Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng tiêu dùng năm 2011-2013.Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo nội bộ 2012-2013
Dư nợ cuối năm 2012 tăng nhẹ (1,42%) so với cuối năm 2011 do doanh số tín dụng 2 năm 2011 và 2012 tương đương nhau và tình hình thu nợ không có sự thay đổi nhiều. Sang đến năm 2013 có thể thấy sự thay đổi rất lớn: dự nợ tăng 92,35% và
đạt 1196,94 tỷ đồng. Mặc dù doanh số tín dụng tiêu dùng năm 2013 chỉ nhiều hơn 2012 là 326,97 tỷ đồng, song doanh số thu nợ năm 2013 chỉ là 314,96 tỷ đồng nên làm cho dư nợ cuối năm 2013 tăng vượt trội đến vậy. Sự thay đổi nà chính là do sự thay đổi kỳ hạn các khoản tín dụng có xu hướng tăng, tức là các khoản tín dụng tập trung vào tín dụng trung dài hạn hơn là tín dụng ngắn hạn.
Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn năm 2011-2013. Đơn vị: Tỷ đồng
Bảng 2.5 :Phân tích dư nợ theo mục đích tiêu dùng. Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo mục đích tiêu dùng giai đoạn 2011-2013.
Có thể thấy dư nợ tín dụng tiêu dùng để mua bất động sản và Xây sửa nhà luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu dư nợ TDTD. Có thể giải thích là do: thứ nhất, nhu cầu nhà ở là nhu cầu thiết yếu của đông đảo người dân; thứ hai, do khoản chi tiêu cho việc mua bất động sản, xây sửa nhà khá lớn so với thu nhập trung bình của người dân, nên họ rất cần sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng; thứ ba, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tại Maritime Bank mới ở bước đầu của quá trình phát triển, nên các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cũng là các sản phẩm cơ bản nhất.
Cùng với sự ổn định trở lại của nền kinh tế và mục tiêu tháo gỡ sự đóng băng bất động sản, thì việc phát triển tín dụng tiêu dùng cho bất động sản cũng là một biện pháp giúp giải tỏa hàng tồn kho ximăng, sắt thép, tạo công ăn việc làm cho ngành xây dựng, tạo trung chuyển vốn, cải thiện nợ xấu trong hệ thống NH…Như vậy việc duy trì và phát triển có kiểm soát tín dụng tiêu dùng mua bất động sản, xây sửa nhà là một tất yếu và là tiềm năng cho các ngân hàng thương mại nói chung và Maritime Bank nói riêng.
Bên cạnh đó, có thể thấy sự nở rộ của phân khúc khách hàng sử dụng khoản tín dụng để mua ô tô. Năm 2013, khoản mục này chiếm tới 24.03% trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Nguyên nhân của sự gia tăng này xuất phát từ đời sống nhân dân ngày càng cao, nhu cầu sắm phương tiện đi lại ngày càng nhiều; khoản tín dụng
tiêu dùng từ ngân hàng thương mại tuy thủ tục chặt chẽ hơn khoản tín dụng được cấp từ chính cơ sở bán ô tô hay các công ty tài chính nhưng lại có lãi suất thấp hơn, nên dễ dàng thu hút được khách hàng.
Sản phẩm tín dụng Cho vay cán bộ nhân viên bệnh viện trường học và Hỗ trợ du học cũng là hai loại hình sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt là Cho vay CBNV hiện nay được đánh giá là phát triển nhanh do thủ tục nhanh gọn, đơn giản, không yêu cầu tài sản đảm bảo. Maritime Bank cũng rất chú trọng mảng khách hàng này, do khoản vay dựa trên lương trả thông qua tài khoản của Maritime Bank nên đây là khoản tín dụng có rủi ro thấp; mặt khác lãi suất cho tín dụng tín chấp tương đối cao so với mặt bằng chung nên đem lại lợi nhuận tốt và ổn định cho ngân hàng.
2.3.1.3 Số lượng khách hàng, số lượt khách hàng
Nguồn: Báo cáo nội bộ Tín dụng tiêu dùng 2012-2013
Qua bảng trên cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về doanh số thì số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng ngày một tăng lên. Năm 2011, số lượng khách hàng là 3037 khách hàng. Tính hết năm 2013 thì số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng của Maritime Bank đã tăng lên đạt 9759 khách hàng, gấp hơn 3 lần lượng khách hàng giao dịch trong năm 2011.
2.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng2.3.2.1 Nợ xấu2.3.2.1 Nợ xấu 2.3.2.1 Nợ xấu Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu năm 2012-2013 31/12/2012 31/12/2013 Nhóm 1-Nợ đủ tiêu chuẩn 79,12% 81,81% Nhóm 2- Nợ cần chú ý 16,24% 14,84%
Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn 1,19% 1,21%
Nhóm 4- Nợ nghi ngờ 1,08% 1,12%
Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn 0,77% 0,58%
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tiêu dùng năm 2012 là 3,04% và giảm xuống còn 2,91% (<3%) vào năm 2013. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên nếu so sánh với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ tín dụng là 2,71% (năm 2013) thì mảng tín dụng tiêu dùng có tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, và cần có biện pháp điều chỉnh để hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
2.3.2.2 Thu nhập lãi từ tín dụng tiêu dùng
Bảng 2.7 Thu nhập lãi tín dụng tiêu dùng năm 2012-2013. Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo nội bộ Tín dụng tiêu dùng 2012-2013
Cùng với việc tăng quy mô tín dụng tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn thì thu nhập từ lãi tín dụng tiêu dùng đã tăng lền từ năm 2012 sang năm 2013. Cụ thể, thu nhập lãi từ TDTD đạt 2250.49085.647 triệu đồng, nhiều hơn 2012 là 38.183 triệu đồng, chiếm 2,85 thu nhập lãi của toàn bộ hoạt động tín dụng. Có được sự gia tăng tỷ trọng này không hẳn là do quy mô TDTD tăng mà còn do hoạt động tín dụng doanh nghiệp bị thu hẹp lại.
Qua con số thu nhập lãi phần nào cũng cho thấy tính khả quan của hoạt động TDTD tại Maritime Bank.
2.4 Đánh giá về sự phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngânhàng TMCP Hàng Hải Việt Namhàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
2.3.1 Thành tựu
2.3.1.1 Số lượng sản phẩm tín dụng tiêu dùng khá đa dạng và phong phú
Nhìn chung, trong khoảng 2 năm trở lại đây, Maritime bank đã triển khai nghiên cứu hoàn thiện hơn các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Các sản phẩm hướng tới từng lĩnh vực, từng đối tượng khách hàng cụ thể. Các sản phẩm của ngân hàng Maritime Bank đã được chia nhỏ hơn, chi tiết hơn để phù hợp, bám sát hơn nhu cầu đa dạng của từng đối. Việc chia nhỏ sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, đồng thời giúp ngân hàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng nhanh chóng, mang lại tiện tích cho khách hàng; dễ dàng lưu trữ và quản lý
2.3.1.2 Dư nợ, doanh số tín dụng tiêu dùng của ngân hàng không ngừng tăng lên
Giai đoạn 2011-2013 đánh dấu sự chuyển mình của Maritime Bank trong mảng tín dụng tiêu dùng. Nếu như trước tín dụng tiêu dùng đóng góp 1 phần rất nhỏ trong cơ cấu tín dụng, thì nay tín dụng tiêu dùng đã được ngân hàng quan tâm phát triển. Phải kể đến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2013 là 58,11% so với cuối năm 2012. Tuy dư nợ TDTD mới chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng dư nợ, song mảng tín dụng này hứa hẹn một tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Sự tăng trưởng về dư nợ của TDTD đã góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của Maritime Bank. Đây là kết quả khả quan cho thấy việc phát triển tín dụng tiêu dùng là đúng đắn và có hiệu quả.