Theo J.M Juran - một Giáo sư người Mỹ : "Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu". Theo Giáo sư Philip B.Crosby: "Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định".
Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa: "Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất".
Mục đích, nhu cầu đầu tiên của ngân hàng khi cấp một khoản tín dụng chính là có thể thu về cả gốc và lãi khi đến hạn. Như vậy, có thể hiểu chất lượng tín dụng là sự thỏa mãn về thu nhập với chi phí thấp nhất. Để đảm bảo được chất lượng như định nghĩa trên, các khoản tín dụng tiêu dùng phải đảm bảo 2 yếu tố: tỷ lệ nợ xấu thấp, để đảm bảo các khoản nợ được thanh toán đúng hạn; thứ hai, chi phí hoạt động tín dụng tiêu dùng được hạn chế tối thiểu, để đảm bảo cho thu nhập thuần đạt như kỳ vọng của ngân hàng.
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng:
Nợ xấu
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Tỷ lệ nợ xấu TDTD=
Dư nợ xấu TDTD Dư nợ tín dụng tiêu dùng
Ngân hàng luôn hướng tới mục tiêu thu đủ gốc và lãi khi đến hạn. Nhưng không phải khoản tín dụng nào cũng thực hiện được mục tiêu đó. Trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tỷ lệ nợ xấu thường khá cao do tính chất rủi ro của nó. Chỉ tiêu này cho thấy việc thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng đã thực sự tốt hay chưa, việc mở rộng tín dụng tiêu dùng đã đi kèm với việc duy trì, ổn định và tiến tới nâng cao chất lượng các khoản tín dụng hay chưa.
Việc duy trì tỷ lệ này hợp lý và ở mức thấp chứng tỏ sự phát triển của hoạt