CƠ CẤU QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHẦN LAN

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 38)

Bộ Giáo dục là cơ quan quản lý giáo dục cao nhất ở Phần Lan. Chính sách giáo dục

của Phần Lan hướng tới sự linh hoạt trong quản lý. Quản lý giáo dục chủ yếu dựa vào nguyên tắc phân quyền và hỗ trợ. Các hướng dẫn và chỉ đạo từ trung ương được đưa ra ở cấp quản lý trung ương nhưng việc tiến hành các chuẩn đó lại do cấp địa phương. Chính phủ, bộ Giáo dục và hội đồng quốc gia về giáo dục của Phần Lan chịu trách nhiệm tiến hành chính sách giáo dục ở cấp quản lý trung ương. Chính phủ và bộ Giáo dục đưa ra các quyết định về hệ thống giáo dục, về việc thành lập các cơ sở giáo dục trung học, cao đẳng, đại học, đưa ra định mức, chỉ tiêu cho từng khu vực và từng vùng đối với giáo dục hướng nghiệp.

Hội đồng Giáo dục Quốc gia của Phần Lan quản lý việc phát triển các mục tiêu giáo

dục, quản lý nội dung và phương pháp phù hợp với định hướng của bộ Giáo dục. hội đồng Giáo dục đề ra và thông qua chương trình quốc gia cho giáo dục cơ bản; giáo dục trung học phổ thông đại trà; đào tạo hướng nghiệp và tiến hành đánh giá kết quả học tập (ngoại trừ các trường cao đẳng, đại học).

Cùng với bộ Giáo dục, còn có các cơ quan, tổ chức chuyên biệt hỗ trợ hoạt động, như hội đồng Giáo dục cho người trưởng thành, hội đồng đánh giá giáo dục cao đẳng, đại học, ủy ban giáo dục, đào tạo hướng nghiệp và hội đồng tư vấn thanh niên. Những cơ quan chuyên môn này hỗ trợ bộ Giáo dục trong những vấn đề thuộc chuyên môn của mình cũng như đánh giá lĩnh vực giáo dục của chính mình. Những lĩnh vực giáo dục lớn ngoài phạm vi của bộ Giáo dục là: Chương trình chăm sóc trẻ em (bộ Y tế và xã hội); Đào tạo quân sự (bộ Quốc phòng) và Đào tạo cảnh sát, biên phòng và cứu hỏa (bộ Nội vụ).

Để quản lý theo vùng, Phần Lan được chia thành 6 tỉnh. Mỗi tỉnh có một cơ quan quản lý, trong đó, Sở Giáo dục và Văn hóa chịu trách nhiệm về các vấn đề giáo dục và văn hóa. trong những năm qua, trách nhiệm của chính quyền tỉnh đã giảm đi nhiều; chỉ còn quản lý về hệ thống tuyển sinh quốc gia trong tỉnh (đến cuối 2007) và phân bổ các khoản trợ cấp Nhà nước đặc biệt. Quản lý ở địa phương có quyền tự chủ cao trong điều hành và có quyền thu thuế. Cơ quan quản lý địa phương có vai trò và trách nhiệm lớn trong việc lập kế hoạch, sắp xếp và đánh giá các chương trình. Khoảng 60% các cơ sở giáo dục do các hội đồng địa phương điều hành (thường là hai hoặc nhiều hơn các hội đồng kết hợp).

trách nhiệm trong việc cấp kinh phí cho hoạt động giáo dục và xây dựng trường được chia ra giữa Chính phủ và chính quyền địa phương hoặc các nhà cung cấp giáo dục. tỉ lệ trợ cấp Chính phủ phụ thuộc vào nguồn thu thuế ở địa phương. trợ cấp của Nhà nước cho đầu tư giáo dục là từ 25% đến 50% chi phí theo tính toán, trong đó chi phí hoạt động của giáo dục tiểu học và trung học, trợ cấp Chính phủ trung bình chiếm 57% và 43% trong chi phí tính toán tương ứng. Các tiêu chí cấp kinh phí được xác định theo số lượng học sinh hoặc chỉ số về hiệu quả hoạt động và theo định giá của đơn vị trên một chỉ số do bộ Giáo dục ban hành. Các trường đại học được cung cấp tài chính trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước. Lương của giáo viên do trường hoặc nhà cung cấp giáo dục trả, thường là hội đồng địa phương. trợ cấp của Chính phủ vẫn áp dụng cho các trường do tư nhân điều hành.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 38)