Phân quyền tự chủ, tư nhân hóa và cạnh tranh

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 61)

V. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở HOA KỲ TỪ NHỮNG NĂM

1. Phân quyền tự chủ, tư nhân hóa và cạnh tranh

Phong trào phân quyền tự chủ, tư nhân hóa và cạnh tranh (từ đầu những năm 1980) bắt nguồn từ những khó khăn về mặt pháp lý với hệ thống tài chính của trường công. Những người ủng hộ chiến lược này cho rằng các trường sẽ phát triển, cải thiện khi có áp lực cạnh tranh. theo xu hướng này, độc quyền công trong giáo dục cần được dỡ bỏ

và chỉ khi đó, các nhà giáo dục chuyên nghiệp và tài năng mới được khuyến khích tham gia vào quá trình quản lý và giảng dạy. Việc cải cách giáo dục trong giai đoạn này đã cho ra đời một số mô hình trường công với những quyền tự chủ nhất định như “thu hút học sinh”, “tăng quyền tự chủ”. Những mô hình trường này đã làm tăng quyền tự chủ trong kế hoạch chi tiêu và tăng sự chọn lựa của cha mẹ học sinh trong hệ thống trường công của cùng một hạt.

trường thu hút học sinh (magnet schools) là những trường công lập nhưng có những khóa học hoặc chương trình giảng dạy đặc biệt nhằm thu hút học sinh. Có thể hiểu mô hình này như là mô hình trường chuyên ở Việt Nam. Một số trường tập trung vào một lĩnh vực học chuyên biệt nào đó (ví dụ toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục nông nghiệp, hướng nghiệp…) một số khác vẫn tập trung vào chương trình học tổng quát. Đa số các trường này có quy trình tuyển sinh có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi một kỳ thi tuyển sinh hoặc phỏng vấn. Do tính phân quyền trong giáo dục, một số trường do hạt thành lập, một số khác do chính quyền bang thành lập. Một số trường phổ thông thông thường cũng có chương trình thu hút này trong trường của mình.

trường được tăng quyền tự chủ (charter schools) cũng là những trường công lập nhưng không cần tuân thủ một số quy định đối với một số trường công lập thông thường.

Sự thiết lập quyền tự chủ được thể hiện trong một hợp đồng hoạt động trong đó nêu rõ sứ mệnh, mục tiêu, loại học sinh, phương pháp đánh giá, cách thức đo lường mức độ thành công của nhà trường. hợp đồng này thường kéo dài từ 3 đến 5 năm trước khi

được cấp một hợp đồng mới. Ý tưởng cơ bản cho mô hình trường này là nó được tăng quyền tự chủ trong việc chịu trách nhiệm. Nhà trường phải chịu trách nhiệm cả về kết quả giảng dạy và tài chính đối với các nhóm: Nhà tài trợ, cha mẹ học sinh, cộng đồng cấp kinh phí hoạt động. Người ta thường chọn các trường này vì một số lý do: tiêu chuẩn học tập cao, quy mô lớp học và trường học nhỏ (thông thường tối đa 250 học sinh/trường), phương pháp cải tiến, triết lý giáo dục phù hợp với nguyện vọng của họ và độ an toàn cho con cái của họ được đảm bảo.

2. Báo cáo về thực trạng nguy hiểm của giáo dục Hoa Kỳ (A Nation at Risk Report - 1983)

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục việt nam và một số nước trên thế giới phần 2 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)