Thương hiệu của ngân hàng
Với định hướng chú trọng vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh ngay từ khi thành lập nên việc đầu tư nguồn lực cho tín dụng tiêu dùng
rất nhỏ. Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính 2008, dẫn tới khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn sa sút, Maritime Bank mới có ý định thay đổi cơ cấu tín dụng để đảm bảo kết quả kinh doanh.
Cũng chính vì thế mà lịch sử tín dụng tiêu dùng của ngân hàng còn ít, chưa tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Quá trình phổ biến thương hiệu Maritime bank trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng vẫn ở mức hạn chế. Ngân hàng vẫn trong quá trình cân nhắc giữa lợi nhuận và chi phí dành cho mảng tín dụng này.
Lãi suất ít cạnh trạnh
Hiện nay, không chỉ riêng Maritime Bank mà hầu hết các ngân hàng đều nhận thấy nguồn lợi nhuận tiềm năng từ mảng tín dụng tiêu dùng. Với các mức lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có lãi suất tốt nhất. Vì Maritime Bank mới tham gia vào thị trường này, nên chi phí trung bình cho một khoản tín dụng còn cao hơn so với các ngân hàng khác, nên để đảm bảo biên lợi nhuận, ngân hàng thường giữ mức lãi suất tín dụng ở mức cao hơn 1 số ngân hàng trên thị trường. Tuy ngân hàng có sử dụng các biện pháp thay thế như các chương trình khuyến mại, tặng thưởng…song những thông tin về chương trình này chưa được quảng cáo hiệu quả, nên quy mô hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Maritime Bank vẫn còn rất nhỏ.
Sản phẩm trong bước đầu nghiên cứu và phát triển nên phạm vi sản phẩm còn bó hẹp ở những sản phẩm phổ biến, đối tượng cũng bị hạn chế để đảm bảo chất lượng tín dụng.
Sự thận trọng của ngân hàng: nghiêm ngặt trong quy trình
Đứng trước một tảng băng nợ xấu 250.000 tỉ đồng, các NH đưa ra những điều kiện vay nghiêm ngặt hơn trước đây. Người có nhu cầu vay hiện nay thường là khách hàng có thu nhập khá. Ngoài tìm hiểu mức thu nhập của người vay, nhân viên NH còn tìm hiểu công ty mà người này nhận lương như thế nào để đánh giá mức thu nhập có ổn định không, công ty mà người vay đang làm có rủi ro cao không; số tiền trả gốc và lãi chiếm 50% thu nhập… Tất cả những yếu tố trên cũng khiến tốc độ giải ngân tiêu dùng vẫn chưa được khai thông.