Thành phố ,
, hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hầu hết các thôn bản đều có đườ
ết mạch chạ ề
ỉ
ọng điể , 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã và thông tin viễn thông, có trạm xá xã và trường học kiên cố 2 tầng.
Là điểm nối của nhiều tuyến giao thông đi qua như: Quốc lộ 2 từ Hà Nội qua thành phố tới cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, quốc lộ 34 tới Cao Bằng, quốc lộ 279 tới Lào Cai…trong những năm qua, thành phố Hà Giang đã có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng phát triển. Là trung tâm chính trị kinh tế - văn hóa của tỉnh, thành phố Hà Giang còn là nơi giao lưu kinh tế giữa các huyện trong tỉnh. Để xứng tầm vị thế này, thành phố sẽ phát huy nội lực, đầu tư phát triển đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo sức mạnh lan tỏa tới các địa phương khác.
Đặc biệt, cách cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy khoảng 20km, đồng thời cách thủ đô Hà Nội 318 km dọc theo quốc lộ 2 đã tạo nên một điểm trung chuyển giữa thành phố và các huyện vùng cao. Vị trí này đã mang lại lợi thế lớn của thành phố Hà Giang trong việc mở rộng giao lưu mọi mặt với tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc. Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đã được Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính nhằm phát triển thành một khu kinh tế năng động, đây sẽ là cơ hội để thành phố nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển thương mại dịch vụ và du lịch đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giao dịch thương mại với các đô thị vùng biên của Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xác định du lịch – dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế, Hà Giang đang nỗ lực trở thành thành phố du lịch miền núi biên giới. Chính vì vậy, thời gian qua, thành phố tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên và nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Song song đó huy động các nguồn lực để phát triển toàn diện về dịch vụ, du lịch với hình thức vừa đầu tư vừa khai thác, đẩy mạnh tăng cường và phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, du lịch, gắn du lịch với hoạt động dịch vụ. Thành phố đã hoàn thành quy hoạch tổng thể du lịch đối với trung tâm thành phố bao gồm: Khu du lịch Núi Cấm, Mỏ Neo, Suối Tiên và các làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Tày.
Trước yêu cầu phát triển KTXH trong thời kỳ hội nhập, thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại – dịch vụ, tăng cường giới thiệu quảng bá các tiềm năng thế mạnh của thành phố nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và các nguồn vốn nước ngoài; nghiên cứu áp dụng có hiệu quả các hình thức đầu tư Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao (BT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO). Phấn đấu đến năm 2015, tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 70,8% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Để tạo bước đột phá cho sự phát triển, thành phố Hà Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Tiếp tục phân cấp mạnh cho cơ sở gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Thế mạnh phát triển kinh tế, xã hội của Hà Giang trong giai đoạn hiện nay được xác định là du lịch, kinh tế cửa khẩu và công nghiệp. Do vậy ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư cũng phải nhằm mục đích khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng của tỉnh.
Nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh là mối quan tâm chung của tất cả các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa và rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyền sử dụng đất, giao đất... Cùng với đó, cần tiếp tục có cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, phát triển KTXH của địa phương.
Trên cơ sở phân tích thực trạng NLCT và các yếu tố địa lí ảnh hưởng tới PCI của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006 - 2012, chương này đã đưa ra một số giải pháp nâng cao NLCT của tỉnh Hà Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Kết quả điểm số NLCT cấp tỉnh của Hà Giang trong giai đoạn 2006- 2012 chưa cho thấy những cải thiện đáng kể trong việc cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù năm 2013 xếp hạng PCI của tỉnh tăng lên thứ hạng 5 song vẫn ở mức thấp so với các tỉnh lân cận cũng như cả nước. Chính quyền tỉnh, các Sở ban ngành cần rất nhiều việc cần phải làm nếu muốn kết quả chỉ số PCI của Hà Giang có thể đột phá, với thứ hạng cao trong những năm tới.
Thông qua phân tích kết quả các chỉ số thành phần với các chỉ tiêu tính toán, có thể nhận thấy một số mặt mà Hà Giang cần và có thể cải thiện, đó là:
- Tiếp tục cải cách hành chính để giảm bớt thời gian đăng ký kinh doanh hiện nay, thời gian đăng ký kinh doanh có thể giảm xuống 10 ngày hoặc thấp hơn trong phạm vi cho phép của pháp luật. Những bộ phận, cá nhân gây chậm trễ vô lý cho doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh cần có biện pháp kỷ luật, cảnh cáo.
- Nghiên cứu, xem xét giảm bớt số giấy tờ đăng ký và giấy phép không thực cần thiết để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đi vào hoạt động.
- Minh bạch hóa khung giá đất tại địa phương, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Tăng cường tính minh bạch của các tải liệu kế hoạch, tài liệu pháp lý của địa phương thông qua kênh tuyên truyền hoặc gặp gỡ doanh nghiệp. Tiếp tục nâng cấp trang thông tin điện tử của địa phương và trình bày các thông tin cần thiết cho việc tra cứu của doanh nghiệp.
- Thực hiện các hoạt động làm việc thường kì với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để lắng nghe ý kiến góp ý, đồng thời phổ biến chủ trương chính sách. Các hoạt động này cũng nhằm giúp nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc tư vấn và phản biện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tăng cường việc tham gia phối hợp của các Sở ban ng nh trong việc hình thành chính sách, lấy ý kiến rộng rãi trong các cuộc họp tại tỉnh trước khi ban hành.
- Nâng cao trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu, người phụ trách các chương trình, DA hỗ trợ doanh nghiệp hoặc ra quyết sách liên quan đến khu vực tư nhân, gắn kết trách nhiệm khen thưởng, xử phạt với kết quả thực hiện.
- Quản lý cán bộ chuyê n trách về lĩnh vực doanh nghiệp trong tỉnh, đảm bảo có kiến thức, trình độ và am hiểu về các chính sách, quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Lao động xã hội trong đẩy mạnh đào tạo nghề và hướng nghiệp cho học sinh, cũng như phổ biến các thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp tại các trường đào tạo nghề của địa phươg.
- Hình thành các nhóm chuyên trách tư vấn về pháp luật và các vấn đề tranh chấp kinh tế cho doanh nghiệp.
Các biện pháp đã nêu là những bước đi ban đầu với Hà Giang trong nỗ lực cải thiện chỉ số NLCT cấp tỉnh PCI. Điều quan trọng là lãnh đạo tỉnh cùng các Sở ban ngành phải thật sự quyết tâm, đồng lòng, rút kinh nghiệm từ các năm đã qua đồng thời luôn học hỏi thực tiễn tốt từ các tỉnh trong cả nước.
Hà Giang có những thế mạnh, có những tiềm năng phát triển tốt. Trở thành một tỉnh tiến bộ nhanh, có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh PCI trong những năm tiếp theo là một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được.
Kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) có thể sử dụng trong nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển địa phương, cũng như vận dụng trong nghiên cứu sử dụng và giảng dạy địa lý địa phương tỉnh Hà Giang. Trong chừng mực khả dĩ có thể đối chiếu nghiên cứu PCI các tỉnh biên giới Việt – Trung thuộc miền núi phía Bắc đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Chỉnh (chủ biên) (2006), Vào WTO, Việt Nam được gì, thách
thức gì, và phải làm gì ? T/c Phát triển kinh tế, 12/2006.
2. Nguyễn Thị Hồng (2010). Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang: Nhận dạng
giá trị một di sản thiên nhiên thế giới. Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Khoa học Địa
lý Đông Nam Á lần X, Hà Nội, 23 – 26/11/2010, tr.71 – 76.
3. Đỗ Thu Hương (2013). Xây dựng mô hình xã nông thôn mới ở tỉnh Hà
Giang. Kỷ yếu Hội nghị quốc tế Khoa học Địa lý Đông Nam Á lần X, Hà Nội,
23 – 26/11/2010, tr.390 – 397.
4. Vũ Tiến Lộc (2003).Kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập Kinh tế Quốc
tế - Làm gì để nâng cao sức cạnh tranh. Báo Đầu tư , 24/03/2003.
5. Nguyễn Phương Liên (chủ biên) (2013). Giáo trình phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế xã hôi, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội, 120 tr.
6. Trần Thị Hồng Nhung (2012). Năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Giang: Hiện
trạng và giải pháp nâng cao chỉ số PCI. Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc
lần thứ 7. Thái Nguyên, 10 / 2013, thái Nguyên, tr.163 – 169.
7. Phan Ngọc Thảo (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng sự khác biệt,
Tạp chí Kinh tế phát triển , tháng 8/2005.
8. Vũ Thị Phương Thảo (2012). Nghiên cứu Năng lực cạnh tranh các tỉnh vùng
Đông bắc Việt Nam giai đoạn 2006- 2011. Luận án Thạc sỹ địa lí. Bảo vệ 9/2012.
9. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
10. Vũ Như Vân (1998), Các mô hình không gian phát triển mở của vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Hội thảo quốc tế Việt Nam học, lần I,
Nxb Thế giới, 2000, Hà Nội, tr. 67 – 73.
11. Phạm Văn Vượng (1997). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh). Nxb ĐHQGHN.
12. Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam (PCI) năm 2006 - 2013 http://www.goole.com/ PCIVietnam 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
http://www.goole.com/ 2013 - World Economic Forum (10/4/2014)... 14. Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010
http://www.goole.com/ Michael E. Porter....(10/4/2014).
15. Cục thống kê Hà Giang (2013), Niên giám thống kê Hà Giang 2012. 16. Định hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2020.
http://www.goole.com/NQ22 BCTvehoinhapquoctecuavietnam 2020
17. Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt – Trung đến năm 2020. Quyết định số115/2007/QĐ-TTg, Hà Nội,30/8/2007, WEBSITE: http://www. google.com/ quyetdinh 115/2007/QDTTg.
18. Quy hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2010. biên giới
Việt – Trung đến năm 2020. Quyết định của Chính phủ số 52/QĐ-TTg, ngày
24/5/2008.
19. Quyết định v/v Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa
khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030. Số 125/QĐ/TTG, 12/2/2012.
20. Tổng cục thống kê (2012). Niên giám thống kê 2012. Nxb TK, Hà Nội. 21. Thực trạng và định hướng phát triển KTXH tỉnh Hà Giang.
http://www.google.com.vn/ Đàm Văn Bông...(10.4.2014)
22. WEBSITES: http://www.goole.com/Du lịch/Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên Đồng Văn – Hà Giang/Quy hoạch Khu KTCK Thanh Thuỷ - Hà Giang/Quy hoạch phát triển Tp Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PCI Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2007 – 2013
CHỈ SỐ NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Gia nhập thị trường 7.3 8.26 8.57 7.04 8.67 9.12 6.98 Tiếp cận đất đai 6.57 6.37 6.48 5.5 5.75 6.75 6.91 Tính minh bạch 6.16 5.07 6.35 5.06 5.67 5.94 5.7 Chi phí thời gian 5.33 4.66 6.15 4.54 5.79 4.24 6.05 Chi phí không chính thức 6.6 6.43 5.37 5.19 6.68 5.8 5.68 Tính năng động 5.5 5.82 6.87 6.79 6.5 4.44 5.48 Hỗ trợ doanh nghiệp 4.21 8.77 4.86 6.12 3.02 3.26 4.93
Đào tạo lao
động 4.29 2.83 3.43 5.14 3.95 4.28 5.12 Thiết chế
pháp lý 5.04 4.48 5.79 3.79 6.37 3.7 5.35 Cạnh tranh
bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.96 PCI 54.59 48.18 58.16 53.94 57.62 53 55.04
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phụ lục 2. PCI Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007 – 2013
CHỈ SỐ NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Gia nhập thị trường 8.23 8.51 8.35 7.71 9.41 8.95 7.8 Tiếp cận đất đai 6.27 7.14 7.18 7.46 7.54 7.4 5.93 Tính minh bạch 8.56 7.04 8.85 7.39 7.34 6.98 6.73 Chi phí thời gian 4.8 3.8 6.58 7.27 8.28 6.34 6.14 Chi phí không chính
thức 6.36 6.59 6.8 7.16 8.05 6.49 6.67
Tính năng động 6.9 7.81 8.78 6.94 9.38 6.77 5.63 Hỗ trợ doanh nghiệp 6.27 8.29 5.64 6.32 4.43 3.43 5.13 Đào tạo lao động 6.24 4.63 4.97 5.71 5.22 5.2 5.44 Thiết chế pháp lý 5.84 5.12 5.23 4.29 6.19 3.17 5.73 Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 5.11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phụ lục 3. PCI Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007 – 2013
CHỈ SỐ NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Gia nhập thị trường 8.42 8.11 7.49 7.47 8.52 8.94 7.09 Tiếp cận đất đai 5.24 6.22 5.05 4.51 6.15 5.53 5.65 Tính minh bạch 4.71 4.67 4.43 5.17 4.51 5.6 5.56 Chi phí thời gian 4.4 4.35 4.08 5.53 5.63 4.87 5.72 Chi phí không chính
thức 6.1 6.52 5.38 5.83 4.54 4.52 5.06
Tính năng động 2.3 3.57 1.87 4.66 3.75 3.4 4.47 Hỗ trợ doanh nghiệp 2.44 7.59 5.48 4.62 2.83 3.34 4.52 Đào tạo lao động 3.73 3.26 4.35 5.51 4.95 4.44 5.38 Thiết chế pháp lý 2.62 2.5 3.51 2.71 4.27 3.76 5.5 Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.22 PCI 40.18 41.02 45.43 53.55 50.98 50.55 52.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phụ lục 4. PCI Tỉnh Lạng Sơn 2007 – 2013 CHỈ SỐ NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Gia nhập thị trường 8.04 8.42 8.27 6.22 8.81 9.09 7.01 Tiếp cận đất đai 5.47 5.53 6.93 4.2 6.51 6.62 5.69 Tính minh bạch 3.63 5.58 4.99 5.41 5.16 5.89 5.53 Chi phí thời gian 4.39 4.69 5.3 4.69 5.15 5.56 5.1 Chi phí không chính
thức 6.71 6.81 6.08 5.99 5.31 6.2 4.85
Tính năng động 2.36 2.95 3.55 3.62 3.56 4.57 3.12 Hỗ trợ doanh
nghiệp 3.77 7.2 5.24 6.84 4.15 4.23 5.51
Đào tạo lao động 4.71 4.02 4.31 4.86 5.05 4.8 5.31 Thiết chế pháp lý 3.8 4.04 3.95 2.54 5.42 2.52 4.67 Cạnh tranh bình
đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/