MSB là Ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả ngoại tệ và nội tệ tập trung vào hai khu vực:
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011- 2013. Đơn vị: Tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo thường niên 2013
Thị trường I: thị trường tập trung vào các đối tượng tổ chức kinh tế và dân cư
Tính đến 31/12/2013, tổng huy động trên thị trường I bao gồm cả phát hành trái phiếu của Maritime Bank đạt 68.287 tỷ đồng, tăng 10,35% so với năm 2012 và chiếm 73,06% tổng huy động của toàn Ngân hàng. Tổng huy động từ dân cư tại thời điểm cuối năm đạt 36.977 tỷ đồng , chiếm 54,14% tổng huy động vốn thị trường I và tăng trưởng 11,83% so với năm trước.
Nguồn: Báo cáo thường niên 2013
Số lượng khách hàng cá nhân tăng 9,53% so với năm 2012, cán mốc 867.259 khách hàng. Huy động từ tổ chức kinh tế và phát hành trái phiếu cũng chiếm 45% với tổng số dư cuối năm đạt 31.067 tỷ đồng.
Thị trường II: là khu vực thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và định
chế tài chính
Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng và định chế tài chính trong thời gian qua có xu hướng giảm, số dư cuối năm 2012 là 367.058 triệu đồng, giảm xuống còn 291.785 triệu đồngvào cuối năm 2013, phù hợp với định hướng phát triển thị trường II của Ngân hàng Nhà nước.
Về cơ cấu kì hạn huy động vốn, MSB cũng đạt được những bước chuyển
dịch đáng kể trong việc tăng tỷ trọng của tiền gửi không kì hạn(CASA). Trong năm 2013, số dư CASA đạt 12.857 tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm 2012, nâng tỷ trọng CASA trên tổng huy động toàn hàng lên 18,83% (năm 2012: 17,45%). Tỷ lệ số dư CASA được duy trì ổn định trong 12 tháng năm 2013 quanh mức 65%. Bên cạnh đó, Maritime Bank cũng đạt được những thành công nhất định trong việc chuyển cơ cấu tiền gửi có kì hạn theo xu hướng dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng tiền gửi có kì hạn dưới 3 tháng giảm từ 56,61% (2012) xuống còn 46,4% vào cuối năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi có kì hạn từ 3-12 tháng đạt mức 17,08% tăng 6,28% và tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng đã tăng 3,88% lên mức 36,46%. Chuyển biến tích cực này góp phần không nhỏ vào việc ổn định thanh khoản và nâng cao cơ cấu tài sản Nợ và Có của Ngân hàng.