Thực trạng PCI của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 63)

2.2.1. PCI của tỉnh Hà Giang 2007 – 2012

Chỉ số PCI được sử dụng như một công cụ để đo lường, đánh giá kết quả điều hành, quản lý kinh tế của chính quyền các tỉnh, thành phố với góc nhìn của các doanh nghiệp: Sự thân thiện của công chức địa phương; cách ứng xử của chính quyền với doanh nghiệp; cách giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng thủ tục hành chính. Vị trí về chỉ số PCI không những mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp mà còn là cách quảng bá tốt để các tỉnh, thành có cái nhìn thiện cảm từ các nhà đầu tư. Nhận thức tầm quan trọng đó, những năm qua, Hà Giang có nhiều cố gắng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng điều hành kinh tế; cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao chỉ số PCI. Tuy nhiên, thứ hạng, điểm số PCI của tỉnh không có sự bền vững: Năm 2007 đạt 54,59 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố; năm 2008 đạt 48,18 điểm, xếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thứ 45/63; năm 2009 đạt 58,16 điểm, xếp 34/63; năm 2010 đạt 53,94, xếp thứ 49/63; năm 2011 đạt 57,62, xếp thứ 41/63; năm 2012 đạt 53, xếp thứ 53/63 ; năm 2013 đạt 55.04, xếp thứ 48/63. [21, 22].

Năm 2009 tỉnh Hà Giang xếp ở vị trí 34 / 63, năm 2010 xếp ở vị trí 49/63 tỉnh, thành. Trong 9 chỉ số thành phần PCI của tỉnh Hà Giang do VCCI khảo sát, có 2 chỉ số dưới mức trung bình, 4 chỉ số ở mức cận trung bình cần cải thiện, chỉ có 3 chỉ số đạt mức trung bình khá cụ thể:

- Hai chỉ số dưới mức trung bình: (i) Chỉ số “Thiết chế pháp lý” đạt 3,79/10 điểm, dưới điểm

trung bình, được đánh giá là thấp.(ii) Chỉ số “Chi phí thời gian” đạt 4,54/10 điểm, dưới trung bình và được đánh giá thấp. - Bốn chỉ số cận trung bình: (i) Chỉ số “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”. Được đánh giá trung bình với điểm số 5,05/10.(ii) Chỉ số “Tính minh bạch” đạt điểm số trung bình là 5,06/10 điểm. (iii) Chỉ số “Chi phí không chính thức”. Được đánh giá trên trung bình với điểm số 5,19/10, nghĩa là chi phí không hợp pháp để duy trì hoạt động của doanh nghiệp ở Hà Giang đạt mức trung bình.(iv) Chỉ số “Đào tạo lao động” đạt 5,14/10 điểm, đạt mức trung bình.

- Ba chỉ số trung bình khá: (i) Chỉ sổ “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh” đạt 6,79/10 điểm, đạt điểm số trung bình khá.(ii) Chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” đạt 6,12/10 điểm, mức trung bình khá.(iii) Chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường”. Được đánh giá

Hình 2.6. Các chỉ số thành phần của Hà Giang so với cả nƣớc

6,05 4,93 5,35 9,12 3,26 4,24 3,7 4,28 4,44 5,8 5,94 6,75 6,98 5,12 5,48 5,68 5,7 6,91 0 5 10 1- Gia nhập thị trường 2- Tiếp cận đất đai 3- Tính minh bạch

4- Chi phí thời gian 5- Chi phí không chính thức 6- Tính năng động

7- Hỗ trợ doanh nghiệp 8- Đào tạo lao động

9- Thiết chế pháp lí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khá tốt với điểm số 7,04/10, nghĩa là chi phí thời gian để hình thành doanh nghiệp ở Hà Giang thấp.

- Những chỉ số cấu thành PCI của tỉnh được xếp vào thứ hạng thấp (06 chỉ số) rất cần được cải thiện.

(1) Chỉ số “Tiếp cận đất đai”, điểm 5,05/10, cần cải thiện hơn nữa. (2) Chỉ số “Tính minh bạch và trách nhiệm”: Đạt điểm số 5,06/10, ở mức trung bình.

(3) Chỉ số “Chi phí thời gian và việc thực hiện các quy định của Nhà nước”: Đạt điểm số 4.54/10, ở mức dưới trung bình. Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính tại địa phương.

(4) Chỉ số “Chi phí không chính thức”: Đạt điểm số 5,19/10, ở mức trung bình.

(5) Chỉ số “Đào tạo lao động”: Chỉ đạt 5,14/10, mức trung bình. (6) Chỉ số “Thiết chế pháp lý”. Là chỉ số thành phần đạt điểm rất thấp: 3,79/10, dưới mức trung bình. (Hình 2.6, Phụ lục 1).

Như vậy, mặc dù tỉnh đã có những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế, việc cải thiện vị trí PCI năm 2010, bị giảm đi 4,22 bậc so với năm 2009, nhưng điểm số PCI của tỉnh vẫn xếp thứ 49/63 tỉnh, thành phố. So với các tỉnh, thành phố khác, Hà Giang vẫn ở nhóm cận trung bình khá.

Theo bảng xếp hạng PCI, tỉnh Hà Giang đứng thứ 48 với 55,04 điểm, tăng 5 hạng so với năm 2012. Như vậy, PCI của tỉnh Hà Giang vượt lên trên

Hình 2.6. Diễn biến các chỉ số thành phần của Hà Giang

9,12 6,75 5,94 4,24 5,8 4,44 3,26 4,28 3,7 0 5 10 1- Gia nhập thị trường 2- Tiếp cận đất đai 3- Tính minh bạch

4- Chi phí thời gian 5- Chi phí không chính thức 6- Tính năng động

7- Hỗ trợ doanh nghiệp 8- Đào tạo lao động

9- Thiết chế pháp lí

Năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các tỉnh như Bắc Giang, Đắk Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La… Điều này khẳng định các cơ chế, chính sách của tỉnh đã tạo niềm tin về môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch đối với cộng đồng doanh nghiệp . (Hình 2.7; Phụ lục 1)

Chỉ số PCI năm 2013 của tỉnh tăng 5 hạng, xếp thứ 48/63, vượt qua các địa phương như Bắc Giang, Đắk Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La... Kết quả trên khẳng định quyết tâm khơi thông “điểm nghẽn” PCI của tỉnh đề ra cách đây 2 năm đã, đang phát huy hiệu quả.

Hà Giang đã có những nỗ lực thăng hạng. Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh cấp tỉnh năm 2013 được giới chuyên gia đánh giá có nhiều biến động, nhiều “ngôi sao” bị rụng đã giành lại thế thượng phong. Sau khi bị rớt hạng xuống vị trí 53 vào năm 2012, PCI 2013 của tỉnh đã lấy lại phong độ, tăng 5 hạng khi các chỉ số thành phần như gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, cải cách hành chính đều ghi điểm ấn tượng.

Ngoài những yếu tố trên, PCI 2013 còn bổ sung chỉ số cạnh tranh bình đẳng, nhằm phản ánh yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh bình đẳng - đây là chỉ số mới, khó “ăn điểm”, nhưng tỉnh ta vẫn vượt qua nhiều địa phương thuộc nhóm có nền kinh tế phát triển như Bắc Giang, Đắk Nông, Phú Yên, Ninh Thuận, Hưng Yên, Phú Thọ, Sơn La... giành 55,04 điểm, đứng thứ 48 trong bảng tổng xếp hạng.

Kết quả trên là minh chứng sinh động, thể hiện quyết tâm đưa PCI của tỉnh vào vị trí 25 - 28/63 giai đoạn 2012 - 2015, số điểm bình quân 58 - 60. Ngay từ đầu 2012, tỉnh đã tập trung tháo gỡ, ban hành chương trình hành động cụ thể nâng cao chỉ số PCI, ban hành cơ chế “một cửa liên thông” trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm vừa qua đã khẳng định sự đổi mới, đặc biệt tính năng động, sáng tạo trong điều hành và trách nhiệm người đứng đầu phát huy mạnh mẽ. Cải cách hành chính (CCHC) được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hệ thống giao ban trực tuyến giữa tỉnh với các huyện, thành phố vận hành hiệu quả; đầu tư hoàn thiện, đưa vào sử dụng 73 điểm kết nối mạng diện rộng, đảm bảo khả năng liên thông giữa các cơ quan, đơn vị; đổi mới chế độ công vụ, công chức, tăng cường công khai, minh bạch.

Các cơ quan Nhà nước đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư phát triển. Với những chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, năm 2013 tỉnh Hà Giang thu hút 11 DA. Trong đó, 02 DA được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ, 01 DA được ký kết hiệp định vay vốn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 DA sử dụng vốn ODA, trong đó có 6 DA vay vốn Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA, 01 DA tín dụng hỗn hợp của Chính phủ Đan Mạch, 02 DA tín dụng của Phần Lan, 01 DA viện trợ không hoàn lại, 4 DA tín dụng ADB, 01 DA của WB. Bên cạnh đó, Sở KH&ĐT Hà Giang và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang đã ký biên bản ghi nhớ trong việc phát triển, liên kết vùng thu hút ODA...

Sự tăng hạng NLCT của tỉnh là tín hiệu đáng mừng, nhưng nhìn lại lịch sử các lần xếp hạng cho thấy, chỉ số PCI năm trước tăng cao, năm sau thì tụt hạng. Nếu như, năm 2007 Hà Giang giành được 54,59 điểm, xếp thứ 34/63; năm 2008 được 48,18 điểm, tụt xuống vị trí 45; năm 2009 đạt 58,16 điểm, giành lại vị trí của 2007; năm 2010 đạt 53,94, rớt mạnh xuống vị trí 49; năm 2011 đạt 57,62, vươn lên vị trí 41; năm 2012, PCI xuống hàng 53 và PCI 2013 tăng 5 hạng, đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố.

Duy trì đà thăng hạng PCI của tỉnh như kỳ vọng ở mức 25-28 / 63 tỉnh, thành phố còn khó khăn khi sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp còn thấp; công tác tham mưu giúp việc của lãnh đạo một số sở, ngành thụ động, thiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của tỉnh; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp triển khai nhiệm vụ chưa chặt chẽ, thiếu cụ thể, đồng bộ, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở chưa cao; công tác phân cấp, phân quyền của một số ngành, địa phương còn hạn chế, sức ỳ của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở còn cao...

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2014, tỉnh Hà Giang thực hiện một loạt các giải pháp quan trọng, mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cũng như nâng hạng PCI đó là sẽ hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển KTXH giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030. Những quyết tâm, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao NLCT của tỉnh sẽ tạo môi trường minh bạch, thu hút các nhà đầu tư.

2.2.2. Những điểm mạnh, điểm yếu của năng lực cạnh tranh Hà Giang theo các chỉ số PCI Giang theo các chỉ số PCI

Những năm qua, PCI là “tiếng nói” quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh của các tỉnh, thành phố. Không chỉ là một bảng xếp hạng đơn thuần, PCI đang dần trở thành tấm gương tự soi mình và góp phần tạo động lực cải cách đối với lãnh đạo nhiều chính quyền địa phương; là thước đo về mức độ thực thi và hiệu quả của nhiều chính sách của Chính phủ; là kênh thông tin tin cậy và khách quan đối với những nhà đầu tư và các doanh nghiệp; và là nguồn thông tin hữu ích cho các chương trình hỗ trợ của các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức Quốc tế.

Đối với Hà Giang, một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển kinh tế thông qua giao thương tại các cửa khẩu quốc tế và kết nối với địa phương trong khu vực. Tất nhiên, giống với nhiều tỉnh miền núi và biên giới khác của cả nước, Hà Giang đang gặp phải những khó khăn như: Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, chất lượng nhân lực vẫn ở mức thấp. Các doanh nghiệp của tỉnh trong bước đầu phát triển cũng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ... Trước thực trạng đó, những năm qua, chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong thu hút đầu tư và cải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiện môi trường kinh doanh. Qua đó, đã thể hiện rất rõ ở việc cải thiện điểm số cũng như tăng 8 bậc thứ hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2011. [21].

Qua thực tế cho thấy, kinh nghiệm từ việc cải thiện chất lượng hạ tầng hay nguồn nhân lực dù rất cần thiết nhưng cần nhiều thời gian và phải đầu tư nhiều nguồn lực. Việc tỉnh tập trung cải thiện chất lượng điều hành, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp là định hướng đúng đắn. Đây chính là lợi thế hiện tại của địa phương, tỉnh Hà Giang chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các thế hệ nhà đầu tư có chất lượng cao.

Trong những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh đã được quan tâm nhiều hơn; công tác cải cách thủ tục hành chính đã vận dụng linh hoạt cơ chế một cửa liên thông; thời gian và thủ tục đăng ký kinh doanh được rút ngắn khá nhiều; công tác quản lý thuế và hải quan ngày càng bài bản. Tuy nhiên, doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn còn khá khó khăn trong việc tìm quỹ đất để đầu tư; đội ngũ nguồn nhân lực có tay nghề cao khá khan hiếm, chi phí nhân công thường cao hơn các địa phương khác và thường phải thu hút nhân lực từ nơi khác đến...

Nâng cao chỉ số PCI là mối quan tâm chung của tất cả các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh. Và để doanh nghiệp ngày một đi lên cần phải có một số giải pháp cơ bản nâng cao chỉ số PCI gồm: Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa và rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyền sử dụng đất, giao đất... Qua đó, nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sớm gia nhập thị trường, tranh thủ các cơ hội kinh doanh, triển khai DA đầu tư, góp phần tăng thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động.

UBND tỉnh Hà Giang thực hiện cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, phát triển KTXH của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra, các ngành, các cấp trong tỉnh cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, quản lý, nhất là việc công khai quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, các DA thu hút đầu tư theo các hình thức BT, BOT... Tiếp tục công bố những cơ chế, chính sách ưu đãi trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của các ngành, địa phương để nhà đầu tư tiếp cận thuận lợi. Đề nghị tỉnh cùng các ngành chức năng rà soát, bãi bỏ những văn bản, quy định còn chồng chéo, không còn phù hợp, gây phiền hà cho doanh nghiệp.[21].

● Gia nhập thị trường:

Chỉ số gia nhập thị trường của Hà Giang có nhiều tiến bộ đáng kể, các tiêu chí được đánh giá tốt hơn, theo hướng hiệu quả của việc cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể: % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết giá trị của năm 2010 là 8,0 thì năm 2011 là 4,74; Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (Giá trị trung vị) giá trị năm 2010 là 2,0 thì năm 2011 là 1,02; % DN phải mất hơn một tháng để khởi sự kinh doanh giá trị của năm 2010 là 30,0 thì năm 2011 là 16,5.

● Tiếp cận đất đai:

Chỉ số này không ổn định, cụ thể trong 6 tiêu chí đánh giá của chỉ tiêu này chỉ có tiêu chí thứ 5 được đánh giá khá hơn so với năm 2010 đó là: Tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất chính thức giá trị là 72,35 thì năm 2011 là 76,31. Điều này phản ánh đúng thực tế về sự khó

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)