Hiện trạng NLCT vùng miền núi phía Bắc nói chung và một số tỉnh tiêu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 36)

tỉnh tiêu biểu trong vùng

1.2.1.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Trung du và miền núi Đông Bắc Bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

● Vùng trung du miền núi phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.

Theo quy hoạch vùng công nghiệp của Chính phủ Việt Nam đến năm 2020, hầu hết vùng trung du và miền núi phía Bắc (trừ Quảng Ninh) nằm trong vùng 1 gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái (thuộc Tây Bắc); Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc). Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người (năm 2006) chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% số dân cả nước.

Bảng 1.3. Chỉ số PCI miền núi phía Bắc các năm 2006 - 2012

Năm Tỉnh 2006 2012 PCI Thứ hạng Nhóm xếp hạng PCI Thứ hạng Nhóm xếp hạng Lai Châu 38.19 38 Thấp 63.08 3 TB Cao Bằng 40.18 40 TĐ thấp 50.55 61 TĐ thấp Điện Biên 41.17 42 Thấp 45.15 63 TĐ thấp Lạng Sơn 43.23 43 TB 56.29 34 Khá Bắc Kạn 46.47 46 TB 51 60 TB Hoà Bình 50.18 50 TB 55.51 41 Khá Sơn La 50.35 50 TĐ thấp 58.99 22 Khá Thái Nguyên 52.02 52 TB 60.07 17 Tốt Tuyên Quang 52.13 52 TĐ thấp 47.81 62 TĐ thấp Hà Giang 54.59 55 TB 55 53 Khá Bắc Giang 55.48 55 Khá 57.08 31 Khá Phú Thọ 55.64 56 Khá 55.54 40 Khá Yên Bái 59.73 60 Khá 55.36 42 Khá Lào Cai 66.95 67 Tốt 63.08 3 Tốt Nguồn: [12]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

● Thực trạng NLCT cấp tỉnh vùng Miền núi Bắc Bộ

Trên bản đồ NLCT cấp tỉnh PCI - 2012, miền núi phía bắc có sự tương phản khá lớn. Đứng trong tốp đầu PCI - 2012 cả nước là Lào Cai, rất tốt, 63.08, trong khi đó Điện Biên đứng hàng cuối cùng trong số 63 tỉnh/thành phố với Các tỉnh Cao bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang cũng ở tốp cuối PCI – 2012, tương ứng 61/ 60/62. Thuộc tốp nhóm xếp hạng Tốt là Lào Cai, Thái Nguyên, tương ứng 63.08 (3) / 60,07 (17).

Trong giai đoạn tới, các vùng cần tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng KTXH đồng bộ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 đã đề ra; phát triển toàn diện các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KTXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. [12]

1.2.1.2. Vùng biên giới Đông Bắc

a. Khái quát về PCI vùng biên giới Đông Bắc

Bảng 1.4. Chỉ số PCI biên giới Việt – Trung các năm 2006 - 2012

Tỉnh 2006 2012 PCI Thứ hạng Nhóm xếp hạng PCI Thứ hạng Nhóm xếp hạng Lai Châu 38.19 38 Khá 52.47 55 TB Cao Bằng 40.18 40 TB 50.55 61 TĐ thấp Điện Biên 41.17 42 TB 45.15 63 TĐ thấp Lạng Sơn 43.23 43 TB 56.29 34 Khá Hà Giang 54.59 55 TĐ thấp 55, 53 Khá Phú Thọ 55.64 56 TĐthấp 55.54 40 Khá Lào Cai 66.95 67 TĐ thấp 63.08 3 Tốt Nguồn: [12]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 1.3. Các chỉ số thành phần của Lào Cai

0 5 10 1- Gia nhập thị trường 2- Tiếp cận đất đai 3- Tính minh bạch

4- Chi phí thời gian 5- Chi phí không chính

thức 6- Tính năng động

7- Hỗ trợ doanh nghiệp 8- Đào tạo lao động

9- Thiết chế pháp lí

Năm 2012 Năm 2013

Các tỉnh vùng biên giới Việt – Trung thuộc miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Đây là vùng núi, cao nguyên vô cùng khó khăn. Đại bộ phận các xã huyện thuộc diện DA 30A đặc biệt khó khăn.

Năm 2006 lần đầu tiên áp dụng cách tính PCI cho các tỉnh/thành phố trong cả nước, theo đánh giá chung, đại bộ phận các tỉnh vùng Việt Trung thuộc diện thứ hạng thấp. Thấp nhất là Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang. Vậy mà sau 6 năm phấn đấu Lào Cai vươn lên thứ hạng cao. thứ 3 cả nước. Các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Lạng Sơn thuộc diện Khá. Chỉ còn hai tỉnh Cao Bằng, Điện Biên thuộc diện Tương đối thấp.

Theo cách tính PCI mới cho năm 2013, một số tỉnh xuống hạng đáng kể: Lào Cai từ thứ hạng 67 bứt lên hạng thứ 3 trong cả nước. Các tỉnh khá, tuy sụt thứ hạng, nhưng giá trị tuyệt đối của PCI vẫn tăng khá. ( Bảng 1.4).

b. Một số tỉnh tiêu biểu (1) Tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc. (Hình 1.3 / Phụ lục 2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 1.4. Các chỉ số thành phần của Cao Bằng 0 5 10 1- Gia nhập thị trường 2- Tiếp cận đất đai 3- Tính minh bạch

4- Chi phí thời gian 5- Chi phí không chính

thức 6- Tính năng động

7- Hỗ trợ doanh nghiệp 8- Đào tạo lao động

9- Thiết chế pháp lí

Năm 2012 Năm 2013

Đánh giá chung năm 2013 của tỉnh Lào Cai: Chỉ số PCI năm 2013: 59.43, Xếp hạng PCI năm 2013: 17, Xếp hạng trong vùng 2013 vẫn ở ngôi thứ nhất. Và như vậy đây là lần đầu tiên, Lào Cai xếp trong nhóm khá sau 7 năm liên tục nằm trong nhóm rất tốt và tốt kể từ lần đầu tiên thực hiện công bố chỉ số NLCT cấp tỉnh (năm 2006).

(2) Tỉnh Cao Bằng

Chỉ số PCI năm 2013, nhóm tỉnh thấp nhất PCI vẫn còn nhiều tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, trong đó, Cao Bằng xếp thứ 61/63 tỉnh, thành, chỉ xếp trên Hòa Bình và Tuyên Quang. Chỉ số PCI của Cao Bằng năm 2013: 52.3, Xếp hạng PCI năm 2013: 61, Xếp hạng trong vùng 2013: 12. Căn cứ

14 tháng 3 năm 2013; Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 - 2015, cụ thể như sau: Tăng cường xây dựng, tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch và thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. (Hình 1.4 / Phụ lục 3)

(3) Tỉnh Lạng Sơn

Trong các chỉ số được lực chọn, Lạng Sơn mạnh nhất ở chỉ số gia nhập thị trường, và tính năng động được đánh giá ở mức thấp nhất. [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 1.5. Các chỉ số thành phần của Lạng Sơn 0 5 10 1- Gia nhập thị trường 2- Tiếp cận đất đai 3- Tính minh bạch

4- Chi phí thời gian 5- Chi phí không chính

thức 6- Tính năng động

7- Hỗ trợ doanh nghiệp 8- Đào tạo lao động

9- Thiết chế pháp lí Năm 2012 Năm 2013 0 5 10 1- Gia nhập thị trường 2- Tiếp cận đất đai 3- Tính minh bạch

4- Chi phí thời gian 5- Chi phí không chính thức 6- Tính năng động

7- Hỗ trợ doanh nghiệp 8- Đào tạo lao động

9- Thiết chế pháp lí

Tỉnh Hà Giang Tỉnh Lào Cai Tỉnh Lạng Sơn Tỉnh Cao Bằng

Chỉ số PCI của Lạng Sơn năm 2012 chỉ đứng thứ 34/63 tỉnh thành trong cả nước. Đến năm 2011, 2012 và 2013, chỉ số PCI chưa được cải thiện. số PCI năm 2013: 52.76, Xếp hạng PCI năm 2013: 59, Xếp hạng trong vùng 2013: 10. Trên cơ sở phân tích đánh giá, các chuyên gia đã cho thấy những điểm yếu mà Lạng Sơn đang gặp phải, so sánh với các vùng, địa phương khác để chia sẻ trong việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh; đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, góp phần nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh của Lạng Sơn trong những năm tới. (Hình 1.5 / Phụ lục 4)

(4) PCI Hà Giang so sánh với 3 tỉnh nói trên

Chỉ số NLCT của 4 tỉnh biên giới Việt – Trung thuộc vùng miền núi Đông Bắc: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có một sự tương đồng rất thú vị, là đều có chỉ số gia nhập thị trường khá cao, nếu có thể nói là cao nhất khu vực; theo các chỉ số thành phần khác như tiếp cận đất

Hình 1.6. Các chỉ số thành phần một số tỉnh Đông Bắc so với Hà Giang năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, đào tạo lao động ở mức thấp trung bình. Điểm yếu chung của cả 4 tỉnh là thiết chế pháp lý, tình hình đó giả định sự cần thiết phải đột phá về chỉ số thể chế.

Sự đồng đều của các tỉnh nói trên trong Hình 1.6 cho thấy độ tin cậy của việc đánh giá hiện trạng chung của PCI các tỉnh đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ các tỉnh có thể học tập nhau trong việc soạn thảo cũng như triển khai chiến lược nâng cao NLCT trong thời gian tới.

Nhìn lại bảng xếp hạng chỉ số NLCT của Hà Giang qua các năm, nếu như năm 2009 tỉnh ta xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố, năm 2010 xuống vị trí 49/63, năm 2011 vươn lên vị trí 41/63, năm 2012 lại xuống hàng 53/63 và năm 2013 tăng 5 hạng, đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố. Năm 2013, các chỉ số thành phần như gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của lãnh đạo tỉnh..., đều ghi điểm ấn tượng. Tỉnh Hà Giang vượt qua các địa phương thuộc nhóm có nền kinh tế phát triển như Bắc Giang, Phú Yên, Phú Thọ...

Kết quả trên là một minh chứng sinh động, thể hiện quyết tâm đưa PCI của tỉnh vào vị trí 25 - 28/63 giai đoạn 2012 - 2015./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chương này đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, NLCT, NLCT cấp tỉnh.

Theo cấp độ địa lí có thể phân loại các cấp độ cạnh tranh phổ biến như: Cấp quốc gia, tỉnh (vùng), doanh nghiệp, sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh có liên quan chặt chẽ với nhau. Cạnh tranh cấp tỉnh được xem là một nét đặc thù của Việt Nam bởi sự phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh đã tạo ra cho chính quyền cấp tỉnh quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao, giữa các tỉnh có sự ganh đua để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

NLCT cấp tỉnh là một phạm trù có phạm vi rộng nên để đánh giá cần sử dụng một hệ thống chỉ tiêu nhất định, cấu thành chỉ số NLCT cấp tỉnh.

Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp tỉnh có nhiều cách phân loại. Việc nhận biết các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh hiện tại, đồng thời có cơ sở xác định năng lực canh tranh trong tương lai.

Chỉ số NLCT của Hà Giang cũng như các tỉnh biên giới Việt – Trung thuộc vùng miền núi Đông Bắc: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn có những điểm yếu chung là thiết chế pháp lý, tình hình đó giả định sự cần thiết phải đột phá về chỉ số thể chế. Sự tương đồng giữa các điểm lồi và các điểm lõm là căn cứ để hoạch định chính sách nâng cao NLCT cũng như chỉ số NLCT (PCI) của mỗi tỉnh.

Tóm lại, chương 1 đã trình bày rõ bản chất, hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số thành phần và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp tỉnh, là cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số NLCT ở mỗi tỉnh của Việt Nam./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

CÁC YẾU TỐ ĐỊA LÍ ẢNH HƢỞNG TỚI CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA TỈNH GIANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2012

2.1. Các yếu tố địa lý ảnh hƣởng tới năng lực canh tranh của tỉnh Hà Giang 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hà Giang nổi lên trên bản đồ Tổ quốc không chỉ bằng vị trí cột cờ tọa sát chí tuyến Bắc, mà còn nổi tiếng bởi Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO công nhận năm 2010, trở thành điểm hẹn du lịch sinh thái nhân văn, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Về đơn vị hành chính, tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thành phố và 10 huyện và 196 đơn vị cấp xã bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 178 xã.[21, 23, 24]

2.1.1.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ

Hà Giang là tỉnh miền núi, nằm ở cực Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km2 [20]. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông Nam giáp Tuyên Quang; phía Tây Nam giáp Lào Cai. Tại điểm cực bắc Lũng Cú của lãnh thổ thuộc tỉnh Hà Giang có vĩ độ 23023’00” Bắc, điểm cực nam có vĩ độ 2101’0” Bắc; điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ 104024'05”; điểm cực Đông và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ 105030’04” Đông.

Tỉnh Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh mẽ, độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m so với mực nước biển. Phía Tây với dải núi cao Tây Côn Lĩnh án ngữ và Cao nguyên đá Đồng Văn ở phía Bắc đã tạo cho Hà Giang có địa thế cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Địa hình chia cắt nhiều, do đó hình thành các tiểu vùng mang những đặc điểm khác nhau về độ cao và khí hậu. Có thể chia địa hình Hà Giang thành 3 vùng lớn: Vùng cao núi đá phía Bắc; vùng cao núi đất phía Tây và vùng núi thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.1.2. Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu

● Đặc điểm địa chất và địa hình

Theo khảo sát của các nhà khoa học Viện địa chất, vùng Cao nguyên đá vôi Đồng Văn có 11 hệ tầng (các tầng địa chất) gồm: Chang Pung, Lutxia, Sika, Làng Xảng, Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn, Đồng Đăng, Sông Hiến và Hồng Ngài. Về cổ sinh (sinh vật cổ) có 17 nhóm hóa thạch được phát hiện rất đa dạng, phong phú về giống, loài gồm: Tay cuộn, Bọ ba thùy, Cá cổ, thực vật thủy sinh, San hô vách đáy, San hô 4 tia, San hô Lỗ tầng, Răng nón, Trùng lỗ, Vỏ nón, Hai mảnh vỏ, Chân bụng, Chân đầu, động vật dạng rêu, Huệ biển và Tảo. Từ năm 2003 đến nay, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã phối hợp với các nhà Hang động học của Vương quốc Bỉ tiến hành khảo sát, nghiên cứu về hang động

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tỉnh hà giang giai đoạn 2006 2012 hiện trạng và giải pháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)