Thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp - Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 52)

2.3.2.1 Nợ xấu Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu năm 2012-2013 31/12/2012 31/12/2013 Nhóm 1-Nợ đủ tiêu chuẩn 79,12% 81,81% Nhóm 2- Nợ cần chú ý 16,24% 14,84%

Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn 1,19% 1,21%

Nhóm 4- Nợ nghi ngờ 1,08% 1,12%

Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn 0,77% 0,58%

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tiêu dùng năm 2012 là 3,04% và giảm xuống còn 2,91% (<3%) vào năm 2013. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên nếu so sánh với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ tín dụng là 2,71% (năm 2013) thì mảng tín dụng tiêu dùng có tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, và cần có biện pháp điều chỉnh để hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

2.3.2.2 Thu nhập lãi từ tín dụng tiêu dùng

Bảng 2.7 Thu nhập lãi tín dụng tiêu dùng năm 2012-2013. Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo nội bộ Tín dụng tiêu dùng 2012-2013

Cùng với việc tăng quy mô tín dụng tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn thì thu nhập từ lãi tín dụng tiêu dùng đã tăng lền từ năm 2012 sang năm 2013. Cụ thể, thu nhập lãi từ TDTD đạt 2250.49085.647 triệu đồng, nhiều hơn 2012 là 38.183 triệu đồng, chiếm 2,85 thu nhập lãi của toàn bộ hoạt động tín dụng. Có được sự gia tăng tỷ trọng này không hẳn là do quy mô TDTD tăng mà còn do hoạt động tín dụng doanh nghiệp bị thu hẹp lại.

Qua con số thu nhập lãi phần nào cũng cho thấy tính khả quan của hoạt động TDTD tại Maritime Bank.

2.4 Đánh giá về sự phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngânhàng TMCP Hàng Hải Việt Namhàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

2.3.1 Thành tựu

2.3.1.1 Số lượng sản phẩm tín dụng tiêu dùng khá đa dạng và phong phú

Nhìn chung, trong khoảng 2 năm trở lại đây, Maritime bank đã triển khai nghiên cứu hoàn thiện hơn các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Các sản phẩm hướng tới từng lĩnh vực, từng đối tượng khách hàng cụ thể. Các sản phẩm của ngân hàng Maritime Bank đã được chia nhỏ hơn, chi tiết hơn để phù hợp, bám sát hơn nhu cầu đa dạng của từng đối. Việc chia nhỏ sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, đồng thời giúp ngân hàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng nhanh chóng, mang lại tiện tích cho khách hàng; dễ dàng lưu trữ và quản lý

2.3.1.2 Dư nợ, doanh số tín dụng tiêu dùng của ngân hàng không ngừng tăng lên

Giai đoạn 2011-2013 đánh dấu sự chuyển mình của Maritime Bank trong mảng tín dụng tiêu dùng. Nếu như trước tín dụng tiêu dùng đóng góp 1 phần rất nhỏ trong cơ cấu tín dụng, thì nay tín dụng tiêu dùng đã được ngân hàng quan tâm phát triển. Phải kể đến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2013 là 58,11% so với cuối năm 2012. Tuy dư nợ TDTD mới chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng dư nợ, song mảng tín dụng này hứa hẹn một tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Sự tăng trưởng về dư nợ của TDTD đã góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của Maritime Bank. Đây là kết quả khả quan cho thấy việc phát triển tín dụng tiêu dùng là đúng đắn và có hiệu quả.

2.3.1.3 Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng

Cùng với quá trình tăng lên của doanh số, dư nợ tín dụng tiêu dùng thì số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm TDTD cũng tăng lên đáng kể từ năm 2011- 2013. Số lượng khách hàng tuy chưa thể phản ánh quy mô tín dụng gia tăng, chưa phản ánh được lợi nhuận mà ngân hàng thu được, nhưng nó cho thấy mạng lưới khách hàng tăng lên, đồng nghĩa với việc không chỉ riêng sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng có cơ hội phát triển trong tương lai, mà tất cả các dịch vụ khác của ngân hàng có cơ hội phát triển khi mà thương hiệu ngân hàng Maritime Bank được nhiều người biết đến và phổ biến rộng rãi.

Như vậy có thể khẳn định rằng, phát triển tín dụng tiêu dùng là một bước đi đúng đắn, không chỉ mở rộng hoạt động vào lĩnh vực mới, mà còn là tiền đề, là bước đệm để ngân hàng phát triển các dịch vụ đi kèm và các dịch vụ ngân hàng khác.. tăng thêm thu nhập, thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu, cũng như uy tín của mình, định vị hình ảnh trong lòng khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng trong hệ thống tài chính- ngân hàng.

2.3.1.4 Tín dụng tiêu dùng góp phần đa dạng danh mục dịch vụ, phân tán rủi ro,nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trườngnâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

Hoạt động ngân hàng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cùng với việc phát triển mạnh mẽ của hoạt động tín dụng tiêu dùng, ngân hàng sẽ phân tán được rủi ro trong hoạt

động sử dụng vốn. Phát triển tín dụng tiêu dùng giúp cho ngân hàng tăng thị phần, mở rộng quy mô, nâng cao vị thế trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính.

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động phát triển tín dụng tiêu dùng, ngân hàng Maritime Bank vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục sau đây:

2.3.2.1 Quy mô tín dụng tiêu dùng còn nhỏ, cơ cấu tín dụng tiêu dùng chưa đạtđược mục tiêu đề ra.được mục tiêu đề ra. được mục tiêu đề ra.

Mặc dù dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Maritime Bank năm 2013 đã đạt sự tăng trưởng vượt trội so với các năm trước đó, song con số này còn quá nhỏ bé so với toàn thị trường tín dụng tiêu dùng, và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, đạt 4,37% vào cuối năm 2013 thấp hơn con số tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng của toàn thị trường là 8% và thấp hơn mục tiêu 5,5% đã đề ra đầu năm 2013. Với một mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch rộng khắp cả nước như hiện nay, Maritime Bank hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa quy mô tín dụng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tuy ban lãnh đạo và trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm rất chú trọng đầu tư vào sản phẩm cho vay CBNV bởi tính ít rủi ro của nó, nhưng hiện nay Maritime bank vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận nhu cầu của thị trường mục tiêu này, kiến cho dư nợ khoản mục tín dụng này còn nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tín dụng tiêu dùng. Điều này còn xuất phát từ các nguyên nhân như: do đây là khoản vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, việc chi trả nợ thông qua tài khoản lương nên quy mô khoản tín dụng thường nhỏ; Thứ hai, sản phẩm này mới được Maritime Bank đưa ra thị trường, hiện mới tập trung triển khai ở các thành phố lớn nên dư nợ tín dụng cho vay CBNV vẫn còn nhỏ.

2.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tiêu dùng còn cao hơn so với các ngân hàng cùng quymô.mô. mô.

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân về phía ngân hàng

Thương hiệu của ngân hàng

Với định hướng chú trọng vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh ngay từ khi thành lập nên việc đầu tư nguồn lực cho tín dụng tiêu dùng

rất nhỏ. Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính 2008, dẫn tới khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn sa sút, Maritime Bank mới có ý định thay đổi cơ cấu tín dụng để đảm bảo kết quả kinh doanh.

Cũng chính vì thế mà lịch sử tín dụng tiêu dùng của ngân hàng còn ít, chưa tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Quá trình phổ biến thương hiệu Maritime bank trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng vẫn ở mức hạn chế. Ngân hàng vẫn trong quá trình cân nhắc giữa lợi nhuận và chi phí dành cho mảng tín dụng này.

Lãi suất ít cạnh trạnh

Hiện nay, không chỉ riêng Maritime Bank mà hầu hết các ngân hàng đều nhận thấy nguồn lợi nhuận tiềm năng từ mảng tín dụng tiêu dùng. Với các mức lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có lãi suất tốt nhất. Vì Maritime Bank mới tham gia vào thị trường này, nên chi phí trung bình cho một khoản tín dụng còn cao hơn so với các ngân hàng khác, nên để đảm bảo biên lợi nhuận, ngân hàng thường giữ mức lãi suất tín dụng ở mức cao hơn 1 số ngân hàng trên thị trường. Tuy ngân hàng có sử dụng các biện pháp thay thế như các chương trình khuyến mại, tặng thưởng…song những thông tin về chương trình này chưa được quảng cáo hiệu quả, nên quy mô hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Maritime Bank vẫn còn rất nhỏ.

Sản phẩm trong bước đầu nghiên cứu và phát triển nên phạm vi sản phẩm còn bó hẹp ở những sản phẩm phổ biến, đối tượng cũng bị hạn chế để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Sự thận trọng của ngân hàng: nghiêm ngặt trong quy trình

Đứng trước một tảng băng nợ xấu 250.000 tỉ đồng, các NH đưa ra những điều kiện vay nghiêm ngặt hơn trước đây. Người có nhu cầu vay hiện nay thường là khách hàng có thu nhập khá. Ngoài tìm hiểu mức thu nhập của người vay, nhân viên NH còn tìm hiểu công ty mà người này nhận lương như thế nào để đánh giá mức thu nhập có ổn định không, công ty mà người vay đang làm có rủi ro cao không; số tiền trả gốc và lãi chiếm 50% thu nhập… Tất cả những yếu tố trên cũng khiến tốc độ giải ngân tiêu dùng vẫn chưa được khai thông.

2.3.3.2 Sự cạnh tranh với các ngân hàng và công ty tài chính khác

Hiện nay những ngân hàng chiếm lĩnh thị trường tín dụng tiêu dùng có thể kể đến như VIB, Vietcombank, ACB, Sacombank, TPbank… Tỷ lệ dư nợ tín dụng tiêu dùng trong cơ tổng dư nợ tín dụng tại VIB khoảng 46%, Vietcombank là 13,8%, Sacombank với khoảng 30%, TPBank khoảng 30%.. cho thấy những ngân hàng này rất chú trọng và tập trung phát triển tín dụng tiêu dùng. Không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, Maritime Bank còn phải đối mặt, cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài như AZN, CitiBank…đặc biệt trong phân khúc thẻ tín dụng.

2.3.3.3 Nguyên nhân từ môi trường pháp lý

Tăng trưởng thị trường tài chính tiêu dùng xuất phát từ thay đổi về chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, năm 2011, cho vay tiêu dùng được nhìn nhận và phân loại vào nhóm cho vay phi sản xuất và bị hạn chế tăng trưởng. Sau khi trần cho vay tiêu dùng được tháo gỡ vào cuối năm 2012 thì hoạt động này mới có cơ hội phát triển hơn.

2.3.3.4 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nhiều dự báo thị trường địa ốc đang giảm và có xu hướng giảm hơn nữa, điều này khiến cho tâm lý tiêu dùng mua bất động sản làm nhà ở của người dân bị chững lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu mua nhà của người dân và làm giảm cầu tín dụng cho chính khoản mục tín dụng mua nhà tại các ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển tín dụng tiêu dùng củangân hàng Hàng hải Việt Namngân hàng Hàng hải Việt Nam ngân hàng Hàng hải Việt Nam

Trước tình hình hiện nay của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã xác định phát triển tín dụng tiêu dùng là hoạt động mang lại lợi nhuận và sự phát triển ổn định cho ngân hàng, mang lại những tác động tích cực giúp phục hồi và phát triển nền kinh tế. Việc phát triển TDTD trong thời gian tới sẽ là một nhiệm vụ quan trọng, không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải duy trì được chất lượng tín dụng mà ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua.

Về số lượng, cụ thể, ngân hàng Hàng hải Việt Nam luôn tích cực tìm kiếm nguồn khách hàng mới với những nhu cầu tín dụng đa dạng như: vay mua nhà, xây, sửa nhà, mua oto, du học và các nhu cầu tiêu dùng khác…Để có được những nguồn khách hàng ổn định, Maritime Bank chủ trương liên kết với các trung tâm bất động sản, trung tâm bán oto, trung tâm tư vấn du học…để có thể tiếp cận nhu cầu của khách hàng nhanh và hiệu quả nhất.

Ngân hàng cũng tích cực hướng đến các sản phẩm tín dụng tiêu dùng được đảm bảo bằng lương công ty, doanh nghiệp có thu nhập cao đã thực hiện chi trả qua Maritime Bank. Hoạt động này không chỉ giúp ngân hàng phát triển tín dụng tiêu dùng mà còn giúp ngân hàng tăng doanh thu của hoạt đông thanh toán.

Về chất lượng, Maritime Bank định hướng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, giúp khách hàng có thể hưởng được những lợi ích đầy đủ nhất từ các sản phẩm dịch vụ này.

3.2 Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng ở ngân hàngHàng hải Việt NamHàng hải Việt Nam Hàng hải Việt Nam

3.2.1 Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về tín dụng tiêu dùng

Một chiến lược đúng đắn được cụ thể hóa bằng các chính sách là nhân tố đầu tiên đảm bảo cho thành công của phát triển tín dụng tiêu dùng. Nhờ các chính sách mà sự phát triển sẽ đúng hướng và ổn định.

Cụ thể, ngân hàng Hàng hải Việt Nam có thể xem xét mở rộng đối tượng cho vay. Từ chỗ chỉ cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp như bệnh viện, trường học…thì nay có thể mở rộng áp dụng đối với những người làm việc tại các công ty cổ phần, các công ty liên doanh nước ngoài…miễn là họ chứng minh được khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đây sẽ là một thị trường hết sức rộng lớn và màu mỡ cho các ngân hàng khai thác.

3.2.2 Đa dạng hóa phương thức cấp tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng của ngân hàng Hàng hải Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là tín dụng tiêu dùng trực tiếp. Riêng đối với sản phẩm Hỗ trợ du học, ngân hàng Hàng Hải cũng đã tiến hành liên kết với một số các trung tâm tư vấn hỗ trợ du học trên địa bàn các thành phố Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Còn hầu hết các sản phẩm về vay mua nhà, oto thì chưa có sự liên kết chặt chẽ nào với các hãng bất động sản hay các cửa hàng bán oto. Việc phát triển tín dụng tiêu dùng gián tiếp là rất cần thiết cho việc phát triển TDTD trong tương lai.

Trong điều kiện hiện tại, với chính sách kích cầu tiêu dùng của chính phủ, ngân hàng nên phối hợp với các siêu thị, đại lý bán hàng để triển khai tín dụng tiêu dùng gián tiếp. Tín dụng gián tiếp sẽ tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng rất cần thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo cho khoản vay, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, vẫn phải tích cự phát triển tín dụng tiêu dùng trực tiếp để phát huy tính hiệu quả của nó.

3.2.3 Hoàn thiện và thúc đẩy Marketing đối với sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

Marketing được coi là chìa khóa của sự thành công, là thứ vũ khí mang lại lợi thế rất lớn cho các ngân hàng trong cạnh tranh. Hiện nay, mở rộng tín dụng tiêu dùng vẫn còn tiềm năng rất lớn nhưng đã không còn là “mảnh đất trống” như trước. Vì vậy, vai trò của Marketing ngân hàng lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Tín dụng tiêu dùng là một sản phẩm tín dụng mới phát triển so với các sản

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp - Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w