nước điều hành.

Mối quan tâm đến nhu cầu của từng học sinh cũng như sự lựa chọn của học sinh đều phải được các trường tính tới khi xây dựng chương trình giảng dạy (curriculum), lựa chọn nội dung, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, phương pháp và các công cụ đánh giá học sinh. Tất cả những yêu cầu này đòi hỏi phải có một chương trình giảng

dạy linh hoạt, theo đặc điểm từng trường và do từng giáo viên thiết kế, cùng với việc giảng dạy phải thực sự vì học sinh và lấy học sinh làm trung tâm, có chế độ tư vấn và bắt buộc phải có cơ chế giáo viên giúp đỡ các học sinh cá biệt hay yếu kém. từ đó

cho tới nay, hệ thống được dần hoàn thiện và tới thập niên 1990 áp dụng cho toàn bộ học sinh trong độ tuổi, kể cả những học sinh khuyết tật hoặc thiểu năng trí tuệ.

Năm1985, hệ thống xếp nhóm theo trình độ (hỗ trợ điều kiện cho các học sinh giỏi được tiếp tục học cao lên) đã bị hủy bỏ và quyền được học cao lên được mở ra cho tất cả mọi người. Các nhà cung cấp giáo dục ngày càng có nhiều cơ hội quyết định cách thức tổ chức việc giảng dạy. Mười năm sau, nhiều trường đưa ra hình thức xếp nhóm học sinh linh hoạt, theo đó, học sinh với các trình độ khác nhau học theo nhóm của

mình. tuy nhiên, có thể chuyển đổi từ nhóm này sang nhóm khác ngay cả ở giữa năm học. Khi đánh giá học sinh để cấp bằng tốt nghiệp sẽ áp dụng các tiêu chí giống nhau, không kể nhóm mà học sinh đó theo học.

Cùng với việc chuyển sang hệ thống giáo dục toàn diện, một thay đổi quan trọng mang tính quyết định thành công giáo dục Phần Lan hiện nay là việc đào tạo giáo viên dạy trong hệ thống giáo dục toàn diện chuyển hoàn toàn sang cho các trường đại học. trước đó, giáo viên được đào tạo trong trường sư phạm (như ở Việt Nam hiện nay). Chuyển việc đào tạo giáo viên sang các trường đại học cho phép các khoa trong trường đại học chọn được những sinh viên chuyên khoa xuất sắc nhất, có tâm huyết nhất để đào tạo trở thành giáo viên. thay vì tuyển sinh đại trà vào các trường sư phạm, các chuyên khoa toán, lý, hóa, sinh, khoa học… có điều kiện lựa chọn những sinh viên xuất sắc nhất để đào tạo trở thành giáo viên đứng lớp, giáo viên bộ môn, giáo viên đặc biệt hoặc chuyên gia tư vấn. trên thực tế, chỉ 10% số sinh viên đăng ký được chọn để học trở thành giáo viên. thay vì đào tạo tại trường sư phạm, giáo viên được đào tạo tại khoa đào tạo giáo viên phối hợp với các chuyên khoa trong trường đại học.

2. Những năm 1990: Vai trò của quản lý từ Trung ương giảm dần

Năm 1994, một thay đổi lớn đã được tiến hành nhằm giảm vai trò quản lý Nhà nước trong việc quyết định nội dung và mục đích giảng dạy. hội đồng Giáo dục Quốc gia của Phần Lan chỉ đặt ra những mục tiêu và nội dung rất rộng cho hoạt động giảng dạy các môn học khác nhau. Người cung cấp giáo dục và cuối cùng là các trường tự

đặt ra chương trình học của mình trên cơ sở chương trình học cốt lõi của quốc gia.

trong những kế hoạch này, có thể xem xét nhu cầu ở địa phương và tận dụng các đặc điểm đặc biệt của trường. Hệ thống thanh tra trường học chấm dứt. Cơ quan quản lý Nhà nước trong giáo dục tin tưởng và trao quyền cho những nhà cung cấp giáo dục và giáo viên nhiều hơn, cũng như trao cho họ quyền quyết định nhiều hơn trong việc lựa chọn tài liệu giảng dạy tốt nhất hiện có trên thị trường. Quá trình này tạo cơ hội cho cạnh tranh tự do về tài liệu giảng dạy và phát triển của giáo viên theo chương trình học. Việc thực hiện các mục tiêu quốc gia được đánh giá một cách có hệ thống thông qua các khảo sát quốc gia và quốc tế về thành tích học tập.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 42)