V. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở HOA KỲ TỪ NHỮNG NĂM
6. Luật “Giáo dục cho mọi trẻ em” (No Child LeftBehind Act)
Luật này là một trong những Luật gần đây nhất liên quan đến giáo dục ở cấp liên bang do tổng thống George W. bush ký ban hành vào năm 2002 tạo ra nhiều thay đổi lớn cũng như nhiều tranh cãi trong giáo dục công của hoa Kỳ. Với Luật này, nền giáo dục bắt buộc phải đảm bảo tất cả trẻ em, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội đều phải được nhận nền giáo dục tốt và đạt được kỳ thi chuẩn. Luật này đòi hỏi học sinh và nhà trường phải chứng tỏ sự tiến bộ thỏa đáng qua từng năm học (adequate Yearly Progress) thông qua việc kiểm tra đánh giá trình độ theo một mực thước căn bản (Standardized testing). Nếu một trường nào đó không chứng tỏ được sự tiến bộ này, trường đó sẽ bị đưa vào “danh sách các trường không đạt”, bị đăng công báo và cha mẹ học sinh có quyền chuyển con họ sang học trường khác. Nếu nhiều năm như vậy, trường đó sẽ bị tổ chức lại hoặc bị đóng cửa, mặc dù đến nay rất hiếm trường hợp như thế xảy ra.
tuy nhiên, vẫn còn những tranh cãi về Luật này xoay quanh một số vấn đề sau: 1. Các bang chạy theo thành tích để hưởng phần ngân sách đãi ngộ từ liên bang bằng cách hạ mức độ khó đối với kỳ thi chuẩn;
2. Vấn đề xảy ra với chính kì thi chuẩn đó là giáo viên sẽ dạy học theo hướng để thi mà không chú trọng đến những kĩ năng thiết yếu khác, hơn nữa kì thi đòi hỏi mọi trẻ em đều thực hiện một kì thi chuẩn là không hợp lí vì nó trái với đạo Luật Giáo dục dành cho trẻ khuyết tật;
3. Chế độ đãi ngộ của Luật chống lại học sinh yếu kém vì nếu trường nào không đạt sự tiến bộ thỏa đáng hàng năm sẽ vừa bị yêu cầu phải bồi dưỡng cho học sinh yếu trong khi vừa chịu các trừng phạt về tài chính;
4. Chế độ đãi ngộ này cũng chống lại học sinh giỏi hoặc có năng khiếu đặc biệt vì các địa phương chỉ cấp ngân sách cho các chương trình đảm bảo kỹ năng đọc viết và tính toán bắt buộc chứ không đầu tư thỏa đáng cho các chương trình nâng cao; 5. Chương trình giảng dạy bị thu hẹp do Luật này chú trọng đến toán và kỹ năng ngôn ngữ nên học sinh mất cơ hội hưởng được một chương trình giáo dục bao quát hơn; 6. Luật này hạn chế sự kiểm soát của địa phương; một số còn tranh cãi rằng chính quyền liên bang không có quyền hiến pháp trong giáo dục nên việc thực hiện Luật này chỉ nên để các bang tùy chọn áp dụng tùy theo điều kiện của bang.